Khám Phá Tam Lăng (Sparganium stoloniferum): Dược Liệu Đông Y Cổ Điển và Công Dụng Đa Dạng

Tam Lăng, một loại thảo mộc thuộc họ Hắc tam lăng, được biết đến với khả năng hành khí, phá huyết và tiêu tích chỉ thống trong y học cổ truyền. Thường được sử dụng để điều trị các chứng như kinh nguyệt bế tắc, đau bụng do tích tụ khí, và hỗ trợ tiêu hóa. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mô tả, nguồn gốc, và cách chế biến của Tam lăng, một vị thuốc quan trọng trong điều trị các bệnh liên quan đến máu và khí.

May 10, 2024 - 10:16
 0  23
Khám Phá Tam Lăng (Sparganium stoloniferum): Dược Liệu Đông Y Cổ Điển và Công Dụng Đa Dạng
Cây hắc tam lăng Sparganium stoloniferum Buch. Ham. (Hắc tam lăng), họ Hắc tam lăng (Sparganiaceae)
Khám Phá Tam Lăng (Sparganium stoloniferum): Dược Liệu Đông Y Cổ Điển và Công Dụng Đa Dạng
Khám Phá Tam Lăng (Sparganium stoloniferum): Dược Liệu Đông Y Cổ Điển và Công Dụng Đa Dạng

Tên gọi

Tam lăng (Sparganium stoloniferum)

Tên khoa học

Sparganium stoloniferum Buch. Ham. (Hắc tam lăng), họ Hắc tam lăng (Sparganiaceae).

Nguồn gốc

Thân rễ khô của loài Sparganium stoloniferum Buch. Ham. (Hắc tam lăng), họ Hắc tam lăng (Sparganiaceae).

Vùng sản xuất

Chủ yếu ở Giang Tô, Hà Nam, Sơn Đông và Giang Tây.

Thu hái và chế biến

Thân rễ được thu hoạch từ mùa Đông đến mùa Xuân năm sau, rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, phơi khô.

Tính vị quy kinh

Vị đắng tính bình vào kinh Can, tỳ

Tác dụng

Hành khí phá huyết, tiêu tích chỉ thống.

Tam lăng và Nga truật là hai vị tác dụng gân như nhau, không có khác biệt quá nhiều. Kể cả tính vị cho đến quy kinh đều cơ bản là giống nhau.

Tam lang vao huyet thi pha huyet khử ứ chữa ve báng hòn báng cục do huyết tích thành khối hoặc phụ nữ kinh nguyệt bế tắc không thông do khí trệ huyết ứ. Tam lăng vào phần khí thì cũng hành khí chỉ thống chữa các chứng ăn uống tích trệ, bụng đầy, ợ hơi. Tuy nhiên Tam lâng xu hướng nặng về phá huyết hơn hành khí. Trên lâm sàng khi dùng đa phần hay kết hợp hai vị này với nhau, vì chúng bổ sung cho nhau, một vị nặng về phá huyết, một vị nặng về hành khí.

Về cơ bản giống với nga truật vì đều quy vào kinh can tỳ, đều lấy hành khí phá huyết vùng trung tiêu là chính, do đó khi bào chế nên tâm với giâm. Về hình thái nên lưu ý một chút, tam lăng nhìn na ná giống trạch tả, đặc biệt khi đã thái nhìn rất giống. Khi ở dạng tươi tam lăng tròn tròn nhìn giống củ khoai tây, còn trạch tả nhìn dài giống củ khoai lang. Khi ở dạng khô đã bào chế nếu nhìn bằng mắt thường cực kỳ dễ nhầm, chỉ có thể nếm để phân biệt, tam lăng vị ngăm ngăm đắng còn trạch tả mặn mặn ngọt ngọt.

Đặc điểm dược liệu

Hình nón, hơi dẹt. Mặt ngoài màu trắng vàng hoặc vàng xám. Thể chất: Nặng, cứng, chìm trong nước. Mùi: nhẹ. Vị: nhạt, tê và cay sau khi nhai.