3 Bài thuốc nam chữa hôi miệng

Hôi miệng do viêm nhiễm vùng hầu họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi. Hút thuốc lá hoặc một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa như hở van dạ dày, viêm dạ dày thực quản, đái tháo đường, bệnh lý gan thận, chứng khô miệng trong các bệnh lý tuyến nước bọt… cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

May 28, 2022 - 03:25
 0  77
3 Bài thuốc nam chữa hôi miệng

1. Hôi miệng do thức ăn tích trệ (tiêu hóa kém)

  • Biểu hiện chủ yếu: Hơi thở có mùi như "lên men chua" do thức ăn tích trệ thối rữa, hoặc kèm theo mùi thức ăn sống, chán ăn, đầy bụng, rêu lưỡi dầy nhớt.
  • Bài thuốc: Sơn tra 10g, thần khúc 12g, lai phục tử (hạt củ cải) 10g, trần bì (vỏ quýt để lâu ngày) 10g, bán hạ 10g, thổ phục linh 10g, liên kiều 10g. Sắc uống thay trà trong ngày.

2. Hôi miệng do hỏa nhiệt tích tụ trong cơ thể

  • Biểu hiện: Hôi miệng kèm theo cảm giác khô khát, thích uống nước mát, ăn nhiều mau đói, đại tiện táo bón, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, nhiệt miệng, rêu lưỡi vàng khô…
  • Bài thuốc: Sinh địa 12g, hoắc hương 10g, chi tử (dành dành) 10g, kinh giới 8g, bạc hà 6g, cam thảo 8g. Sắc uống thay trà trong ngày.

3. Hôi miệng do tỳ vị khí hư (ốm lâu ngày, tỳ vị bị tổn thương)

  • Biểu hiện: Hôi miệng, kèm theo cảm giác miệng có vị ngọt mà háo, người mệt mỏi, thở yếu, chán ăn, bụng đầy trướng, đại tiện lúc táo lúc nhão.
  • Bài thuốc: Sa sâm 15g, mạch môn đông 10g, ngọc trúc 10g, phục linh 10g, sinh địa 12g, hoắc hương 12g, sa nhân 8g, cam thảo 8g. Sắc uống thay trà.

Nguyên nhân gây hôi miệng theo y học cổ truyền

Đông y cho rằng, nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng bên cạnh tình trạng nhiễm trùng tại miệng do mảng bám lưỡi, vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng, sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng… còn có thể do hỏa nhiệt tích tụ trong cơ thể (hư nhiệt nội sinh) thiêu đốt tân dịch ở tạng tỳ mà sinh bệnh.

Hoặc do âm dương mất cân bằng, khí huyết bất hòa, hoạt động của ngũ tạng lục phủ bị rối loạn

Theo dongtayy.com