Ngũ gia bì cây thuốc nam còn là cây rất có Ý nghĩa trong phong thủy khi dùng cây để bài trí trong không gian sống

Có 3 loại ngũ gia bì khác nhau: Ngũ gia bì hương, ngũ gia bì gai, ngũ gia bì chân chim. Cây ngũ gia bì còn mang ý nghĩa lớn trong phong thủy, giúp chủ nhân ổn định tài vận, phát triển sự nghiệp và giữ được tài lộc. Cây còn có ý nghĩa động viên tinh thần, có ý nghĩa hòa thuận, đoàn kết các thành viên trong gia đình.

Dec 8, 2023 - 08:58
 0  35
Ngũ gia bì cây thuốc nam còn là cây rất có Ý nghĩa trong phong thủy khi dùng cây để bài trí trong không gian sống
Ngũ gia bì chân chim hay còn gọi là chân chim bảy lá, chân chim hoa trắng, đáng, lằng, sâm nam, chân vịt (Tên khoa học: Schefflera heptaphylla), là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Loài này được (L.) Frodin mô tả khoa học đầu tiên năm 1990 publ. 1991.
Ngũ gia bì cây thuốc nam còn là cây rất có Ý nghĩa trong phong thủy khi dùng cây để bài trí trong không gian sống
Ngũ gia bì cây thuốc nam còn là cây rất có Ý nghĩa trong phong thủy khi dùng cây để bài trí trong không gian sống
Ngũ gia bì cây thuốc nam còn là cây rất có Ý nghĩa trong phong thủy khi dùng cây để bài trí trong không gian sống

Cây ngũ gia bì là gì?

Cây ngũ gia bì hay còn có tên gọi khác là thích gia bì, xuyên gia bì. Cây có tên khoa học là Scheffera Octophylla (Lour) Harmshay. Tên gọi ngũ gia bì của cây này bắt nguồn từ đặc điểm và hình dạng của cây với 5 lá to mọc chụm vào nhau.

  • Tên khác: Cây đáng, cây lằng, ngũ gia bì chân chim, cây chân vịt, sâm nam,…

  • Tên khoa học: Schefflera Octophylla

  • Chi: Chân chim (danh pháp khoa học: Schefflera)

  • Họ: Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae)

Đặc điểm cây ngũ gia bì

Sâm nam được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc. Cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 8m. Lá kép hình chân vịt, mỗi lá có khoảng 6 – 8 lá chét, phiến lá hình trứng, mọc so le nhau.

Cây ngũ gia bì được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc, cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 8m

Quả mọng, có màu tím đen khi chín, hình cầu, đường kính từ 3 – 4mm, bên trong có khoảng 6 – 8 hạt. Hoa mọc thành chùm, màu trắng và nhỏ.

Phân bố

Ngũ gia bì phân bố ở miền Nam Trung Quốc, tập trung nhiều ở các tỉnh như Chiết Giang, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam. Ngoài ra, thảo dược này còn phân bố ở Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, và Ấn Độ.

Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

Có 3 loại ngũ gia bì khác nhau: Ngũ gia bì hương, ngũ gia bì gai, ngũ gia bì chân chim.

Trong phong thủy, cây ngũ gia bì có ý nghĩa đối với việc thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Nếu muốn thay đổi vận may trong công việc và cuộc sống, hãy thử đặt một chậu cây ngũ gia bì lên bàn làm việc hoặc trong văn phòng của bạn.

Việc trồng cây ngũ gia bì trong nhà sẽ giúp ngôi nhà của bạn có nhiều vượng khí hơn, đồng thời cũng mang đến sự ổn định, thuận lợi cho con đường tài vận của bạn.

Đặc biệt, điều này rất chính xác với những người tuổi Dần, bởi ngũ gia bì được xem là bùa hộ mệnh cho người tuổi này và những người thuộc mệnh Mộc.

Bên cạnh đó, cây ngũ gia bì còn mang ý nghĩa động viên tinh thần, có ý nghĩa hòa thuận, đoàn kết các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, trồng loại cây này sẽ mang đến một không gian thư thái, thoáng mát cho gia đình bạn. Bởi cây luôn xanh tốt quanh năm, dễ trồng, dễ sống, sinh trưởng nhanh, sẽ giúp căn phòng của bạn trở nên thoáng đãng, sạch sẽ.

Cây ngũ gia bì có khả năng làm giảm formaldehyde, toluene và benzene từ không khí. Loài cây này có khả năng đuổi muỗi, côn trùng rất thích hợp để trên bàn làm việc, bàn học. Cây ngũ gia bì còn giúp loại bỏ những chất bức xạ từ máy tính cũng như các thiết bị điện tử trong gia đình.

Trong Đông y, cây ngũ gia bì còn có nhiều chất giúp ngăn ngừa ung thư, ổn định huyết áp. Đồng thời hỗ trợ trí lực, chống lão hóa, gia tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Để dùng ngũ gia bì như vị thuốc có hiệu quả, bạn nên tham khảo các chuyên gia Đông y kỹ càng.

Những Công dụng khác của cây ngũ gia bì

  • Đuổi muỗi: Nhiều người dân sinh sống ở khu vực ẩm thấp thường rất hay trồng cây ngũ gia bì trong khuôn viên nhà mình để vừa làm cảnh, vừa đuổi muỗi hiệu quả. Công dụng này đã được các nhà khoa học thử trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào để kiểm chứng và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Hiện công dụng xua đuổi muỗi của cây đã được ghi nhận trong cuốn Dược điển Việt Nam.
  • Thanh lọc không khí: Theo nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ, cây ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyd.
  • Dùng làm thuốc chữa bệnh: đây là loại dược liệu quý trong đông y, vị thuốc quan trọng trong trị bệnh xương khớp, an thần, chống suy nhược cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch.

Cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì

Bạn có thể nhân giống cây Ngũ Gia Bì bằng cách Giâm cành hoặc chiết cành.

  • Chuẩn bị đất trồng: chọn loại đất mùn pha xơ dừa hoặc trấu hoai mục để đất có nhiều dinh dưỡng và đảm bảo độ tơi xốp có khả năng thoát nước tốt.
  • Trồng cây: chuẩn bị sẵn đất và 1 chiếc chậu trồng cây, đặt cây giống vào chậu vun đất vào sát gốc và tưới nước đều đặn hàng ngày bằng phương pháp phun sương để đảm bảo độ ẩm cho đất, cây cũng có điều kiện để phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý khi chăm sóc cây Ngũ gia bì

  1. Ánh sáng: là cây ưa mát nên lưu ý đặt cây nơi có bóng cây, lưới che nắng. Mỗi tuần mang chậu ra ngoài để tắm nắng.
  2. Nước tưới: Khi cây đã sống và phát triển khỏe mạnh thì bạn chỉ cần tưới nước 2-3 lần/tuần, không tưới nước quá nhiều. Chú ý điều chỉnh lượng nước nếu thấy lá vàng có hiện tượng rụng nhiều lá.
  3. Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển tốt đó chính là 25 đến 30 độ C.
  4. Bón phân: chỉ cần bón phân hữu cơ hoặc phân NPK hòa tan với nước cho cây ở giai đoạn sinh trưởng tốt nhất của cây nhằm kích thích cho chúng phát triển mạnh hơn.

Thông tin thực vật cây Ngũ gia bì chân chim

Tên việt nam: Ngũ gia bì chân chim

Tên khoa học: Schefflera octophylla (Lour.) Harms

Tên đồng nghĩa: cây chân chim, Nam sâm, cây lằng

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Bộ: Hoa tán (tên khoa học là Apiales)

Họ: Ngũ gia bì, Nhân Sâm (tên khoa học là Araliaceae)

Chi: Chân Chim (tên khoa học là Schefflera)

Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Thuốc bổ

Đặc điểm nhận dạng:

Mô tả: Cây nhỡ hay cây to cao tới 15m, có ruột xốp. Lá mọc so le, kép chân vịt, thường có 8 lá chét, mép nguyên, dài 7-17cm, rộng 3-6cm. Hoa nhỏ màu trắng, tụ hợp thành chùm tán ở đầu cành. Trên cuống phụ của cụm hoa, đôi khi có những bông hoa đứng riêng lẻ. Hoa mẫu 5, bầu dưới. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4mm, khi chín màu tím đen, chứa 6-8 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Ra hoa tháng 9-10.

Bộ phận dùng: vỏ thân, vỏ rễ, rễ và lá.

Phân bố, sinh thái: Cây đặc hữu của Đông dương, mọc hoang, thường gặp ở ven rừng, chân núỉ, sườn đồi. Thu hái vỏ thân, vỏ rễ vào mừa xuân, mùa thu, cạo sạch lớp vỏ bần bên ngoài, phơi hay sắy khô. Lá thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Tính chất và tác dung: vỏ thân có khoảng 0,9-1% tình dầu.

Ngũ gia bì chân chim có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ. Dịch chiết vỏ thân có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết.

Công dụng: vỏ thân và và rễ dùng chữa 1. Sổ mũi, cảm cúm phát sốt, đau họng ; 2. Phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp ; 3. Viêm hạch bạch huyết cấp, viêm tinh hoàn, đàn ông liệt dương, đàn bà ngứa âm hộ ; 4. Phù thũng ; 5. Giải độc lá ngón hay say sắn.

Lá dùng ngoài trị viêm da dị ứng, eczema, bỏng.

Dùng vỏ thân, vỏ rễ 15-30g, dạng thuốc sắc. Lá đun sôi lấy nước rửa, tắm.

Phụ nữ cố thai không dùng đuvc.

Đơn thuốc :

- Sổ mũi, sốt, dau họng : Rễ chân kim 15g, Cúc hoa vàng toàn cây 35g, sắc nước uống.

- Phong thấp đau nhức xương : vỏ rễ 180g ngâm trong 500ml rượu hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g.

- Giải độc lá ngón, say sắn : Vỏ giã nát, sắc nước uống.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Là loại Lâm sản ngoài gỗ. Mọc nhiều trong thiên nhiên trên vùng núi, nhưng do khai thác quá mức, hiện nay rất hiếm gặp trong thiên nhiên, chỉ còn sót lại trong các vườn hộ gia đình bảo vệ. Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây thuốc vùng bảy núi. 

Thsỹ. Bành Lê Quốc An.

Sưu tầm từ nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, 1991, tr 408.

Hoa cây ngũ gia bì chân chịm

Theo dongtayy.com