Ngải cứu có thể tốt với phụ nữ động thai nếu sử dụng đúng cách

Lá ngải cứu dùng chế biến các món ăn là một trong những thảo dược tự nhiên chữa được rất nhiều bệnh đặc biệt.

Jan 13, 2023 - 21:59
 0  77
Ngải cứu có thể tốt với phụ nữ động thai nếu sử dụng đúng cách
Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, nhả ngải, quá sú, cỏ linh li, danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc.

BS. Nguyễn Mai Hương - Nhi khoa - Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế, cho biết:

Đúng là ngải cứu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng với bà bầu. Ngải cứu là một trong những bài thuốc hiệu quả đối với những phụ nữ bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp nhiều lần.

Tuy nhiên ngải cứu chỉ tốt cho sức khỏe bà bầu nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng như sau:

Số lượng ngải cứu cần dùng khoảng 3 - 5 ngọn mỗi lần và chỉ nên ăn 3 lần/tuần.

Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non thì hạn chế sử dụng ngải cứu

Ngoài ra ngải cứu có thể dùng món trứng gà ngải cứu vì đây là món ăn rất bổ dưỡng cho sức khỏe mang thai

Ngải cứu có tác dụng an thai nhất là trong trường hợp bạn bị đau bụng, ra máu thì nên sử dụng bài thuốc sau: Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g cho vài 600ml nước sắc lấy 100ml và uống thành 3 - 4 lần trong ngày (nếu khó uống bạn có thể pha thêm chút đường).

Cây Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái),  Tên khoa học: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.

Lưu ý khi sử dụng

  • Đối với phụ nữ mang thai: Không ăn hoặc uống nước ngải cứu trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
  • Tinh dầu có trong ngải cứu có thể gây độc cho gan, thận và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất khác.
  • Người bị rối loạn đường ruột nên tránh sử dụng ngải cứu bởi ngải cứu sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát quá trình trị bệnh liên quan tới đường ruột.
BS. Nguyễn Mai Hương