Vừng Đen trị táo bón
Công dụng của vừng đen Theo Đông y: Vừng đen là một vị thuốc bổ âm, có vị ngọt, tính bình; vào các kinh can, thận, phế và tỳ, có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng; thường được dùng trong các trường hợp suy nhược thần kinh, thiếu sữa, râu tóc bạc sớm, thiếu máu, cao huyết áp, lưng gối đau mỏi.
Dùng dầu vừng ép từ hạt vừng đen hoặc chè vừng (chí ma phù), cháo vừng... có tác dụng nhuận táo, thông tiện, giải độc, trị đầy bụng khó tiêu, viêm đại tràng, da khô nứt nẻ...
Theo nghiên cứu của y học hiện đại: Trong 100g hạt vừng đen có 21,9g protein (chất đạm); 61,7g lipit (chất béo); 7,3g gluxit (chất đường bột), 660 Kcalo nhiệt lượng; 564mg canxi; 368mg photpho; 50mg sắt; 0,85mg vitamin B1; 0,18mg vitamin B2; 7,3mg niacin; ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố...
Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm. Trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, phòng trị bệnh xạm da, da khô và viêm khoang miệng.
Đối với các chứng bệnh viêm thần kinh mạn tính và tăng huyết áp, sử dụng vừng đen lâu dài có tác dụng trị liệu nhất định.
Bài thuốc nhuận tràng, thông tiện có vừng đen
- Bài 1: Vừng đen, lá cối xay, mỗi vị 300g.
Vừng đen rang chín, giã nhỏ rây bột. Lá cối xay nấu nước rồi cô thành cao lỏng. Trộn vừng đen vào đun lên quấy đều, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2 thìa cafe hòa với nước sôi, uống sau ăn.
- Bài 2: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỷ tử, long nhãn, tang thầm, bá tử nhân mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ.
Tán bột hoàn viên bằng hạt hạnh nhân, ngày ăn 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Tất cả nghiền nhỏ. Mỗi sáng, tối uống 10g với mật ong, hòa nước để chiêu thuốc.
Theo skđs