Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora)

Hà thủ ô đỏ là vị thuốc quý dùng trong y học cổ truyền. Hà thủ ô đỏ đã chế biến được coi là loại thuốc bổ, chữa suy thận, thiểu chức năng gan, thần kinh suy nhược, đau lưng và gối, đại tiểu tiện ra máu. Nếu sử dụng thuốc hà thủ ô đỏ lâu ngày còn có tác dụng làm đen râu tóc. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác

Mar 9, 2021 - 23:03
 0  146
Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora)

1. Tên gọi:

  • Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Hà thủ ô đỏ
  • Tên khác / Other name:  Dạ giao đằng, mằn năng ón, ná ỏn (Tày), khua lình (Thái), xạ ú sí (Dao); Many-flowered knotweed, multiforous knotweed (Anh); Henoneé multifloree (Pháp)
  • Tên khoa học / Scientific name:  Fallopia multiflora (Thunb. ex Murray) Haraldson
  • Đồng danh / Synonym name:  Polygonum multiflorum Thunb., 1784

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ Rau Răm (Polygonaceae)

3. Mô tả / Description:

Dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm, dài hàng mét. Thân mảnh, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình to thành củ, màu nâu đỏ. Lá mọc so le, hình tam giác dạng bầu dục – mác, dài 5 – 8 cm, rộng 3 – 4 cm, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá; cuống dài khoảng 2 cm, có lông nhỏ; bẹ chìa ngắn mỏng, có lông dài.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùy phân nhánh, dài hơn lá. Lá bắc ngắn. Hoa nhỏ nhiều; bao hoa màu trắng thắt dần về phía gốc; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.

Quả 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa tồn tại mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh mỏng, rộng

4. Phân bố / Coverage:

Trung Quốc, Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam: Cây phân bố ở vùng núi đá vôi các tỉnh phía Bắc, gồm Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La và Hòa Bình. Thường mọc lẫn với những cây bụi và cỏ cao ở chân núi đá vôi, độ cao phân bố từ 1.000 đến 1.600 m

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :

7. Bộ phận dùng / Compositions used:

Rễ củ đã chế biến

8. Công dụng / Uses:

Công dụng dùng làm thuốc chủ yếu (đã thu thập được hoặc đã được chứng minh): Hà thủ ô đỏ là vị thuốc quý dùng trong y học cổ truyền. Hà thủ ô đỏ đã chế biến được coi là loại thuốc bổ, chữa suy thận, thiểu chức năng gan, thần kinh suy nhược, đau lưng và gối, đại tiểu tiện ra máu. Nếu sử dụng thuốc hà thủ ô đỏ lâu ngày còn có tác dụng làm đen râu tóc. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác

9. Thành phần hóa học / Chemical composition:

a) Hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô đỏ chứa 1,7% antraglucosid trong đó có chrysophanol, emodin, rhein, physcion, acid chrysophanic, 1,1% protid, 42,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% chất tan trong nước.

  • Thành phần hóa học của hà thủ ô đỏ thay đổi trong quá trình chế biến. Theo y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ sống chứa 7,68% tanin, 0,259% dẫn chất antraquinon toàn phần. Sau khi chế biến dược liệu chứa 3,82% tanin, 0,113% dẫn chất antraquinon tự do, 0,805% dẫn chất antraquinon toàn phần.
  • Theo các tài liệu, hà thủ ô đỏ chứa emodin (1), physcion (2), emodin 1,6 dimethyl ether (3), questin (4), citreorosein (5), questinol (6), 2-acetyl emodin (7), emodin γ-o-β glucosid (8), physcion-8-o- β-D- glucosid (9), 2-methoxi-6-acetyl-7-methyl julone, tricin, N-trans-feruloyl tyramin, N-trans feruloyl-3-methyl-dopamin;  2,3,4’ tetrahydroxystilben-2-o- β-D- glucosid (10); 2’’-o-monogalloyl este của 2,3,5,4’ tetrahydroxy stilben-2-o- β-D- glucosid; 3’’-o-2-o- β-D- glucosid. Ngoài ra còn có acid gallic, daucosterol, (+) catechin, (+) epicatechin, 3-o-galloyl (-) epicatechin, galloyl-procyanindin 2,3,4,6 tetrahydroxyacetophenon (polygo aceto phenosid) (12); 1-3-dihydroxy-6,7- dimethyl xanthon-1-o-β-D-glycosid, quercetin-3-o-galactosid (11), quercetin-3-o-arabinosid, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin). Trong đó hàm lượng trung bình của  (10) trong rễ là 1 – 3% Phospholipid có 3,48 % trong dược liệu thô, và 1,82% trongdược liệu đã chế biến có, Ngoài ra còn có các chất vô cơ K, Ca, Mn, Ni, Cr. b) Hà thủ ô trắng.
  • Rễ củ hà thủ ô trắng có nhiều tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogatic và alcaloid, các hợp chất có khung cardenolid: Periplogenin glucosid, 17α-periplogenin, acovenosigenin A 3-O-glucosid.

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:

  • Hà thủ ô đỏ có tác dụng làm tăng đường huyết ở thỏ; do chứa lecithin nên có thể dùng trong suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, giúp sinh huyết dịch, bổ tim, giúp cải thiện chuyển hóa chung; do chứa antraglucosid nên kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng.
  • Hà thủ ô đỏ có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen, tác dụng progesterone nhẹ trên nội mạc tử cung, làm tăng trương lực cơ tử cung trong thí nghiệm tử cung cô lập và ở nguyên vị trí, tăng tiết sữa và chống viêm.  
  • Hà thủ ô đỏ có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cựa đối với động vật đã tiêm liều độc lọc rắn hổ mang, ức chế sự co thắt cơ trơn ruột cô lập gây bởi histamine và acetylcholine, chống co thắt phế quản, kéo dài thời an toàn trong mô hình khí dung histamine.Có tác dụng chống viêm trên các mô hình gây phù cấp và mãn, gây dịch rỉ màng phổi bằng tinh dầu thông, gây viêm dị ứng và viêm đa khớp bằng BCG.
  • Dịch chiết với nước ấm của hà thủ ô chế trên chuột đã cắt bỏ tuyến thượng thận làm tăng tích lũy glycogen ở gan gấp 6 lần. Cao lỏng và những antraquinon hà thủ ô có tác dụng tăng cường nhu động ruột, nhuận tràng. Dịch chiết methanol hà thủ ô đỏ có tác dụng ức chế sự tăng cholesterol máu ở chuột ăn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao. Các hợp chất stilben trong hà thủ ô có tác dụng dự phong tổn thương gan trên chuột cho ăn các lipid oxy hóa. Resvetrarol có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored: