Khám Phá 43 Vị Thuốc Đông y: Từ Tính Chất Đến Công Dụng
Khám phá kho tàng dược liệu quý của Đông y trong bài viết tổng hợp này, nơi chúng tôi giới thiệu 43 vị thuốc truyền thống với đầy đủ thông tin về tên gọi, tính chất, và công dụng chữa bệnh. Các vị thuốc như Bạch Đậu Khấu, Bách Hợp, và Bán Hạ sẽ được phân tích chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và ứng dụng của chúng trong việc điều trị các bệnh lý theo phương pháp tự nhiên.
Nội dung chính
- Ba Đậu (Semen Crotonis)
- Ba Kích Thiên (Radix Morindae Officinalis)
- Bá Tử Nhân (Semen platycladi)
- Bạc Hà (Herba Menthae)
- Bạch Biển Đậu (Semen lablab album)
- Bách Bộ (Radix stemonae)
- Bạch Cập (Pseudobulbus blentillae)
- Bạch Chỉ (Radix angelicae dahuricae)
- Bạch Cương Tằm (Bombyx batryticatus)
- Bạch Đậu Khấu (Fructus Amomi Rotundus)
- Bạch Đầu Ông (Radix Pulsatillae)
- Bạch Giới Tử (Semen Sinapis Albae)
- Bạch Hoa Xà (Agkistrodon seu Bungarus)
- Bạch Hoa Xà Thảo (Herba Oldenlandia)
- Bách Hợp (Bulbus lilii)
- Bạch Liễm (Radix Ampelopsis)
- Bạch Mao Căn (Rhizoma Imperatae)
- Bạch Mộc Nhĩ (Fructificatio Tremellae Fuciformis)
- Bạch Phàn (Alumen)
- Bạch Phụ Tử (Rhizoma Typhonii Gigantei)
- Bạch Phục Linh (Poria)
- Bạch Quả (Semen ginkgo)
- Bạch Quả Thảo (Folium ginkgo)
- Bạch Tật Lê (Fructus Tribuli)
- Bạch Thược (Radix Paeoniae Lactiflorae)
- Bạch Tiền (Rhizoma Cynanchi Stauntonii)
- Bạch Tiễn Bì (Cortex Dictamni)
- Bạch Truật (Rhizoma Atractylodis Macrocephalae)
- Bạch Vi (Radix Cynanchi Atrati)
- Bại Tương Thảo (Herba cum Radice Patriniae)
- Bán Chi Liên (Herba Scutellariae Barbatae)
- Bán Hạ (Rhizoma Pinelliae)
- Bản Lam Căn (Radix Isatidis)
- Ban Miêu (Mylabris)
- Băng Phiến (Borneolum)
- Bào Khương (Rhizoma Zingiberis (blast fried))
- Biển Xúc (Herba Polygoni Avicularis)
- Binh Lang (Semen Arecae)
- Bồ Công Anh (Herba Taraxaci)
- Bổ Cốt Chỉ (Fructus Psoraleae)
- Bồ Hoàng (Pollen Typhae)
- Bội Lan (Herba Eupatorii)
- Bối Mẫu (Bulbus Fritillariae Unibracteatae)
-
Ba Đậu (Semen Crotonis)
Hình ảnh Vị thuốc Ba Đậu Vị thuốc: Ba Đậu
Tên Latin: Semen Crotonis
Tên Pinyin: Badou
Tên tiếng Hoa: 巴豆
Xuất xứ: Bản kinh
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị, đại trường
Hoạt chất: Glyceryl crotonate, 34 - 37% chất dầu, 18% protein, crotonoside, crotonic acid, tiglic acid, crotin (rất độc), acid amin.
Dược năng: Trục thủy, tiêu thũng, trừ đàm
Liều Dùng: 1 - 2g thuốc sắc, 0,1 - 0,3g thuốc hoàn
Chủ trị:
- Tiêu chảy, lỵ, kinh phong, ôn thông hàn bí, trục thủy tiêu thũng.
- Trừ đàm ẩm tích tụ ở phế và hầu họng gây đau tức vùng ngực, khó thở, thở khò khè.
- Trị mụn nhọt, lở ngứa, mụn cóc, tiêu ung, tán ứ, dùng ngoài đắp lên các mụn nhọt giúp giảm đau, giảm sưng và mau hàn miệng.
Độc tính:
Độc tính cao, với liều 20 giọt dầu ba đậu có thể gây tử vong ở người. Dùng với liều nhỏ theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Kiêng kỵ:
- Vị nhiệt, hư không nên dùng.
- Khi dùng Ba đậu không được uống nước nóng hay ăn đồ nóng ngay sau khi uống thuốc.
- Người có âm hư nội nhiệt, phụ nữ có thai không dùng.
- Ba đậu phản tác dụng của Khiên ngưu tử
-
Ba Kích Thiên (Radix Morindae Officinalis)
Vị thuốc Ba Kích Thiên Vị thuốc: Ba Kích Thiên
Tên khác: Ba kích, Kê nhãn đằng, Đường đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ
Tên Latin: Radix Morindae Officinalis
Tên Pinyin: Bajitian
Tên tiếng Hoa: 巴戟天
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo KinhTính vị: Vị cay, ngọt, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh can, thậnHoạt chất: Moridin, monotropein, asperuloside tertraacetate, B-sitosterol, vitamin C
Dược năng: Ôn thận, tráng dương, kiện cân cốt, khử phong và hàn thấp
Liều Dùng: 6 - 15g
Chủ trị:
- Trị liệt dương, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau.
- Làm mạnh gân xương, trị thận hư, lưng đau, gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu.Kiêng kỵ:
Âm hư hỏa vượng, táo bón, tiểu khó không dùng. -
Bá Tử Nhân (Semen platycladi)
Vị thuốc Bá Tử Nhân Vị thuốc: Bá Tử Nhân
Tên Latin: Semen platycladi
Tên Pinyin: Baiziren
Tên tiếng Hoa: 柏子仁
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, thận, tỳ và đại trường
Hoạt chất: Các chất béo, tinh dầu, saponins
Dược năng: Dưỡng tâm, an thần, nhuận trường, chỉ hãn
Liều Dùng: 10 - 18g (giã nhuyễn)
Chủ trị:
- Trị chứng hay hồi hộp, hoảng hốt, mất ngủ, trống ngực và lo lắng do tâm huyết hư. Dùng Bá tử nhân với Toan táo nhân và Ngũ vị tử.
- Làm ẩm nhuận đại trường trị táo bón do nhiệt. Dùng Bá tử nhân với Hạnh nhân, Úc lý nhân và Đào nhân trong bài Ngũ Nhân Hoàn.
- Ích khí, dưỡng huyết, trị chứng hay đổ mồ hôi, mồ hôi trộm do âm hư. Dùng Bá tử nhân với Nhân sâm, Mẫu lệ và Ngũ vị tử.Kiêng kỵ:
Đại tiện lỏng, nhiều đờm không nên dùng -
Bạc Hà (Herba Menthae)
Vị thuốc Bạc Hà Vị thuốc: Bạc Hà
Tên Latin: Herba Menthae
Tên Pinyin: Bohe
Tên tiếng Hoa: 薄荷
Xuất xứ: Đồ Kinh Bản Thảo
Tính vị: Vị cay, thơm, tính mát
Quy kinh: Vào kinh phế, can
Hoạt chất: Các tinh dầu (menthol, menthone, isomenthol, pulegone, menthenone, neomenthol), lipophilic, flavones, coumarins
Dược năng: Tán phong nhiệt, hành can khí
Liều Dùng: 2 - 6g
Chủ trị:
- Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện cảm sốt, nhức đầu, sợ gió và sợ lạnh, đau họng, mắt đỏ dùng Bạc hà với Cát cánh, Ngưu bàng tử và Cúc hoa. Ban sởi giai đoạn đầu dùng Bạc hà, Ngưu bàng tử và Cát căn.
- Can khí uất kết, đau tức vùng ngực và hông sườn dùng Bạc hà với Bạch thược, Sài hồ trong bài Tiêu Dao Tán.Độc tính:
Tránh dùng quá liều sẽ làm tổn dương khí, ngộ độc
-
Bạch Biển Đậu (Semen lablab album)
Vị thuốc Bạch Biển Đậu Vị thuốc: Bạch Biển Đậu
Tên khác: Đậu ván trắng, biển đậu, bạch đậu, đậu ván
Tên Latin: Semen lablab album
Tên Pinyin: Baibiandou
Tên tiếng Hoa: 白扁豆
Xuất xứ: Danh Y Biệt Lục
Tính vị: Vị ngọt, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Albumine, Lipid, Hydrate Carbure, Calcium, Phospho, sắt, Cyanhydride, Caseinase, hạt chứa 82,4% nước, 4,5% Protein, 0,1% Lipid, 10% Glucid, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06% P, 1,67mg Fe, 7,33- 10,26mg Vitamin C,Tryptophan, Arginin, Lysin, Tyrosin
Dược năng: Kiện tỳ, giải thử, hóa thấp
Liều Dùng: 8 - 20g
Chủ trị:
- Trị Tỳ Vị hư nhược, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, bạch đới, bụng ngực đầy trướng. Bạch biển đậu sao có tác dụng kiện Tỳ, hóa thấp dùng trị Tỳ Vị hư yếu, bạch đới. Biển đậu vị ngọt hợp với Tỳ nên có chất bổ Tỳ, Tỳ có tính thích khí thơm, Biển đậu có khí thơm làm cho Tỳ khí được thư thái. Tỳ không ưa chất ướt, Biển đậu có khí ấm, hóa thấp làm cho Tỳ khô ráo, bởi thế mà lưu thông đường thủy đạo chữa được tả, lỵ, bạch đới
- Trị đại tiện lỏng, ói mửa do trúng thử mùa hè.Kiêng kỵ:
Thương hàn do ngoại tà không dùng
-
Bách Bộ (Radix stemonae)
Vị thuốc Bách Bộ Vị thuốc: Bách Bộ
Tên Latin: Radix stemonae
Tên Pinyin: Baibu
Tên tiếng Hoa: 百部
Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh phế
Hoạt chất: Stemonine, stmonidine, isostemonidine, photostemonine, paipunine, sinostemonine
Dược năng: Nhuận phế, giảm ho, bài trùng
Liều Dùng: 5 - 10g
Chủ trị:
- Bách bộ có tác dụng làm nhuận phế, giảm ho. Dùng trị các chứng ho cấp tính và mạn tính, ho do âm hư.
- Sổ giun: sắc 7 - 10g uống vào lúc sáng sớm lúc đói.
- Dùng ngoài trị chấy, rận, rệp. Ngâm 20g bách bộ với 1 lít rượu khoảng 20 ngày hoặc dùng nước sắc hòa chung với rượu dùng để diệt rận, rệp rất công hiệu.Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng không dùng
-
Bạch Cập (Pseudobulbus blentillae)
Vị thuốc Bạch Cập Vị thuốc: Bạch Cập
Tên Latin: Pseudobulbus blentillae
Tên Pinyin: Baiji
Tên tiếng Hoa: 白及
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính mát
Quy kinh: Vào kinh can, phế, vị
Hoạt chất: Acacia gum, tragacanth, bletilla mannan, bletilla-gluco-mannan, starch
Dược năng: Cầm máu, dưỡng phế, giảm sưng, sinh cơ
Liều Dùng: 3 - 15g
Chủ trị:
- Ho ra máu do phế âm hư dùng Bạch cập với A giao, Ngẫu tiết và Tỳ bà diệp.
- Nôn ra máu dùng Bạch cập với Ô tặc cốt trong bài Ô Cập Tán.
- Xuất huyết do chấn thương nội tạng dùng bạch cập một mình, uống
- Mụn nhọt và sưng tấy đỏ, nóng và đau dùng Bạch cập với Kim ngân hoa, Xuyên bối mẫu, Thiên hoa phấn và Tạo giác thích trong bài Nội Tiêu Tán.
- Mụn nhọt lở loét lâu ngày không khỏi dùng Bạch cập tán bột rắc vào vết thương.
- Da nứt nẻ hoặc chân tay bị rạn nứt dùng Bột Bạch cập hoà với dầu vừng bôi.Kiêng kỵ:
Phế, vị có thực hoả không nên dùng. Bạch cập kỵ Phụ tử, Ô đầu.
-
Bạch Chỉ (Radix angelicae dahuricae)
Vị thuốc Bạch Chỉ Vị thuốc: Bạch Chỉ
Tên Latin: Radix angelicae dahuricae
Tên Pinyin: Baizhi
Tên tiếng Hoa: 白芷
Xuất xứ: Bản Kinh
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị
Hoạt chất: Tinh dầu, Byakangelicin, Byakangelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Iso Byakanelicol, Neobyak angelicol, Phelloterin, Xanthotoxin
Dược năng: Chỉ thống, khu phong, táo thấp, tán ứ
Liều Dùng: 3 - 9g
Chủ trị:
- Tán phong, thông khiếu, chỉ thống, trị ngoại cảm phong hàn, nhức đầu, ngẹt mũi. Phối hợp với Thạch cao trị đau răng do vị hỏa gây nên.
- Trị phong thấp, bao tử lạnh, bụng đau, cơ thể nhức mỏi do phong thấp.
- Da ngứa, nổi mẩn, dị ứng do phong
- Trị ung bướu, sưng đau giai đoạn sớm chưa nung mủ. Nếu ung bướu đã có mủ dùng Bạch chỉ có tác dụng làm cho mau vỡ mủ, sinh da non, giảm đau.Kiêng kỵ:
- Đầu đau do huyết hư, âm hư, hỏa vượng không dùng vì Bạch chỉ có tính rất táo.
- Ung nhọt đã vỡ mủ, vết thương có nhiều mủ không dùng. -
Bạch Cương Tằm (Bombyx batryticatus)
Vị thuốc Bạch Cương Tằm Vị thuốc: Bạch Cương Tằm
Tên khác: Tử lăng, cương tằm, cương trùng, tằm vôi
Tên Latin: Bombyx batryticatus
Tên Pinyin: Jiangcan
Tên tiếng Hoa: 僵蚕
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị mặn, hơi cay, tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, phế
Hoạt chất: Chất đạm, lipids, ammonium oxalate
Dược năng: Tán phong đàm, trừ đàm
Liều Dùng: 3 - 10g
Chủ trị:
- Co giật do sốt cao và động kinh dùng Bạch cương tằm với Thiên ma, Ðởm nam tinh và Ngưu hoàng.
- Co giật mạn tính kèm tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư dùng Bạch cương tằm với Ðảng sâm, Bạch truật và Thiên ma.
- Trúng phong (đột quị) biểu hiện mắt lác, méo mặt méo miệng dùng Bạch cương tàm phối hợp với Toàn yết và Bạch phụ tử trong bài Khiên Chính Tán.
- Ðau đầu do phong nhiệt và chảy nước mắt: Bạch cương tàm hợp với Kinh giới, Tang diệp và Mộc tặc trong bài Bạch Cương Tàm Tán.
- Da ngứa lở, phát ngứa, ban đỏ, đờm ngược kết báng, đinh nhọt dùng Bạch cương tằm với Thuyền thoái như bài Tiêu Phong Tán. -
Bạch Đậu Khấu (Fructus Amomi Rotundus)
Vị thuốc Bạch Đậu Khấu Vị thuốc: Bạch Đậu Khấu
Tên khác: Đậu khấu, viên đậu khấu
Tên Latin: Fructus Amomi Rotundus
Tên Pinyin: Baidoukou
Tên tiếng Hoa: 白豆蔻
Xuất xứ: Bản Thảo Đồ Kinh
Tính vị: Vị cay, thơm, tính ấm
Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ, vị
Hoạt chất: Các chất tinh dầu, saponin, starch
Dược năng: Hành khí, táo thấp, kiện vị, chống nôn
Liều Dùng: 3 - 6g
Chủ trị:
- Trị các chứng ăn không tiêu, nôn oẹ, đầy bụng dùng chữa các chứng bệnh về dạ dầy và các bệnh về phổi.
- Ðàm ứ ở tỳ vị hoặc khí trệ ở tỳ biểu hiện bụng đầy trướng và biếng ăn dùng Bạch đậu khấu hợp với Hậu phác, Thương truật và Trần bì.
- Bệnh có sốt do đờm nhiệt giai đoạn đầu biểu hiện cảm giác tức nặng vùng ngực, không cảm thấy đói và rêu lưỡi nhờn dính dùng Bạch đậu khấu hợp với Hoạt thạch, Ý dĩ nhân và Sa nhân trong bài Tam Nhân Thang.
- Do thực nhiệt, Bạch đậu khấu phối hợp với Hoàng cầm, Hoàng liên và Hoạt thạch trong bài Hoàng Cầm Hoạt Thạch Thang.
- Nôn do vị hàn dùng Bạch đậu khấu phối hợp với Hoắc hương và Bán hạ.
- Trẻ con nôn trớ do vị hàn dùng Bạch đậu khấu phối hợp với Sa nhân và Cam thảo.
- Khi sắc, cho vào sau, sắc khoảng nửa giờ là được.Kiêng kỵ:
Âm suy, thiếu máu không dùng
-
Bạch Đầu Ông (Radix Pulsatillae)
Vị thuốc Bạch Đầu Ông Vị thuốc: Bạch Đầu Ông
Tên khác: Bạch đầu thảo, phấn nhũ thảo, phấn thảo
Tên Latin: Radix Pulsatillae
Tên Pinyin: Baitouweng
Tên tiếng Hoa: 白头翁
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị đắng tính hàn
Quy kinh: Vào kinh đại trường
Hoạt chất: Protoanemonin, anemonin, ranunculin
Dược năng: Thanh nhiệt, giải độc, thanh huyết, kháng khuẩn
Liều Dùng: 6 - 15g
Chủ trị:
- Trị các chứng lỵ, lỵ ra máu do thấp nhiệt. Bạch đầu ông có tác dụng thanh tiết thấp nhiệt, lại tuyên thông uất hoả và vào phần huyết, tiêu nhiệt ở trường vị. Bạch đầu ông và Tần bì đều là thuốc chủ yếu dùng trị lỵ, cả hai thường dùng chung với nhau. Tần bì chuyên về phần tấu lý, thanh hoá thấp nhiệt ở trung tiêu, trường vị, có tác dụng thu liễm. Bạch đầu ông làm cho nhiệt độc phát tán, có thể làm cho thanh khí của Tỳ Vị được nâng lên, giúp làm giảm nhẹ chứng trạng của lỵ. Dùng trị chứng lỵ đau quặn, đỏ nhiều trắng ít rất công hiệu.
- Bài tiết nhiệt, lương huyết. Trị lỵ do nhiệt, trường phong hạ huyết, trĩ sưng đau.
- Bạch đầu ông lượng lớn sắc nước có thể ức chế sự sinh trưởng của amip, có thể diệt trùng roi âm đạo (Trichonomas). Thuốc cũng có tác dụng ức chế rõ rệt đối với trực khuẩn mủ xanh và làm mạnh tim. Trị âm đạo viêm, ngứa: Bạch đầu ông, Khổ sâm mỗi thứ 20g, nấu nước rửa âm đạo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).Kiêng kỵ:
- Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy do cảm hàn không dùng. -
Bạch Giới Tử (Semen Sinapis Albae)
Vị thuốc Bạch Giới Tử Vị thuốc: Bạch Giới Tử
Tên khác: Hồ giới, thục giới
Tên Latin: Semen Sinapis Albae
Tên Pinyin: Baijiezi
Tên tiếng Hoa: 白芥子
Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh phế và vị
Hoạt chất: Glucosinolate, sinalbin, sinapine, lysine, arginine, histidine
Dược năng: Lợi khí, hóa đờm, ôn trung, tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống
Liều Dùng: 1 - 12g
Chủ trị:
- Chữa ngực sườn đầy tức, ho tức, hàn đờm, mụn nhọt.
- Phế khí ngưng trệ do hàn đàm biểu hiện ho nhiều đờm, đờm loãng và trắng, cảm giác bứt rứt trong ngực dùng Bạch giới tử hợp với Tô tử và Lai phục tử trong bài Tam Tử Dưỡng Thân Thang.
- Ðờm ẩm ngưng trệ ở ngực và cơ hoành biểu hiện sưng đau ở ngực dùng Bạch giới tử hợp với Cam toại và Ðại kế.
- Bế tắc kinh lạc do đàm ẩm biểu hiện đau khớp và tê các chi dùng Bạch giới tử hợp với Một dược và Mộc hương.
- Mụn nhọt và sưng nề mà không đổi màu da dùng Bạch giới tử hợp với Lộc giác giao, Nhục quế và Thục địa trong bài Dương Hòa Thang. -
Bạch Hoa Xà (Agkistrodon seu Bungarus)
Vị thuốc Bạch Hoa Xà Vị thuốc: Bạch Hoa Xà
Tên Latin: Agkistrodon seu Bungaru
Tên Pinyin: Baihuashe
Tên tiếng Hoa: 白花蛇
Tính vị: Vị ngọt, mặn, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Hoạt chất: glycoprotein, a-bungarotoxin
Dược năng: Tán phong thấp, khu phong
Liều Dùng: 3 - 10g
Chủ trị:
- Phong thấp với các triệu chứng đau tê khớp xương, khớp sưng đau, thời tiết lạnh, ẩm thì đau thêmKiêng kỵ:
- Âm suy, nội nhiệt không dùng -
Bạch Hoa Xà Thảo (Herba Oldenlandia)
Vị thuốc Bạch Hoa Xà Thảo Vị thuốc: Bạch Hoa Xà Thảo
Tên khác: Bạch hoa xà thiệt thảo
Tên Latin: Herba Oldenlandia
Tên Pinyin: Baihuasheshecao
Tên tiếng Hoa: 白花蛇舌草
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh vị, đại trường, tiểu trường
Hoạt chất: Hentriacontane, stigmastatrienol, ursolic acid, oleanolic acid, B-sitosterol, p-coumaric
Dược năng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy
Liều Dùng: 15 - 60g
Chủ trị:
- Thanh nhiệt, giải độc, trị ung bướu, sưng, nhọt độc, giải độc do rắn cắn
- Trị thấp nhiệt ở hạ tiêu, bàng quang, tiểu khó, tiểu gắt
- Dùng với Bán chi liên trị các loại ung thư (Bạch hoa xà thảo 30g, Bán chi liên 15g)Chú thích: Bạch hoa xà thiệt thảo có tên khoa học là Hedyotis Deffusa (Willd.), tên vị thuốc Herba Oldenlandia.
Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không nên dùng
-
Bách Hợp (Bulbus lilii)
Vị thuốc Bách Hợp Vị thuốc: Bách Hợp
Tên khác: Cánh hoa li ly
Tên Latin: Bulbus lilii
Tên Pinyin: Baihe
Tên tiếng Hoa: 百合
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị ngọt tính mát
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế
Hoạt chất: Colchicine, starch, protein, lipids, sugars, organ acids, calcium, magnesium, sắt, aluminum, potassium, zinc
Dược năng: Nhuận phế, giảm ho, định tâm, kiện vị, dưỡng trung tiêu
Liều Dùng: 10 - 30g
Chủ trị:
- Ho lao, thổ huyết, đau tim, phù thũng, đau cổ họng, đau bụng.
- Phế âm suy kèm hoả vượng biểu hiện như ho và ho ra máu dùng Bách hợp với Huyền sâm, Xuyên bối mẫu và Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Cố Kim Thang.
- Giai đoạn cuối của bệnh do sốt gây ra kèm nhiệt tồn biểu hiện như kích thích, trống ngực mất ngủ và ngủ mơ dùng Bách hợp với Tri mẫu, Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Địa Hoàng ThangKiêng kỵ:
- Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không dùng
- Ho do phong hàn không dùng -
Bạch Liễm (Radix Ampelopsis)
Vị thuốc Bạch Liễm Vị thuốc: Bạch Liễm
Tên Latin: Radix Ampelopsis
Tên Pinyin: Bailian
Tên tiếng Hoa: 白蔹
Tính vị: Vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ, vị
Dược năng: Tả hoả, tán kết, thu liễm giảm đau, trừ nhiệt.
Liều Dùng: 6 - 12g
Chủ trị:
Trị ung nhọt, sang lở, tan khí kết, trẻ nhỏ động kinh, phụ nữ âm hộ sưng đau và xích bạch đới.Kiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, ung nhọt đã phá miệng, người không có thực hoả, nhiệt độc thì không nên dùng. -
Bạch Mao Căn (Rhizoma Imperatae)
Vị thuốc Bạch Mao Căn Vị thuốc: Bạch Mao Căn
Tên khác: Rễ tranh
Tên Latin: Rhizoma Imperatae
Tên Pinyin: Baimaogen
Tên tiếng Hoa: 白茅根
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị ngọt tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị và bàng quang
Hoạt chất: Arundoin, cylindrin, ferneol, simiarenol, coixol
Dược năng: Thanh huyết nhiệt, cầm máu, thanh thấp nhiệt ở bàng quang, thanh phế, mát vị
Liều Dùng: 15 - 30g
Chủ trị:
- Giải nhiệt, phiền khát, tiểu tiện ít, chữa chứng lậu nhiệt, lậu mủ, đái ra máu, thổ ra máu, chảy máu mũi, suyễn gấp.
- Xuất huyết do giãn mạch mạch quá mức bởi nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Trắc bá diệp, Tiểu kế và Bồ hoàng.
- Nước tiểu nóng, phù và vàng do thấp nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Xa tiền tử và Kim tiền thảo.Kiêng kỵ:
Người có hư hỏa, không có thực nhiệt không nên dùng -
Bạch Mộc Nhĩ (Fructificatio Tremellae Fuciformis)
Vị thuốc Bạch Mộc Nhĩ Vị thuốc: Bạch Mộc Nhĩ
Tên khác: Mộc nhĩ trắng
Tên Latin: Fructificatio Tremellae Fuciformis
Tên Pinyin: Baimuer
Tên tiếng Hoa: 白木耳
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh phế và vị
Hoạt chất: Tremella polysaccharide, vitamin B, minerals (iron, sulfur, phosphate, magesium, calcium, potassium)
Dược năng: Dưỡng vị âm, sinh tân dịch, nhuận phế
Liều Dùng: 3 - 9g
Chủ trị:
Chủ trị các chứng âm hư hỏa vượng, phế âm hư, ho khan, ho ra máu. Bạch mộc nhĩ, Bách hợp, Sa sâm và đường phèn nấu nước uống thay trà bổ phế, trị ho ra máu, phế táo -
Bạch Phàn (Alumen)
Vị thuốc Bạch Phàn Vị thuốc: Bạch Phàn
Tên khác: Phèn chua, minh phàn, phàn thạch, sinh phàn, khô phàn
Tên Latin: Alumen
Tên Pinyin: Baifan
Tên tiếng Hoa: 白矾
Tính vị: Vị chua, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tỳHoạt chất: Nhôm sulfat, kali
Dược năng: Táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa
Liều Dùng: 1 - 4g
Chủ trị:
Dùng làm thuốc thu liễm, cầm máu, giải nhiệt trong xương tủy, mụn nhọt, làm thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ. -
Bạch Phụ Tử (Rhizoma Typhonii Gigantei)
Vị thuốc Bạch Phụ Tử Vị thuốc: Bạch Phụ Tử
Tên Latin: Rhizoma Typhonii Gigantei
Tên Pinyin: Baifuzi
Tên tiếng Hoa: 白附子
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính nhiệt
Quy kinh: Vào kinh tỳ và vị
Dược năng: Thẩm thấp trừ đờm, khu phong, chống co thắt, giải độc, giảm đau và tán kết.
Liều Dùng: 3 - 5g
Chủ trị:
- Phong đờm thịnh biểu hiện chuột rút, co giật và liệt mặt: Bạch phụ tử hợp với Thiên nam tinh, Bán hạ, Thiên ma và Toàn yết.
- Co giật và co thắt trong bệnh uốn ván: Bạch phụ tử hợp với Thiên nam tinh, Thiên ma và Phòng phong.
- Ðau nửa đầu: Bạch phụ tử hợp với Xuyên khung và Bạch chỉ.
Chế biến: đào vào mùa thu. Sau khi loại bỏ củ xơ và bỏ vỏ, củ được xông lưu huỳnh một hoặc hai lần. Sau đó phơi nắng cho khô và thái miếngĐộc tính:
Độc tính cao. Dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc.Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai cấm dùng
- Can phong nội động không dùng -
Bạch Phục Linh (Poria)
Vị thuốc Bạch Phục Linh Vị thuốc: Bạch Phục Linh
Tên khác: Bạch linh, phục linh, Hoạch đáp
Tên Latin: Poria
Tên Pinyin: Baifuling
Tên tiếng Hoa: 白茯苓
Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị
Hoạt chất: Pachymoza, glocoza, fructoza, acid pachimic, acid tumolosic, acid eburicoic
Dược năng: Thẩm thấp, lợi tiểu, an thần
Liều Dùng: 8 - 30g
Chủ trị:
- Bổ tâm, phế, thận, tỳ, làm thuốc lợi tiểu, thẩm thấp, chữa thủy thũng. Vì Phục linh có tính bình nên có thể dùng trong trường hợp thấp nhiệt và thấp hàn.
- Dưỡng thần kinh, an thần, trị các chứng mất ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh -
Bạch Quả (Semen ginkgo)
Vị thuốc Bạch Quả Vị thuốc: Bạch Quả
Tên khác: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử
Tên Latin: Semen ginkgo
Tên Pinyin: Baiguo
Tên tiếng Hoa: 白果
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế
Hoạt chất: Các chất đạm, chất béo, tinh bột, đường
Dược năng: Thu liễm, cố sáp, ích khí, tiêu đàm
Liều Dùng: 10 - 20g
Chủ trị:
- Tiêu đàm, trừ ho, chữa khí hư
- Chống lão hóa và tăng tuần hoàn não giúp bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa và điều trị bệnh kém trí nhớ. Dùng Bạch quả, Đại táo, Liên tử (hạt sen), Long nhãn nấu nước uống -
Bạch Quả Thảo (Folium ginkgo)
Vị thuốc Bạch Quả Thảo Vị thuốc: Bạch Quả Thảo
Tên khác: lá bạch quả
Tên Latin: Folium ginkgo
Tên Pinyin: Yinxingye
Tên tiếng Hoa: 银杏叶
Lá Bạch quả (Folium Ginkgo)
Thành phần hóa học: Lá có các flavonoid nhóm biflavon (bilobetin, ginkgetin, isoginkgetin, sciadopitysin), flavonol glycosid (quercitrin, rutin), proanthocyanidin, isoflavonoid; các terpen trilacton (ginkgolid A-M); acid phenol (acid ginkgolic, vanillic, ferulic) và các alkylphenol (cardanol, urushiol).
Công dụng và cách dùng: Dạng cao đặc của lá thường dùng để bào chế một số chế phẩm tân dược có công dụng:
- Chống oxi hóa, ngăn ngừa và điều trị các rối loạn về tuần hoàn máu.
- Ngừa và trị tai biến mạch máu não và các di chứng của tai biến.
- Cải thiện trí nhớ ở người già.
- Ngừa và trị chứng đau thắt ngực, bệnh mạch vành, viêm tắc động mạch.
-
Bạch Tật Lê (Fructus Tribuli)
Vị thuốc Bạch Tật Lê Vị thuốc: Bạch Tật Lê
Tên khác: Thích tật lê, tật lê
Tên Latin: Fructus Tribuli
Tên Pinyin: Baijili
Tên tiếng Hoa: 白蒺藜
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, phế
Hoạt chất: Kaempferol, kaempferol-3-glucoside, kaempferol-3-rutinoside, tribuloside, furostanol bisglycoside, harmane, harmine
Dược năng: Bình can, tức phong, tán phong thấp, làm sáng mắt, hành can huyết, giảm ngứa
Liều Dùng: 6 - 12g
Chủ trị:
- Chữa các chứng nhức mắt, mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, dị ứng, tích tụ, tắc sữa.
- Can dương vượng biểu hiện hoa mắt chóng mặt, cảm giác căng đau ở đầu dùng Bạch tật lê hợp với Câu đằng, Cúc hoa và Bạch thược.
- Can khí uất biểu hiện cương vú, cảm giác bứt rứt trong ngực và vùng thượng vị, tắc sữa dùng Bạch tật lê hợp với Sài hồ, Thanh bì và Hương phụ.
- Phong nhiệt trong kinh can biểu hiện mắt đỏ và chảy nước mắt dùng Bạch tật lê hợp với Cúc hoa, Mạn kinh tử và Quyết minh tử.
- Phong nhiệt trong huyết biểu hiện mẩn ngứa dùng Bạch tật lê với Kinh giới và Thuyền thoái.Kiêng kỵ:
Phụ nữ có thai, khí huyết suy dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc -
Bạch Thược (Radix Paeoniae Lactiflorae)
Vị thuốc Bạch Thược Vị thuốc: Bạch Thược
Tên khác: Bạch Thược Dược
Tên Latin: Radix Paeoniae Lactiflorae
Tên Pinyin: Baishao
Tên tiếng Hoa: 白芍
Xuất xứ: Dược Phẩm Hóa Nghĩa Bản
Tính vị: Vị chua, hơi đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Hoạt chất: Paeoniflorin, albiflorin, oxypaeoniflorin, benzoylpaeoniflorin, paeonin, hydroxypaeonifloin
Dược năng: Bình can, dưỡng huyết, liễm âm
Liều Dùng: 3 - 15g
Chủ trị:
- Bạch thược chủ yếu vào tạng can, vị chua có tính thu liễm nên dưỡng can huyết, làm nhu can. Những chứng can dương vượng, can huyết bất túc biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, bứt rứt, dễ nổi giận đều có thể dùng Bạch thược.- Can huyết hư không dưỡng cân khiến chân tay co cứng dùng Bạch thược với Cam thảo.
- Trị các chứng bệnh của phụ nữ trước và sau khi sinh, vùng tim và bụng đầy cứng, trường phong hạ huyết, mụn nhọt, đầu đau, mắt đỏ, hoại tử.
- Trị tỳ hư, bụng đầy, vùng dưới tim đầy cứng, hạ sườn đau, phế cấp trướng nghịch, hen suyễn, mắt dính, can huyết bất túc, dương duy mạch có hàn nhiệt, đái mạch bệnh làm cho bụng đầy đau. -
Bạch Tiền (Rhizoma Cynanchi Stauntonii)
Vị thuốc Bạch Tiền Vị thuốc: Bạch Tiền
Tên Latin: Rhizoma Cynanchi Stauntonii
Tên Pinyin: Baiqian
Tên tiếng Hoa: 白前
Tính vị: Vị cay, ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh phế
Dược năng: Giáng khí, trừ đàm, giảm ho
Liều Dùng: 3 - 10g
Chủ trị:
Chủ trị các chứng ho lâu ngày, ho có đàmKiêng kỵ:
Ho khan do phế âm hư không dùng -
Bạch Tiễn Bì (Cortex Dictamni)
Vị thuốc Bạch Tiễn Bì Vị thuốc: Bạch Tiễn Bì
Tên khác: Bạch tiền bì
Tên Latin: Cortex Dictamni
Tên Pinyin: Baixianpi
Tên tiếng Hoa: 白鲜皮
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: Dictamnine, dictamnolactone, sitosterol, obacunonic acid, trigonelline, choline, fraxinellone, campesterol, skimmianin, y-fagarin, dasycarpamin
Dược năng: Khu phong, thanh nhiệt, tả hỏa, trừ thấp
Liều Dùng: 6 - 9g
Chủ trị:
- Tán phong nhiệt, trị nhọt độc, sang lở, ngứa da do phong, nhiệt độc.
- Dùng với Khổ sâm trị sưng đau, ngứa da do thấp nhiệtKiêng kỵ:
Tạng phủ hư hàn không dùng -
Bạch Truật (Rhizoma Atractylodis Macrocephalae)
Vị thuốc Bạch Truật Vị thuốc: Bạch Truật
Tên Latin: Rhizoma Atractylodis Macrocephalae
Tên Pinyin: Baizhu
Tên tiếng Hoa: 白术
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: atractylol, atractylon, junipercamphor, atractylolide, hydroxyactyldide, sesquiterpenelon, hinesol, palmitic acid
Dược năng: Ích khí, kiện tỳ, táo thấp, chỉ hãn, an thai
Liều Dùng: 5 - 15g
Chủ trị:
- Tỳ suy không vận hóa được thủy thấp biểu hiện biếng ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, bụng đầy trướng dùng Bạch truật với Nhân sâm và Phục linh như trong bài Tứ Quân Tử Thang.
- Tỳ vị hư hàn bbiểu hiện lạnh và đau vùng bụng, tiêu chảy, nôn dùng Bạch truật phối hợp với Can khương, Nhân sâm như trong bài Lý Trung Hoàn.
- Khí trệ do tỳ vị hư, biểu hiện đầy bụng dùng Bạch truật với Chỉ thực trong bài Chỉ Truật Hoàn.
- Đầy tức ngực bụng do khí trệ dùng Bạch truật phối hợp với Tô ngạnh và Sa nhân.
- Thủy thấp ứ đọng bên trong do công năng tỳ vị hư yếu, kèm với phù hay chứng đàm ẩm dùng Bạch truật với Ðại phúc bì và Phục linh.
- Trị chứng đàm ẩm, biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực, suyễn, ho khạc nhiều đờm (khái thấu) và cảm giác bứt rứt trong ngực dùng Bạch truật với Quế chi và Bạch linh trong bài Linh Quế Truật Cam Thang.
- Đau nhức lưng do thận hư dùng Bạch truật với Ðỗ trọng, Tục đoạn và Tang ký sinh.
- Nội nhiệt, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng và mạch Khẩn dùng Bạch truật phối hợp với Hoàng cầm
- Tự nhiên đổ mồ hôi (tự hãn) do khí hư dùng Bạch truật phối hợp với Hoàng kỳ và Phòng phong trong bài Ngọc Bình Phong Tán.
- Hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực dùng Bạch truật phối hợp với Thục địa hoàng, Ðương quy, Bạch thược và A giao.
- Thai động không yên do tỳ khí hư kèm theo các biểu hiện ra máu âm đạo và đau bụng dưới dùng Bạch truật phối hợp với Nhân sâm và Phục linh.
- Dùng sống: trị thấp nhiệt
- Tẩm hoàng thổ sao: bổ tỳ, trị nôn mửa, bụng trướng đau, an thai động không yên.
- Tẩm mật sao: bổ tỳ, nhuận phế.
- Sao cháy: cầm huyết, ấm trung tiêu -
Bạch Vi (Radix Cynanchi Atrati)
Vị thuốc Bạch Vi Vị thuốc: Bạch Vi
Tên Latin: Radix Cynanchi Atrati
Tên Pinyin: Baiwei
Tên tiếng Hoa: 白薇
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị đắng, mặn, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh phế, vị, thận
Hoạt chất: Cynanchol, cynatratoside A, B, C, D, E, F; atratoside A, B, C, D; cynaersicoside C, D; neocynanversicoside, glaucogenin D
Dược năng: Thanh huyết nhiệt, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu
Liều Dùng: 6 - 15g
Chủ trị:
- Thanh nhiệt ở phần doanh, trị lậu huyết, âm hư phát nhiệt dùng Bạch vi với Đương quy và Nhân sâm
- Trị phế nhiệt do phong nhiệt, sốt, ho có đàm; sản hậu hư nhược, buồn nôn.
- Trị nhiệt độc gây viêm họng, lở ngứa da. Trị côn trùng độc cắn, dùng Bạch vi uống và đắp ngoài chỗ bị cắnKiêng kỵ:
Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không dùng -
Bại Tương Thảo (Herba cum Radice Patriniae)
Vị thuốc Bại Tương Thảo Vị thuốc: Bại Tương Thảo
Tên Latin: Herba cum Radice Patriniae
Tên Pinyin: Baijiangcao
Tên tiếng Hoa: 败酱草
Tính vị: Vị tân, khổ, tính mát
Quy kinh: Can, đại trường,
Dược năng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, tán ứ
Liều Dùng: 9 - 15g
Chủ trị:
- Thanh nhiệt độc, trị nhiệt tích tụ ở đại trường, trị các chứng sưng đau, nhọt độc.
- Tán ứ huyết, giảm đau, tiêu ung, trị các chứng đau nhức ở vùng bụng và ngực do ứ huyết.Độc tính:
Dùng quá liều có thể gây chóng mặtKiêng kỵ:
Tỳ vị hư yếu không dùng -
Bán Chi Liên (Herba Scutellariae Barbatae)
Vị thuốc Bán Chi Liên Vị thuốc: Bán Chi Liên
Tên Latin: Herba Scutellariae Barbatae
Tên Pinyin: Banzhilian
Tên tiếng Hoa: 半枝莲
Tính vị: Vị cay, đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can, phế, vị, đại trường
Dược năng: Thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng
Liều Dùng: 15 - 60g
Chủ trị:
- Thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng ung nhọt, sưng đau do nhiệt độc.
- Dùng với Bạch thược, Miết giáp, Đan sâm trị ung thư gan.
- Dùng với Bạch hoa xà thảo trị các chứng ung thưKiêng kỵ:
Phụ nữ có thai không dùng -
Bán Hạ (Rhizoma Pinelliae)
Vị thuốc Bán Hạ Vị thuốc: Bán Hạ
Tên Latin: Rhizoma Pinelliae
Tên Pinyin: Banxia
Tên tiếng Hoa: 半夏
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, phế
Hoạt chất: Homogentisic acid, choline
Dược năng: hạ nghịch khí, chống nôn, tiêu đờm thấp, tán kết, tiêu ứ, tiêu ung
Liều Dùng: 5 - 10g
Chủ trị:
Trị ho có đàm, chỉ ẩu thổ, trị thương hàn
- Tẩm Cam thảo và Bồ kết: trị hen suyễn có đờm.- Ho, buồn nôn do vị khí nghịch dùng Bán hạ với Trần bì
- Nôn do thai nghén dùng Bán hạ với Sơn dược
Độc tính:
Sinh bán hạ (Bán hạ chưa bào chế) có độc tính. Thông thường chỉ dùng Bán hạ chế trong thuốc uống và Bán hạ chế không độc.Kiêng kỵ:
- Bán hạ kỵ Ô đầu -
Bản Lam Căn (Radix Isatidis)
Vị thuốc Bản Lam Căn Vị thuốc: Bản Lam Căn
Tên Latin: Radix Isatidis
Tên Pinyin: Banlangen
Tên tiếng Hoa: 板蓝根
Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh tâm, vị
Hoạt chất: Arginine, glutamin, indican, indigo, salicylic acid, indirubin, uridine, kinetin
Dược năng: Thanh nhiệt độc, thanh huyết nhiệt, kháng sinh
Liều Dùng: 10 - 30g
Chủ trị:
- Thanh thấp nhiệt ở can và đởm, trị các chứng phong, sưng đau, nhọt độc
- Viêm họng, phù mặt, quai bị, ứ huyết da dùng Bản lam căn với Huyền sâm, Tri mẫu.
- Cảm sốt, người bứt rứt, họng khô, khát nước dùng Bản lam căn với Liên kiều, Kim ngân hoa.Kiêng kỵ:
Đây là vị tả mạnh, người bệnh lâu ngày, sức yếu, không có nhiệt độc không nên dùng -
Ban Miêu (Mylabris)
Vị thuốc Ban Miêu Vị thuốc: Ban Miêu
Tên Latin: Mylabris
Tên Pinyin: Bianmao
Tên tiếng Hoa: 斑蝥
Tính vị: Vị cay, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh đại trường, tiểu trường
Dược năng: Trị tràng nhạc, sang lở làm thuốc phỏng rạ
Liều Dùng: 1 - 2 con/ngày
Chủ trị:
Theo Trung y: Ban miêu là thứ sâu trên cây đậu đen, mình dài độ 2 cm, có từng sọc vàng hoặc sọc đen, mõm nhọn, thân thể có mùi hôi.
- Lấy gạo nếp và mè tẩm nước, trộn lẫn với ban miêu, mang sao cho vàng cháy, lấy ra, ngắt bỏ đầu chân và hai cánh lấy tóc rồi treo lên góc hiên phía đông một đêm rồi dùng thì hết độc (Lôi Công).
- Dùng Ban miêu thì bỏ cánh, trộn với gạo nếp sao nhín. Nếu dùng sống thì bị thổ tả.
- Trộn lẫn với cám sao qua rồi nấu với giấm. Tán hột với thuốc mà rắc ngoài.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ đầu, chân và cánh (vì có cạnh sắc), chỉ dùng thân. Lấy gạo nếp tẩm ướt trộn với thân ban miêu, sao lên cho vàng là được. Khi dùng có thể dùng ban miêu bỏ gạo nếp, hoặc dùng gạo nếp bỏ ban miêu (bệnh nhẹ), rồi tán bột trộn với các thuốc bột khác. Dùng để bôi ngoài.
- Có người chỉ bỏ đầu và bỏ ruột (bấu đốt sau cùng rồi rút ra, ruột sẽ ra theo). Khi dùng, sao với gạo nếp 1 - 2 lần để giảm ngộ độc.Độc tính:
Độc tính cao, dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốcKiêng kỵ:
Phụ nữ có thai cấm dùng -
Băng Phiến (Borneolum)
Vị thuốc Băng Phiến Vị thuốc: Băng Phiến
Tên khác: Mai hoa băng phiến, Mai phiến, Long não hương, Mai hoa não, Ngải nạp hương, Ngải phiến, Từ bi
Tên Latin: Borneolum
Tên Pinyin: Bingpian
Tên tiếng Hoa: 冰片
Xuất xứ: Xin Xiu bản thảo
Tính vị: Vị cay, đắng, tính mát
Quy kinh: Vào kinh tâm, tỳ, phế
Hoạt chất: Borneol, isoborneol, camphor, humulene, asiatic acid
Dược năng: Thanh nhiệt, giảm đau, giảm ngứa, khai khiếu, tỉnh thần
Liều Dùng: 0,15 - 0,3g
Chủ trị:
Trị trúng phong cấm khẩu, do động kinh, hôn mê.
- Bất tỉnh do sốt cao: Dùng Băng phiến với Xạ hương trong bài An Cung Ngưu Hoàng Hoàn.
- Sưng, đỏ và đau mắt: Dùng Băng phiến như thuốc nhỏ mắt.
- Ðau Họng hoặc loét miệng: Dùng phối hợp Băng phiến với Natri borat và Cam thảo và Mang tiêu trong bài Băng Bằng Tán.Kiêng kỵ:
- Băng phiến dùng trong thuốc tễ, tán, hoặc rượu xoa bóp, không dùng trong thuốc sắc
- Phụ nữ có thai không dùng -
Bào Khương (Rhizoma Zingiberis (blast fried))
Vị thuốc Bào Khương Vị thuốc: Bào Khương
Tên khác: Hắc khương
Tên Latin: Rhizoma Zingiberis (blast fried)
Tên Pinyin: Pao Jiang
Tên tiếng Hoa: 炮姜
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ
Dược năng: Ôn tỳ, ấm vị, trừ hàn
Liều Dùng: 2 - 6g
Chủ trị:
Ôn tỳ, ấm vị, trừ hànKiêng kỵ:
- Âm hư nội nhiệt không dùng
- Phụ nữ có thai dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc -
Biển Xúc (Herba Polygoni Avicularis)
Vị thuốc Biển Xúc Vị thuốc: Biển Xúc
Tên Latin: Herba Polygoni Avicularis
Tên Pinyin: Bianxu
Tên tiếng Hoa: 编蓄
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang
Hoạt chất: Avicularin, quercitrin, d-catechol, gallic acid, caffeic acid, oxalic acid, silicic acid, cholorogenic acid
Dược năng: Tăng chuyển hoá nước, điều hoà tiểu tiện bất thường, diệt ký sinh trùng và trị ngứa.
Liều Dùng: 10 - 15g
Chủ trị:
- Trị nhiệt lâm, hoàng đản, mẩn ngứa, lở loét, ngứa âm đạo, trẻ nhỏ có giun đũa.
- Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít và có máu, đau khi tiểu, muốn đi tiểu và hay đi tiểu: Dùng phối hợp Biển súc với Cù mạch, Mộc thông và Hoạt thạch trong bài Bát Chính Tán.
- Eczema và viêm âm đạo do Trichomonas: Nước sắc Biển súc dùng để rửa. -
Binh Lang (Semen Arecae)
Vị thuốc Binh Lang Vị thuốc: Binh Lang
Tên khác: Hạt cau
Tên Latin: Semen Arecae
Tên Pinyin: Binglang
Tên tiếng Hoa: 槟榔
Xuất xứ: Ming Yi Za Zhu
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh vị và đại trường
Hoạt chất: Areca red, arecoline, arecaine, guracine, guvacoline, arecolidine, homoarecoline
Dược năng: Bài trùng, tán ứ, hành khí, lợi tiểu, chống nôn
Liều Dùng: 5 - 15g, 60 - 120g để sổ giun
Chủ trị:
Trị giun sán (60 - 120g) phối hợp với hạt Bí ngô, kích thích tiêu hoá (0,5 - 4g). Trị sốt rét (phối hợp với Thường sơn đều 12g).Kiêng kỵ:
- Kỵ sắt
- Tỳ vị hư yếu không nên dùng -
Bồ Công Anh (Herba Taraxaci)
Vị thuốc Bồ Công Anh Vị thuốc: Bồ Công Anh
Tên khác: Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Hoàng hoa địa đinh
Tên Latin: Herba Taraxaci
Tên Pinyin: Pugongying
Tên tiếng Hoa: 蒲公英
Xuất xứ: Xin Xiu bản thảo
Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can, vị
Hoạt chất: Taraxacerin, taraxasterol, taraxicin, xanthoph
Dược năng: Thanh nhiệt giải độc, thanh thấp nhiệt, lợi tiểu
Liều Dùng: 10 - 30g
Chủ trị:
- Ung nhọt, ghẻ lở, đau vú, tràng nhạc, đinh độc, nhiệt lậu, mắt sưng đỏ, tỳ vị có hoả uất.
- Nhọt, hậu bối dùng Bồ công anh với Tử hoa địa đinh, Nguyệt quí hoa và Kim ngân hoa.
- Vàng do thấp nhiệt: Dùng Bồ công anh với Nhân trần cao.
- Nước tiểu đục: Dùng Bồ công anh với Kim tiền thảo và Bạch mao căn.
- Táo bón do nhiệtKiêng kỵ:
- Kỵ thuốc trụ sinh ký ninh
- Có thể gây tiêu chảy nếu dùng liều cao -
Bổ Cốt Chỉ (Fructus Psoraleae)
Vị thuốc Bổ Cốt Chỉ Vị thuốc: Bổ Cốt Chỉ
Tên khác: Phá cố chỉ
Tên Latin: Fructus Psoraleae
Tên Pinyin: Buguzhi
Tên tiếng Hoa: 补骨脂
Xuất xứ: Bản Thảo Đồ Kinh
Tính vị: Vị đắng, cay, tính đại ôn
Quy kinh: Vào kinh tỳ và thận
Hoạt chất: Xem phá cố chỉ
Dược năng: Xem phá cố chỉ
Liều Dùng: 3 - 9g
Chủ trị:
Xem phá cố chỉ -
Bồ Hoàng (Pollen Typhae)
Vị thuốc Bồ Hoàng Vị thuốc: Bồ Hoàng
Tên khác: Bồ thảo, hương bồ thảo
Tên Latin: Pollen Typhae
Tên Pinyin: Puhuang
Tên tiếng Hoa: 蒲黄
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị ngọt tính bình
Quy kinh: Vào kinh can, tỳ, tâm bàoHoạt chất: Flavonozit, xitosterin, chất mỡ
Dược năng: Chỉ huyết, hành huyết, tán ứ, lợi tiểu
Liều Dùng: 3 - 10g
Chủ trị:
- Bồ hoàng có tác dụng cầm máu vừa có tác dụng hành huyết. Bồ hoàng có thể dùng để trong các trường hợp cầm máu mà không gây ứ huyết.
- Lợi tiểu, dùng chữa bệnh ho ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu. -
Bội Lan (Herba Eupatorii)
Vị thuốc Bội Lan Vị thuốc: Bội Lan
Tên Latin: Herba Eupatorii
Tên Pinyin: Peilan
Tên tiếng Hoa: 佩兰
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh
Tính vị: Vị cay, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị
Hoạt chất: neryl acetate, p-cymene, 5-nethyl thymol ether, coumarin, coumaric acid, thymohydroquinone
Dược năng: Lợi thấp, thanh thử nhiệt
Liều Dùng: 4 - 9g
Chủ trị:
- Mùa hè thử thấp tích lại bên trong, ngực đầy tức, đầu căng đau, biếng ăn, nôn mửa, lưỡi trắng, nhớt.
- Thấp phong bế tỳ và vị, biểu hiện như đầy và chướng thượng vị và bụng, buồn nôn, nôn và kém ăn: dùng Bội lan với Hoắc hương, Thương truật, Hậu phác và Bạch đậu khấu.
- Nhiệt và thấp mùa hè ngoại sinh xâm nhiễm hoặc giai đoạn sớm của bệnh do sốt gây ra do nhiệt thấp biểu hiện như cảm giác tức ngực, không đói, hơi sốt và da: Dùng Bội lan với Hoắc hương, Thanh hao, Hoạt thạch và Ích trí nhân.Kiêng kỵ:
Dương thịnh âm suy không dùng -
Bối Mẫu (Bulbus Fritillariae Unibracteatae)
Vị thuốc Bối Mẫu Vị thuốc: Bối Mẫu
Tên khác: Xuyên bối mẫu
Tên Latin: Bulbus Fritillariae Unibracteatae
Tên Pinyin: Beimu
Tên tiếng Hoa: 贝母
Tính vị: Vị đắng, hơi ngọt, tính mát
Quy kinh: Vào kinh phế, tâm
Hoạt chất: Xem Xuyên bối mẫu
Dược năng: Xem Xuyên bối mẫu
Liều Dùng: 3 - 12g
Chủ trị:
Xem Xuyên bối mẫuKiêng kỵ:
Xem Xuyên bối mẫu