Cam thảo đất cam thảo nam, dã cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L

Cam thảo đất còn có tên cam thảo nam, dã cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L. Bộ phận dùng: Toàn cây, cả rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, hạ, rửa sạch. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.

Sep 26, 2021 - 09:58
Jan 25, 2024 - 10:22
 0  65
Cam thảo đất cam thảo nam, dã cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L
Cam thảo nam hay cam thảo đất, thổ cam thảo là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Cam thảo đất cam thảo nam, dã cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L
Cam thảo đất cam thảo nam, dã cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L
Cam thảo đất cam thảo nam, dã cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L

1. Tên gọi:

- Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Cam thảo đất

- Tên khác / Other name:  cam thảo nam, dã cam thảo, dạ kham (Tày), t’rôm lạy(K’ho)

- Tên khoa học / Scientific name:  Scoparia dulcis L.

- Đồng danh / Synonym name:  

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

3. Mô tả / Description:

Cây cỏ, sống một năm, cao 40- 70cm; gốc hoá gỗ, phân cành đối xứng, cành non vuông. Lá mọc vòng 3 hay đối, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc tập trung ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, hình cầu, nhiều hạt nhỏ.

4. Phân bố / Coverage:

Cây mọc hoang khắp nơi, ở ruộng hoang, ven đường hoặc bãi sông.

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :

7. Bộ phận dùng / Compositions used:

Toàn cây, cả rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, hạ, rửa sạch. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.

8. Công dụng / Uses:

Hạ nhiệt, chống viêm, lợi tiểu. Chữa cảm, sốt, nóng nhiều, ho, viêm họng, phát ban, sởi, mụn nhọt, lở ngứa, say sắn giải độc cơ thể, kinh nguyệt quá nhiều. Ngày 8- 12g dược liệu khô hoặc 20- 40g cây tươi, dạng thuốc sắc. Nếu ho khan, dùng tươi.

9. Thành phần hóa học / Chemical composition:

Rễ chứa alcaloid, chất đắng, amellin.

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:

Tháng 5 – 7.

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored:

Tên khác: Cam thảo đất.

Tên khoa học: Scoparia dulcis L.

Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Mô tả cây thuốc:

Thân cỏ nhỏ, mọc thẳng đứng, cao 30-80 cm. Thân tròn, màu xanh, có 4-6 sọc lồi, nhẵn, mang thẹo cuống lá còn lại. Lá đơn, mọc vòng 3 lá không bằng nhau hay mọc đối (những lá ở dưới), hình mác, đầu hơi nhọn, dài 2,5-4 cm, không có lá kèm. Bìa lá có răng ở 2/3 phía trên, răng cưa tù, không đều, sâu 1-2 mm. Phiến lá kéo dài men dọc theo 2 bên cuống lá, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt. Không có lá kèm. Gân lá hình lông chim lồi ở mặt dưới; 4-5 cặp gân phụ hơi lồi ở mặt dưới. Cuống lá dài 5-7 mm. Cụm hoa mọc riêng rẻ hay thành đôi ở nách lá. Hoa gần đều, lưỡng tính, mẫu 4 đôi khi gặp mẫu 5, màu trắng. Cuống hoa mảnh, dài 4-6 mm, màu xanh. Lá đài 4, rời, đôi khi gặp 5 lá đài, màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng 2,5 mm, có 3 gân nổi ở mặt ngoài, mép có lông, tồn tại và đồng trưởng với quả. Cánh hoa 4, dính nhau ở dưới (đôi khi gặp 5) thành ống rất ngắn, màu trắng phớt tím; trên chia thành 4 phiến hình bầu dục, gần như đều nhau, dài khoảng 2 mm, uốn cong ngược ra bên ngoài khi hoa nở, nhiều lông màu trắng, dạng sợi, dài gần bằng nhị đính ở miệng ống tràng. Tiền khai: 1 cánh hoa ở ngoài cùng, 1 cánh ở trong cùng, 2 cánh hoa còn lại xen kẽ nhau. Nhị 4, rời, đính trên miệng ống tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị hình sợi màu trắng, đỉnh hơi tím, dài khoảng 1,5 mm. Bao phấn hình mũi tên, 2ô, đính giữa, hướng trong, khai dọc. Hạt phấn hình bầu dục, có rãnh. 2 lá noãn ở vị trí trước-sau, dính liền thành bầu trên 2 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn, đính noãn trung trụ. 1 vòi nhụy dài khoảng 1,5 mm đính ở đỉnh bầu. Đầu nhụy màu xanh, dành điểm có 2 thùy, có chất dính. Quả nang hủy vách, hình cầu, trong chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Rễ: Bột màu nâu nhạt. Gồm các cấu tử: Mảnh bần, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm gỗ, mảnh mạch điểm, mảnh mạch mạng.
Thân: Bột màu vàng nhạt. Gồm các cấu tử: Mảnh biểu bì mang lỗ khí, mảnh mô mềm, mảnh mô mềm gỗ, mảnh mạch mạng, mảnh mạch vòng, mảnh mạch điểm, mảnh mạch vạch, mảnh mạch xoắn, sợi mô cứng riêng lẻ hay thành đám nhỏ.
: Bột màu xanh đậm. Gồm các cấu tử: Mảnh biểu bì vách uốn lượn mang lỗ khí kiểu hỗn bào, mảnh mô mềm, lông tiết chân ngắn đầu đa bào, mảnh mạch xoắn, mảnh mạch mạng, mạch vòng.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Gốc ở nhiệt đới Châu Mỹ, được thuần hóa trong tất cả các vùng nhiệt đới của thế giới. Ở nước ta, cây mọc khắp nơi từ Bắc vào Nam. Thường gặp trên đất hoang, dọc bờ đường, trên các dải cát của các sông và trong các ruộng khô, ở vùng thấp.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây (Herba Scopariae)

Thành phần hóa học: 

Cây chứa alkaloid và một chất đắng; còn có chứa nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần trên mặt đất có chứa một chất dầu sền sệt mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+)manitol, glucose. Rễ chứa (+)manitol, tannin, alkaloid, triterpenoids: friedelin, glutinol-a-amarin, acid betulinic, acid dulcinic, acid iflaionic, scoparic A, B, C, D scopadulcic (A: R = COOH, R’ = CH2OH; B: R = Me, R’ = COOH).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Thường dùng trị: cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đàm. Lỵ trực trùng. Tê phù, phù thủng, giảm niệu. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành. Rễ trị đau bụng, kiết, lợi tiểu; thân trị ho, sốt, giải độc, trị kinh nguyệt nhiều hay đau, giúp sinh dễ; lá bổ, làm cường tráng dục tính, trị sạn, trị viêm phế quản.

Tham khảo thêm : Cam thảo bắc và cam thảo nam

Scoparia dulcis L.

Cam thảo nam

Tên khoa học: Scoparia dulcis L. thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae).

Tên thường gọi: Cam thảo nam, cam thảo đất, Dã cam thảo, Trôm lay,…

Đặc điểm:

Phần trên mặt đất cao khoảng 0,4 – 0,7 m, mọc thẳng đứng, thân già hóa gỗ ở gốc, phần thân non có nhiều khía dọc. Lá mọc đối hoặc mọc vòng ba, dài 3 – 5 cm, rộng 1,5 – 3,0 cm, phiến nguyên, hẹp dần ở gốc, mép có răng cưa thưa ở nửa cuối, gân lá hình lông chim. Hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng, mọc riêng rẽ hay thành từng đôi ở kẽ lá. Cuống quả dài 0,8 – 1,5 cm.

Quả nang nhỏ đựng trong đài tồn tại, màu nâu đen. Đài đồng trưởng và quả bên trong có dạng gần như tròn với núm nhụy thò ra ở đỉnh quả, dài 1 – 2 mm. Quả luôn tồn tại ở kẽ lá làm thành điểm đặc sắc của cây. Rễ chính nhỏ, màu nâu đỏ nhạt, với nhiều rễ phụ. Toàn cây có mùi thơm nhẹ, vị đắng sau hơi ngọt.

Cây cam thảo nam 

Phân bố: Cây Cam thảo nam mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Mọc ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, châu Mỹ đều có.

Thu hoạch: Có thể thu hoạch cả năm, dùng tươi hoặc phơi khô. Đào toàn cây cả rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được.

Bộ phận dùng: Toàn cây, cả rễ.

Cam thảo bắc

Cam thảo bắc

Còn với Cam thảo bắc, loài cây này có tên gọi hao hao giống với cây Cam thảo nam nhưng lại có đặc điểm hoàn toàn khác, có thể dễ dàng phân biệt được:

Đặc điểm của cây Cam thảo bắc:

Cây nhỏ sống nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển.

Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 m. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5 – 1,5 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có  9 – 17 lá chét hình trứng.

Hoa hình bướm, màu tím nhạt. Loài Glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Qủa loài đậu, loài glaba nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong, có lông cứng.

Phân bố: Hiện được trồng quy mô lớn ở Trung Quốc. Dược liệu nước ta chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc.

Thu hái: Sau 3 – 4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Thu hái vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Có thể dùng dạng bột mịn hoặc dạng sống (Sinh thảo) hay dạng tẩm mật (Chích thảo).

Bộ phận dùng: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô.

Tác dụng

Cây Cam thảo nam có tác dụng gì?

  • Tác dụng chống bệnh đái đường, dùng uống làm giảm đường huyết, tăng hồng cầu.
  • Làm giảm lượng mỡ trong cơ thể.
  • Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Cam thảo bắc có tác dụng gì?

  • Dùng làm thuốc chữa ho.
  • Thuốc chữa loét dạ dày, tránh dùng dài ngày vì gây phù.
  • Dùng làm chất điều vị, tạo ngọt.
  • Là thành phần dùng trà nhuận tràng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể.
  • Tác dụng chống loét dạ dày: Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày.
  • Tác dụng chống co thắt.
  • Tác dụng long đờm do các saponin có trong cam thảo bắc.
  • Tác dụng tương tự cortison do Glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể kèm theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu dùng thời gian lâu có thể vị phù.
  • Tác dụng chống viêm, chống loét, làm lành vết thương.
  • Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO).
  • Các thí nghiệm gần đây cho thấy cam thảo bấc có khả năng giải độc của morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
  • Tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch

Tính dược đông y

Trong Đông y, Cam thảo nam được cho là có tác dụng: Bổ tỳ, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu.

Còn với Cam thảo bắc, vị thuốc này lại có tác dụng: Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hóa tác dụng các thuốc.

Xem thêm nghiên cứu cây thuốc:

1. Thành phần flavonoid và hoạt tính kháng viêm của cây cam thảo nam Scoparia dulcis

Files