Cách ngâm rượu mật ong ngon và những điều cần biết về Mật ong

Xin bác sĩ cho biết công dụng và cách pha chế rượu mật ong. Chồng tôi người gầy, da nóng có dùng được loại rượu này không?

Nov 4, 2020 - 10:29
 0  99
Cách ngâm rượu mật ong ngon và những điều cần biết về Mật ong

Trong dân gian, mật ong có nhiều tên gọi như thạch mật, thực mật, bạch mật, mật đường, phong đường..., được coi là "tinh của trăm hoa". Theo y học cổ truyền, mật ong vị ngọt, tính bình, có công dụng nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện và giải độc. Kết quả nghiên cứu của dược học hiện đại cho thấy, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, nhuận tràng, giải độc, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể và kéo dài tuổi thọ.

Y thư cổ Bản thảo cương mục cho rằng: mật ong có công dụng thanh nhiệt, bổ trung, giải độc, nhuận táo, chỉ thống. Sống thì tính lạnh, có thể thanh nhiệt; chín thì tính ấm, có thể bổ trung; ngọt mà hòa bình, có thể giải độc; nhu mà nhuận trạch, có thể nhuận táo; hoãn nên trừ cấp, có thể giảm đau ngực bụng, vết thương; hòa nên có thể điều hòa các vị thuốc giống như cam thảo. Còn nghiên cứu của dược học hiện đại cho thấy, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, nhuận tràng, giải độc, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể và kéo dài tuổi thọ.

Theo sử sách ghi lại, việc dùng mật ong ngâm rượu uống đã có từ thời nhà Chu (Trung Quốc) vào khoảng 780 năm trước Công nguyên. Loại rượu này có công dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa công năng các tạng phủ, trừ phong thấp và làm hết ngứa nên có thể dùng rộng rãi cho mọi đối tượng, đặc biệt tốt cho những người mắc chứng ngứa kinh niên.

Cách chế mật ong ngâm rượu: Dùng 1.000 ml mật ong ngâm với 1.500 ml rượu trắng, bịt kín miệng lọ, để nơi râm mát, thỉnh thoảng lắc đều, sau 15 ngày có thể dùng được. Uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 25 ml. Người thể trạng thiên nhiệt cũng có thể dùng được. Tuy nhiên, vì rượu là thứ đại nhiệt nên cần chú ý uống đúng liều lượng, không được thấy hay mà "quá chén"./ (Sức Khỏe & Đời Sống)

Lưu ý: Rượu mật ong tốt nhất ngâm trong bình thủy tinh không chì, sử dụng loại rượu có độ phù hợp để sử dụng thường là 30 - 35 độ, rượu đã được khử hết độc tố

Nhân Qủa: Sử dụng mật ong 
để chữa bệnh cứu người rất tốt, để không sát sinh đến đàn ong đặc biệt là ong con quá nhiều hãy tìm những tổ ong đã già để lấy, bởi theo Nhân Qủa của nhà Phật khi sát hại chúng sinh như vậy thì thường ngánh quá báo nhẹ nhất là tuyệt tự không thì cũng giảm tuổi thọ... (Nghề sinh nghiệp)

Mật ong

* Tôi được anh em cho một chai rượu có ngâm mật ong, sáp ong, tổ ong. Tổ ong có thể dùng để ngâm lẫn với các thứ trên hay không? Đỗ Đăn Bính, 14, ngõ 10, Lý Thường Kiệt, Thái Bình

Có thể ngâm rượu với ong đất hay ong bò vẽ (có thể ngâm nguyên cả mảng sáp tổ ong với mật, phấn hoa, nhộng và con ong hoặc ngâm con ong riêng). Có công dụng bổ trung, nhuận phế trừ ho, nhuận tràng thông tiêu, chỉ thống giải độc, dùng để bổ dưỡng và chữa các chứng bệnh như ho, táo bón, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm loét miệng, bỏng, ngộ độc ô đầu...

  1. Sáp ong có tác dụng bổ dưỡng, tăng sức và kích thích tiêu hóa. Sáp ong được dùng để chữa trĩ ra máu (kết hợp với nha đam tử), ung nhọt (làm viên phèn phi nấu với sáp ong để uống), chữa bỏng (làm thuốc dán), chữa viêm họng, bí tiểu tiện.
  2. Phấn hoa có công dụng ích khí dưỡng huyết, bổ thận điền tinh, được dùng làm thuốc bổ, nâng cao sức đề kháng cho những người bị suy nhược cơ thể, tâm tỳ hư suy, thận tinh bất túc, liệt dương, suy giảm khả năng t ình d ục, muộn con, đáo tháo đường, ung thư tuyến tiền liệt...
  3. Sữa ong chúa là thuốc bổ dưỡng cao cấp, dùng cho người mới ốm dậy, người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh bị thiếu máu, ít sữa, kém ăn, mất ngủ, chữa các bệnh lý như thấp khớp, hen suyễn, sởi, tăng huyết áp, viêm gan virut, suy nhược thần kinh, liệt dương, Parkinson, nhiễm phóng xạ, tàn nhang, trứng cá, viêm da mủ, mụn nhọt...
  4. Tổ ong có công dụng thanh nhiệt giải độc, khứ phong tiêu thũng, sát khuẩn, được dùng để trị kinh giản, co giật, bệnh phong, nhũ ung, đinh độc, lao hạch, phong tý, trĩ, lỵ, liệt dương, mụn nhọt... 

GS.TS NGUYỄN LÂN DŨNG/ Theo dongtayy.com