Bình vôi (Stephania rotunda Lour, Stephania Glabra)

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, củ bình vôi vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí lợi thuỷ. Thường dùng trị An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.

Jul 14, 2022 - 03:53
 0  80
Bình vôi (Stephania rotunda Lour, Stephania Glabra)
Phân bố tự nhiên: Gặp nhiều nơi từ Bắc (Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng) vào Nam (Côn Đảo). Ngoài ra còn có ở Assam, Bangladesh, Cambodia, East Himalaya, India, Laos, Myanmar, Nepal, Thailand, Tibet.
Bình vôi (Stephania rotunda Lour, Stephania Glabra)
Bình vôi (Stephania rotunda Lour, Stephania Glabra)

Tên Việt Nam: Bình Vôi, Củ Một, Dây Môi Trơn, Cây Củ Mót.

Tên khác: Ô cửu thự, Viên diệp Thiên kim đằng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Stephania rotunda Lour. (Stephania Glabra (Roxb) Miers)

Họ khoa học: Menisperinaceae.

Mô tả: Dây leo thân hóa gỗ, dài 5-15m, có khi hơn. Toàn thân màu lục nhạt, nhẵn, thân già có mang những rễ phụ. Ở phần dưới gốc, thân phình thành củ, có củ nặng tới 20-30kg, đường kính tới 60cm hay hơn nữa. Lá mọc cách, hình tròn hơi trái tim, có 7-11 gân, rõ ở mặt dưới hơn ở mặt trên.  Cuống lá đính vào ở một điểm khoảng 1/3 phiến lá. Hoa đơn tính, khác gốc, mọc thành tán. Hoa nhỏ màu lục nhạt, có cuống. Hoa đực có 5-6 lá đài hình trứng, cánh hoa 3-5, ngắn bằng nửa lá đài, nhị tụ lại thành trụ, đầu xòe thành đĩa tròn. Hoa cái có 3-5 lá đài hình trứng nhỏ. Lá noãn 1 hình trứng, đầu nhụy 3-5. Quả có vỏ quả ngoài mỏng, màu đỏ tươi. Hạt hình móng ngựa, màu nâu nhạt. Ra hoa vào tháng 5,6. Quả tháng 8-9.

Địa lý: Cây mọc hoang ở núi đá, cũng có loại sống ở đất, nhưng củ nhỏ hơn. Thường gặp ở hai bên khe suối, hai bên đường, sơn cốc trong núi, sườn núi nơi ẩm thấp, thường quấn bò lên cây khác, củ nổi trên mặt đất đá. Có khắp nơi trong nước.

Phân biệt:

1- Ngoài ra còn có cây tương tự gọi là Dây đồng tiền hay Ngải tượng trắng (Stephania pierrei Diels). Đó là cây dây leo cao 2m, có khi dài hơn. Thân hình trụ yếu 2-3mm, xoắn, có rãnh, nhẵn. Rễ phình thành củ lớn bằng đầu người, nặng tới 4-5 kg. Lá hình khiên, tròn nhỏ, đường kính 2-5cm, rất nhẵn, mặt dưới màu nhạt hơn, gân 9, tỏa tia không bằng nhau, các gân con thành mạng ít dày đặc, cuống mảnh, dài 15-25mm, rất nhẵn. Cụm hoa thành tán, mang khoảng 10 hoa, cuống hoa chung dài 10-25mm, cuống hoa 1-2mm rồi dài tới 4mm ở dưới quả. Cây có nhiều ở Thừa thiên, Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang, Điện Bà, Thất Sơn (miền Nam). Cây có củ tác dụng như bình vôi (Stepphania rotunda Lour) nhưng tác dụng yếu hơn.

2- Ở những vùng núi đất, có một cây hình dạng giống như cây Củ bình vôi, nhưng củ nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng quả trứng vịt, người ta gọi là củ Gà ấp. Cần nghiên cửu để đối chiếu so sánh xác định tên khoa học lại.

3- Ở Trung quốc dùng cây Củ bình vôi rất giống với cây của Việt Nam với tên là Thiên kim đằng (Stephania japonica Miers) làm thuốc chữa ho lao, kiết lỵ, đau bụng.

Thu hái, sơ chế: Đào củ cạo sạch vỏ đen bên ngoài, xắt mỏng phơi khô.

Phần dùng làm thuốc: Thân củ (Tuber stephanae Rotungae).

Mô tả dược liệu: Mặt ngoài củ xù xì, màu nâu đen, trông giống như hòn đá, ngông mùi vị đắng. Củ tươi rất lớn nhưng khi thái ra phơi còn lại rất ít.

Tính vị: Vị đắng, Tính lạnh, Có độc ít.

Tác dụng : Thanh nhiệt giải độc, giảm đau. An thần.

Chủ trị: Trị rắn độc cắn, đinh nhọt sưng đau, phong thấp đau xương.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

Ngày dùng từ 1,5 - 4g 5 thuốc bột hay cứ 100gr củ Bình vôi ngâm với 1 lít rượu 400, lần uống 10-15ml để làm thuốc trấn kinh an thần trong các trường hợp mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau tim, đau dạ dày (thuộc nhiệt, hen suyễn khó thở. Những ngừơi sốt rét rừng, phù thũng, đau bụng, kiết lỵ, ho.

Liều dùng: Ở Trung quốc người ta dùng rễ củ khô 9-15g sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Rễ hoặc lá tươi đâm nhuyễn đắp lên nơi đau.

Tìm hiểu kỹ hơn về nghiên cứu mới nhất về cây bình vôi dưới đây

Files