Trà thảo dược - Bệnh nào phải trà nấy!
Trong y học cổ truyền, trà thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, thậm chí là hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy dùng trà thảo dược cũng phải đúng thể trạng sức khỏe, bệnh nào thì dùng trà đó mới hiệu quả. Mời các bạn cùng tìm hiểu mỗi loại trà trước khi sử dụng phù hợp với bản thân nhé!
Trà cho người mắc bệnh đường hô hấp
Trà bách táo ngư tinh thảo: Bách hợp 10g, đại táo 5 quả, ngư tinh thảo khô 10 g. Tất cả đem hãm với nước sôi 20 phút. Trà này có tác dụng nhuận phế, bổ hư, giảm ho tiêu đờm. Thích hợp cho những người viêm phổi phế quản, hen phế quản, viêm họng...
Trà câu kỷ ngọc diệp : Kỷ tử 5g, đại táo 3 quả bỏ hạt, dâu ngô 510g, lá dâu 5g. Tất cả sơ chế thái vụn đem hãm nước sôi, uống hằng ngày, có tác dụng: nhuận phế, bổ thận khí, trừ phong, tiêu khát, lợi niệu,mát can. Thích hợp cho những người viêm phổi – phế quản, viêm gan, viêm đường tiết niệu, thận hư gây đau lưng mỏi gối…
Trà dành cho người bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch
Trà thiên ma cúc hoa: Thiên ma 10g, cúc hoa 10g, hòe hoa 5g. Tất cả đem hãm với nước nóng dùng hằng ngày, có tác dụng ích khí, bổ âm, an thần, hạ áp, thanh can sáng mắt mạnh gân cốt. Dùng cho những người âm hư hỏa vượng tăng huyết áp, hoa mắt chóng mặt, xơ vữa động mạch, thị lực giảm do biến chứng tăng huyết áp và tiểu đường...
Trà thủ ô sâm cúc: Hà thủ ô 20g, đan sâm 25g, cúc hoa 15g, đường phèn hay mật ong đủ dùng.Tất cả đem hãm 30 phút trong bình kín, uống hằng ngày có tác dụng bổ can thận, hoạt huyết hoá ứ, an thần, hạ áp. Dùng cho những người thiểu năng mạch vành, thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…
Trà dành cho người mắc bệnh đường tiêu hóa
Trà sinh khương đại táo: Gừng tươi 20g, đại táo 10 quả, đường đỏ hoặc đường phèn lượng vừa đủ.Gừng tươi rửa sạch, thái vụn; đại táo bỏ hạt, thái vụn. Tất cả đem hãm trong bình kín, có thể thêm đường theo khẩu vị, uống hằng ngày, có tác dụng: tán phong hàn, ấm tỳ vị, ích khí bổ hư, đặc biệt tốt với những người tỳ vị hư yếu, dễ bị cảm lạnh, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, lạnh tứ chi, huyết áp thấp, thận dương hư, dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp...Những người tăng huyết áp không nên dùng trà này.
Trà tiểu hồi hương: Tiểu hồi hương 10 -15g, đường ăn một lượng vừa phải. Tiểu hồi hương tán vỡ hãm với nước sôi nêm đường đủ dùng uống hằng ngày, có tác dụng ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống, giảm đau. Thích hợp trong các ngày giá rét, người mắc chứng tỳ vị hư yếu thường xuyên đau bụng đi ngoài, lạnh bụng, dễ mắc cảm cúm, tăng cưòng lưu thông khí huyết, giảm đau trong các chứng viêm khớp, cước khí, huyết áp thấp, tỳ thận dương hư...
Trà dành cho người huyết áp thấp
Trà tô diệp khương : Tô diệp (lá tía tô) 10g, gừng tươi 3g. Hãm với nước sôi nêm đường vừa đủ, dùng trong những ngày giá rét, có tác dụng: ôn ấm trung tiêu, giải biểu tán hàn, điều hòa khí vị. Thích hợp cho những người dễ cảm lạnh, đau đầu hoa mắt chóng mặt do huyết áp thấp, sợ lạnh, lạnh bụng, bụng trướng đau do lạnh, đại tiện lỏng nát...
Trà ngưu tất nhục quế: ngưu tất 30g, nhục quế 10g, quế chi 10g. Tất cả cho vào bình kín hãm khoảng 30 phút, dùng trong những ngày giá rét. Thích hợp cho những người gân cốt hư yếu, đau lưng mỏi gối, viêm đa khớp dạng thấp, cước khí, huyết áp thấp.
Lương y Hoài Vũ (Sức khỏe và Đời sống)
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |