Cây Cơm Nguội Nhăn: Dược Liệu Quý Từ Thiên Nhiên Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh

Cây Cơm nguội nhăn là một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng như thanh họng, lợi thanh quản, tán ứ tiêu sưng và cầm máu. Tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng và những bài thuốc dân gian chữa viêm amidan, đau răng và các tổn thương khác từ loài cây này.

Sep 17, 2024 - 10:11
 0  27
Temu
Temu

BÁCH LƯỢNG KIM  百 兩  金

Temu
Temu

Adisia crenata Sim.

Tên Việt Nam: Cơm nguội nhăn, Chu sa căn, Trọng đủa.

Tên khác: Châu sa căn, Tử kim ngưu, Bách lạng kim căn, Tiểu la tản, Nhập trảo cân, Khai khẩu tiển, Bát trảo kim long, Bát trảo long (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa họcAdisia crenata Sim. ( = Ardisia ctripa A.DC = Ardisia hortorum Max.)

Họ khoa học: Đơn Nem (Myrsinaceae).

Mô Tả : Cây bụi cao tới 2m, nhẵn, có thân thẳng mang ở ngọn 4-10 nhánh mãnh, cụm có hoa ở tận cùng. Là hình bầu dục, thuôn nhọn ở 2 đầu. có mép gấp xuống dưới, có khiá tai bèo nhiều và rộng. Hoa trắng hồng, hoặc đỏ, xếp 4-14 cái thành ngũ dạng tán. Quả hình cầu, đường kính 4-10mm, màu đỏ tía, có mũi nhọn lồi ở đầu. Hạt đơn độc, có vết lõm ở gốc khá sâu. Ra quả từ tháng 12 đến tháng 3

Trọng đũa khi dùng để làm cảnh thì được gọi trong tiếng Việt với các tên khác là kim ngân lượng,bách lượng kimchâu sa kim phân bố từ Nam Định đến Tây Ninh và Đồng Nai.

Phân biệt:

1) Cây Trọng đủa khác với cây Nguội (Adisia quinquegona) là cây bụi cao 1,5m, chia làm nhiều cành rất nhẵn, trừ các trục non. Lá thuôn nhọn giáo, có mũi nhọn ngắn, co mép phẳng hơi lượn. Hoa màu hồng gần dạng tán, xếp 2 đến 12 cái trên một trục chính rất mảnh ở nách. Quả gần hình cầu, có mũi lồi,có 5 cạnh dọc to màu đen. Có hoa từ tháng 5 đến tháng 8, mọc nhiều ở miền Bắc và Trung nước ta, kinh nghiệm nhân dân dùng lá để xông chữa chứng nhức đau mình mẩy, chữa đau răng

2) Khác với cây Long Sát hay Lài Sơn (Adisia kteniophylla A.DC) là cây bụi cao tới 5m, cành non, cuống lá và trục cụm hoa có lông tuyến ngắn. Lá thuôn hoặc hình ngọn giáo ngược, thót lại và men theo gốc, đầu có mũi nhọn, mép phẳng, hơi có răng. Hoa trắng hồng, xếp 3-15 cái ở đầu các trục của chùm kép. Cây có ở miền Bắc và Trung nước ta, kinh nghiệm nhân dân dùng lá nấu nước chè cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.

3) Phân biệt với cây Mưa cưa (Ardisia rigida Kurz.) là cây bụi cao 0,5-2,5m nhẵn, trừ các trục cụm hoa, các cuống hoa, lưng của lá dài phủ lông ngắn có tuyết. La mọc cách hay thành vòng giả ở ngọn thân, hình bầu dục ngược, thót lại ở gốc, có mũi nhọn sắc ở đầu, dạng màng mỏng như giấy, có mép lượng sóng có những u sần sùi trên mặt. Hoa xếp thành chùm ở ngọn mang những cụm tán gồm 8-15 hoa màu mận chín. Quả gần hình cầu, có vết lõm hẹp và hơi sâu. Cây gặp khá nhiều ở Miền nam và miền Trung nước ta quả ăn được. Kinh nghiệm dân gian dùng lá để xông cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.

4) Ngoài ra nên phân biệt với cây Cơm nguội nhăn (Ardisia crispa var. angusta Clarke) thuộc cây tiể mọc cao chừng 1m, lá nhỏ hơn lên dài 4-6cm, rộng chừng 1-2cm, màu nâu đậm hay lợt lúc khô. Tản phòng đơn hay có nhánh, cọng dài đến 2cm, hoa hường hay đỏ, trái đỏ. Cây có ở phan rang (rừng thông) Nha trang. Kinh nghiệm nhân dân dùng lá để trị bệnh phổi.

5) Xem Thử Kim ngưu (Ardisia japonica B1)

Cơm nguội nhăn

[Ardisia crispa var. abgusta (Clarke)]

Địa lý: Thường gặp ở nước ta, tính ưa nơi thấp ẩm, thường có ở núi

Phần dùng làm thuốc: Lá rễ

Tác dụng : Thanh họnglợi thanh quản, tán ứ tiêu sưng, cầm máu, thanh nhiệt giải độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tính vị: Vị đắng cay, tính bình  (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Qui kinh: Vào kinh Phế, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chủ trịLiều dùng: Sưng đau họng thanh quản. Tổn thương do té ngã. Đau xương do phong thấp.

Liều lượng: Dùng từ 15-30g. Bên ngoài dùng lá tươi đắp nơi đau hơ nóng.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị viêm amidal, đau răng, sưng họng, thanh quản: Bách lượng 6g, ngậm nuốt từ từ, hoặc tán bột trộn đường cát, mỗi lần dùng ngậm một ít trong miệng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đau răng: Bách lượng kim, Trường xuân thất, Ngân sài hồ mỗi thứ 6g săc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Ghi chú:

1) Lá và nhánh của cây này gọi là “Khai hầu tiền” có tac dụng tiêu sưng giảm đau, chuyên trị bệnh sưng đau ở họng thanh quản, mỗi lần dùng 3-6g sắc uống.

2) Trái chín của cây này có tác dụng khử phong trừ nhiệt, có thể trị trẻ con động kinh, mỗi lần dùng 1,5g đến 3g, sắc uống.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!