Cây Mảnh Cộng, Bìm bịp, Xương khỉ - Clinacanthus nutans
Cây bìm bịp hay còn gọi cây xương khỉ phân bố rộng rãi ở các nước Đông Nam Á và các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc. Theo y học cổ truyền, cây bìm bịp có tính mát, quy kinh can đởm, có tác dụng là thanh can đởm nhiệt (mát gan mật), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, giảm phù nề), khử ứ chỉ thống (giảm đau).
Cây Mảnh Cộng - Clinacanthus Nutans
Tên khác: Bìm bịp, Xương khỉ
Tên khoa học: Clinacanthus Nutans (Burn f) Linlau
Mô tả cây: Cây nhỏ, mọc trườn. Lá nguyên, có cuống ngắn, phiến hình mác hay thuôn, mặt hơi nhẵn, mép hơi giún, màu xanh thẫm. Bông rủ xuống ở ngọn. Lá bắc hẹp. Hoa đỏ hay hồng cao 3-5cm. Tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng. Quả nang dài 1,5cm, chứa 4 hạt.
Mùa hoa: xuân- hạ.
Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất - Herba Clinacanthi.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của các nước á châu nhiệt đới (các nước Ðông Dương từ Thái Lan đến Malaixia) nam Trung Quốc. Mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng. Có thể thu hái cây lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Lá khô có mùi thơm. Cây có tác dụng điều kinh, tiêu thũng khu ứ, giảm đau và liều xương.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương. Thường dùng phối hợp với Mò hoa trắng giã ra lọc lấy nước uống chữa bệnh lưỡi trắng của trẻ em. Nhân dân dùng cành lá đắp vết thương trâu bò húc.
Ở Hải Nam (Trung Quốc) người ta dùng cây lá làm thuốc trị dao chém thương tích và chữa thiếu máu, hoàng đản, phong thấp. Thường dùng cành lá khô sắc uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp.
Ở Thái Lan, lá tươi được dùng trị bỏng, sâu bọ đốt, eczema và mụn rọp.
- Bài thuốc hay trị viêm gan từ cây mảnh cộng
Đông y cho rằng, mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau), hạ sốt, chống viêm, điều kinh
Cây mảnh cộng tùy theo địa phương còn gọi là cây cộng cộng hay cây bìm bịp (sở dĩ có tên bìm bịp vì khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp cho chim con lành xương nên có tên gọi như trên) hoặc cây xương khỉ…
Tên khoa học Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt. Đông y cho rằng, mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau), hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương,… Ngoài ra còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành.
- Sau đây xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ cây mảnh cộng.
* Trị trẻ em, người lớn bị lở miệng: Lấy lá mảnh cộng tươi rửa sạch giã nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20 – 60g/ngày.
* Trị viêm gan mãn (biểu hiện vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bứt rứt, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm): Dùng toàn cây mảnh cộng 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
* Trị các khớp sưng đau: Toàn cây mảnh cộng 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g. Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5 – 15 ngày.
* Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng: Lá cây mảnh cộng tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5 – 10 ngày.
Đồng thời kết hợp dùng phương thuốc uống gồm có: Toàn cây mảnh cộng 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g.
Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5 – 15 ngày.
- Nguồn gốc tên cây bìm bịp ở Việt Nam:
Tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý. Nếu đúng như vậy thì đây là một loại rau vừa có vị thuốc quý!
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |