Công dụng tác dụng cây Hoa Thiên Lý và những bài thuốc nam thường dùng nhất

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, thiên lý còn gọi là cây hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương. có Tên khoa học Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Asclepias cordata Burm.f., Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoratissima Roxb.).

Jun 3, 2022 - 22:38
 0  17
Công dụng tác dụng cây Hoa Thiên Lý và những bài thuốc nam thường dùng nhất
Thiên lý (danh pháp hai phần: Telosma cordata) là một loài thực vật dạng dây leo. Trong thiên nhiên, thiên lý mọc ở các cánh rừng thưa, nhiều cây bụi. Tuy nhiên, nó được gieo trồng ở nhiều nơi như Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây), Ấn Độ (Kashmir), Campuchia, Myanmar, Pakistan, Việt Nam; châu Âu, Bắc và Nam Mỹ.

Tên thường gọi: Cây hoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương, Tonkin creeper hay Chinese violet

Tên khoa học Telosma cordata (Burm.f.) Merr. (Asclepias cordata Burm.f., Pergularia minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoratissima Roxb.).

Thuộc họ Thiên lý Aslepiadaceae.

Thiên lý là một loại cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, thuôn, khía mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá; phiến lá dài 6-11cm, rộng 4-7,5cm, cuống cũng có lông, dài 12-20mm.

Hoa khá to, nhiều, màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm, thành xim tán, có cuống to, hơi có lông, dài 10-22mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau.

Quả là những đại dài 6,5-9,5cm, rộng 12-14mm.

Cây thiên lý được trồng ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, nhiều nhất tại miền Bắc để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh, xào ăn.

Cây thiên lý còn mọc ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Phillipin.

Khi dùng thường hái lá tươi giã nát với muối và thêm nước vào vắt lấy nước.

Thành phần hóa học: Sơ bộ nghiên cứu, trong lá và thân thiên lý đều có alcaloid (Đỗ Tất Lợi-Ngô Vân Thu, Hà Nội, 1962).

Trong hoa thiên lý có chứa: Chất đạm: 2,8%, chất xơ: 3%, đường bột, vitamin A, vitamin B1, B2, vitamin C, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể…

Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình với công năng giải nhiệt, chống rôm sảy, còn là vị thuốc có công hiệu an thần, tư bổ tâm, giúp ngủ ngon giấc. Thường dùng làm thức ăn mát, bổ, chữa mất ngủ, giải nhiệt đôc , trị đau măt do nhiêt va  giun kim.

Thông thường người ta vẫn dùng hoa thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực…

Công dụng và cách thường dùng nhất

Trong nhân dân thường chỉ dùng hoa và lá thiên lý non để nấu canh, xào ăn cho mát và bổ.

Hoa thiên lý được xem như một bài thuốc để chữa các chứng bệnh như: Mất ngủ, hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp làm mát cơ thể, an thần, kháng viêm, điều trị giảm đau, phòng rôm sảy...

  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 5 - 7 ngày.
  • Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền.
  • Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị 30g, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền giúp giảm mệt mỏi, an thần, ngủ ngon giấc.
  • Phòng chống rôm sảy mùa nóng: Nấu canh hoa thiên lý ăn hằng ngày. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột, cháo.

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng thiên lý:

Chữa đái buốt: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 - 20g, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Uống trong 5 ngày.

Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g, giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.

Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Ba thứ rửa sạch, sao khô, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày.

Chữa mất ngủ: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục trong một tuần.

Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể xay lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.

Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn sẽ có tác dụng.

Lưu ý: Do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống... vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.

Xem thêm video nói về công dụng tác dụng chữa bệnh mất ngủ trồng và làm kinh tế từ cây hoa thiên lý

1. Hoa thiên lý: "Thần dược" giảm cân, chữa mất ngủ | VTC16

2. Hoa thiên lý: Đặc sản giúp nông dân hái tiền | VTC16

3. Khởi nghiệp xanh: Khởi nghiệp với vườn hoa thiên lý

Tổng hợp bài viết bởi caythuocvithuoc.com