Đánh tan sỏi túi mật bằng loại quả dân dã không phải ai cũng biết chia sẻ công thức của người trong cuộc
Gần 10 năm chịu đựng những cơn đau quằn quại, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi mật, nhưng ông Nguyễn Văn Minh (Hưng Hà, Thái Bình) vẫn kiên định tìm ra một giải pháp điều trị sỏi mật mà không phải phẫu thuật, không phải dùng thuốc.
Cuối cùng ông đã tìm được bí quyết cho riêng mình đó là công thức 3 cộng đã bào mòn được viên sỏi 3.3 cm trong túi mật.
'Mình không tự cứu mình thì ai cứu', ông Minh chia sẻ về hành trình chữa trị sỏi túi mật của mình.
Năm 2005, ông thường xuyên bị đau bụng kèm theo đầy trướng, chậm tiêu do sỏi nhỏ trong túi mật. Cứ ăn đồ chiên xào hay thức ăn nhiều dầu mỡ là y rằng lại đau. Nhiều khi chẳng có lý do gì nhưng vẫn cứ hay lợm giọng, buồn nôn, ông cố cầm cự và làm giảm triệu chứng bằng nhiều cách khác nhau theo chia sẻ ở trên mạng.
Cuối năm ngoái, một cơn đau quặn vùng bụng xuất hiện ngay sau bữa ăn tối. Cơn đau lan ra lưng, càng ngày càng dữ dội kèm theo sốt, khiến ông kiệt sức. Bệnh mỗi lúc mỗi nặng, ông phải nhập viện cấp cứu vì viên sỏi to 3,3 cm gây bán tắc mật. Lẽ ra phải phẫu thuật nhưng ngay khi bớt đau, ông viện lý do để từ chối bởi biết sỏi mật liên quan đến yếu tố cơ địa, lỡ cắt túi mật xong sỏi lại xuất hiện ở dường dẫn mật trong gan hay ống mật chủ thì cũng không biết làm thế nào.
Vì thế ông bắt đầu hành trình tìm kiếm giải pháp chữa trị sỏi mật bằng kinh nghiệm dân gian. Nhờ đó, ông đã tìm được công thức 3 cộng, đó là dinh dưỡng hợp lý, tập luyện phù hợp và cách dùng trái sung để chữa bệnh sỏi mật.
Dưới đây là kinh nghiệm chữa bệnh sỏi mật từ trái sung:
- Cách 1: Lấy 250gr sung miếng đã sao khô cùng 4 bát nước sau đó sắc đun còn 1 bát. Bát nước này chia ra uống trong ngày.
Với những ai sỏi nhỏ, bệnh nhẹ thì chỉ cần 2 - 3 tháng là tan sỏi. Những người bị nặng hơn thì trong thời gian đó cũng bắt đầu có kết quả.
Có thể đi siêu âm trước và sau khi uống thuốc để thấy rõ hiệu quả.
- Cách 2: Quả sung khô 50gr, nhân trần 10gr, hoa actisô 10gr, lá vọng cách 10gr, diệp hạ châu 8gr, râu ngô 8gr, kê nội kim (màng mề gà) 10gr, nghệ vàng 12gr, bạch truật 12rg, đảng sâm 20gr, thổ phục linh 10gr, cam thảo 8gr.
Tất cả những vị thuốc trên cho vào ấm sắc với 5 bát nước, thêm vào 5 lát gừng tươi, đun còn 2 bát, chắt ra. Đun thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 bát. Trộn chung cả 3 lần, cô lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày.
Uống liên tục 25 - 30 thang, sau đó kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết sỏi, nghỉ một tháng lại uống thêm 5 thang để củng cố kết quả.
Sau 3 tháng kiên trì tập luyện cùng với chế độ ăn uống hợp lý, nhất là chữa trị theo phương pháp dân gian, ông đã khỏe mạnh hơn rất nhiều, căn bệnh sỏi mật của ông cũng đã khỏi. Mặc dù bệnh sỏi mật khá nguy hiểm và phổ biến nhưng tin rằng áp dụng đều đặn chế độ ăn uống, tập luyện và loại quả dân dã, ôngtin rằng phương pháp này rất hữu ích đối với người bị sỏi mật và ông muốn chia sẻ cho những ai đã và đang phải sống chung với căn bệnh sỏi mật.
Sỏi mật là tình trạng xuất hiện của viên sỏi trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật. Đây là một bệnh về đường tiêu hóa. sỏi có thể là cholesterol hoặc sắc tố mật.
Túi mật nằm ở góc trên, bên phải trong ổ bụng và phía dưới gan. Nó giữ nhiệm vụ chứa mật được tạo ra từ tế bào gan và đưa mật đến tá tràng, ruột non để tiêu hóa thức ăn.
Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi.
Theo bác sĩ Hoàng Cao Sạ, BV Đa khoa tỉnh Nam Định thì không có chế độ ăn uống đặc biệt để điều trị bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh với ít chất béo luôn bảo đảm sức khỏe nói chung và giảm các triệu chứng của bệnh sỏi mật nói riêng. Bên cạnh đó, giảm cân từ từ với những người thừa cân cũng có tác dụng đáng kể.
Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm:
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, nhiều carbohydrat (tinh bột) như bánh mì, gạo, ngũ cốc, mì ống, khoai tây, phồng tôm và chuối.
- Chế độ ăn thêm nhiều ngũ cốc nguyên hạt cũng sẽ rất tốt.
- Sữa ít béo
- Thịt, cá trứng và các thực phẩm từ đậu
- Hạn chế chất béo bão hòa (bơ, pho mát, thịt, bánh ngọt, bánh quy…), thay thế bằng chất béo không bão hòa có trong dầu thực vật (hướng dương, dầu hạt cải, dầu oliu, bơ và các loại hạt).
- Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn của bạn giàu chất xơ: đậu, trái cây, rau xanh, yến mạch…
- Uống nhiều nước, ít nhất hai lít mỗi ngày
Luôn chú ý, bạn không nên ăn quá nhiều chất béo trong một bữa ăn. Nếu có thể, hãy chia nhỏ bữa ăn của mình. Một số người thấy rằng, các loại thực phẩm cụ thể khi họ ăn sẽ làm cho triệu chứng sỏi mật phát sinh hoặc trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy, bạn nên ghi tên những loại thực phẩm này để hạn chế chúng trong các bữa ăn.
- Bệnh sỏi túi mật và thời điểm thích hợp cần phẫu thuật sỏi túi mật
- Bệnh Polyp Túi Mật và những điều cần biết
- Ăn gừng để trị sỏi mật, hôi chân
Theo Trần Thanh/VietQ