ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÌNH LẬP
Đề án Phát triển vùng trồng cây Dược liệu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Đình Lập (568/ĐA-UBND ngày 26/7/2016)
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÌNH LẬP
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
1. Khái quát đặc điểm, tình hình của cây ba kích, xa nhân và cây Trà hoa vàng
Đình Lập là huyện miền núi, vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Diện tích tự nhiên toàn huyện 118.956,45 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 99.285,63 ha chiếm 83,46 % tổng diện tích đất tự nhiên (Đất trồng lúa 2.050,11 ha; Đất trồng cây hàng năm khác 1.382,05 ha; đất trồng cây lâu năm 1.766,65 ha; đất rừng phòng hộ 16.594,77 ha; đất rừng sản xuất 77.323,76 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 61,93 ha; đất nông nghiệp khác 106,36 ha. Đất phi nông nghiệp 10.245,13 ha chiếm 8,62%; Đất chưa sử dụng 9.425,69 ha chiếm 7,92%.
Trên địa bàn huyện Đình Lập các loại cây dược liệu như Sa nhân, Ba kích, Trà hoa vàng, đã có từ lâu đời và được mọc trong tự nhiên chủ yếu là mọc dưới tán cây rừng, từ lâu bà con nhân dân đã biết dùng các loại cây này để làm thuốc chữa bệnh. Trước nhu cầu về dược liệu, do nhận thức và ý thức của người dân nên việc khai thác nguồn tài nguyên rừng (cây dược liệu) thường diễn ra bừa bãi, không chú ý đến khả năng tái sinh của các loài.
Để đa dạng hóa các mặt hàng nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện và để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu quý trong năm 2010 bằng nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ đã trồng thí điểm 1,0 ha cây sa nhân và 1,0 ha cây Ba Kích tại thôn Bản Chạo xã Kiên Mộc. Năm 2015, mô hình trồng cây Ba Kích được triển khai trồng thí điểm tại thôn Kéo Khuế xã Đình Lập với diện tích 0,5 ha. Ngoài ra, các hộ nhân dân thôn: Bản Quầy, Nà Thuộc, Tẩn Lầu, Hạnh Phúc xã Bắc Xa đã trồng được 53 ha cây Sa Nhân, hiện nay bước đầu đã cho thu hoạch.
2. Sự cần thiết của Đề án
Đề án trồng và phát triển cây dược liệu khi được đầu tư sẽ tạo thành vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất bền vững và lâu dài. Hình thành các vùng sản xuất nông - lâm kết hợp từng bước tạo tư duy sản xuất mới cho người dân theo hình thức lấy ngắn nuôi dài, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.
Sản xuất cây Dược liệu tại huyện Đình Lập với cơ chế gắn nhà khoa học, doanh nghiệp tổ chức sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với nông dân trên cơ sở sản xuất, tiêu thụ khép kín, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, trở thành cây trồng hàng hóa, tăng thu nhập cho người nông dân và cung cấp nguyên liệu để sản xuất thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Tuy nhiên việc trồng và chế biến cây dược liệu còn gặp nhiều khó khăn do chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung, mức đầu tư khá lớn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây dược liệu còn hạn chế. Do thiếu vốn đầu tư, Dự án được phê duyết sẽ mở ra hướng đầu tư mới người dân tiếp cận được nguồn vốn vay; người dân se mổ rộng được vùng cây dược liêu trên địa bàn; Vì vậy vệc lập đề án về phát triển cây dược liệu là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
1. Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004;
2. Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN ngày 23/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm”;
3. Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm”;
4. Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 03/7/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đình Lập thời kỳ 2011-2020”;
5. Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn về “Quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuất khẩu đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;
6. Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 06/4/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn về “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế lien huyện Chi Lăng - Hữu Lũng - Lộc Bình - Đình Lập đến năm 2020”;
7. Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn về “phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011 - 2020”;
8. Kế hoạch Số 117/KH-UBND ngày 10/10/2013 của UBND huyện Đình Lập “Kế hoạch Phát triển các vùng kinh tế theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020”;
9. Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 03/8/2015 của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TỔNG QUAN CÂY DƯỢC LIỆU
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU CỦA ĐỀ ÁN
1. Thực trang sản xuất, chế biến
Trên địa bàn huyện Đình Lập các loại cây dược liệu như Sa nhân, Ba kích, Trà hoa vàng …đã có từ lâu đời và được mọc trong tự nhiên chủ yếu là mọc dưới tán cây rừng. Trước nhu cầu về dược liệu, do sự tác động của người thu mua, nhận thức và ý thức của người dân nên việc khai thác tài nguyên dược liệu thường diễn ra bừa bãi, không chú ý đến khả năng tái sinh của các loài. Theo thống kê hàng năm người dân thu hái được khoảng 100 tấn cây dược liệu tươi các loại, chủ yếu bán dược liệu thô, không qua chế biến sang Trung Quốc.
Việc phát triển cây dược liệu còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch. Giai đoạn 2010- 2015 bằng nguồn vốn sự nghiệp đã trồng mô hình thí điểm được 2,5 ha cây dược liệu (1 ha cây sa nhân, 1,5 ha cây ba kích) tại xã Kiên Mộc và xã Đình Lập. Ngoài ra, các hộ dân thôn: Bản Quầy, Nà Thuộc, Tẩn Lầu, Hạnh Phúc xã Bắc Xa đã trồng được trên 53 ha cây Sa Nhân, hiện nay bước đầu đã cho thu hoạch.
2. Sơ lược đánh giá hiệu quả kinh tế
2.1. Đối với cây xa nhân: Năm 2010 bằng nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ đã trồng thí điểm 1,0 ha cây sa nhân tại thôn Bản Chạo xã Kiên Mộc; do chi có kinh phí hỗ trợ nên không tổ chức kiểm tra đánh giá tuy nhiên qua thực tế cho thấy: Đến nay 01 ha cây xa nhân đã cho thu hoạch ổn định từ 100 đến 120kg/ ha (quả tươi) với mức giá hiện nay trên thị trường từ 160.000 đến 180.000 đồng/Kg quả tươi như vậy hàng năm đã cho thu nhâp ổn định trên dưới 20.000.000 đồng/ ha/ năm; Ngoài ra từ năm 2012,2013 trên địa bàn xã Bắc xã nhân dân đã tự mua giống xa nhân tư Trung Quốc về trồng, theo thống kê sơ bộ diện tích xa nhân trồng hiện có là 53 ha, bước đầu đã có hộ cho thu nhập hàng 100 triệu đồng tư bàn quả xa nhân. Như vậy cho thấy cây xa nhân rất phu hợp với khi hậu thổ nhưỡng của đại phương và cho thu nhập ổn định hàng năm cho người sản xuất.
2.2. Đối với cây Ba kích: Năm 2010 bằng nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ đã trồng thí điểm 1,0 ha cây Ba Kích tại thôn Bản Chạo xã Kiên Mộc; do chỉ có kinh phí hỗ trợ cây con, không có kinh phí chăm sóc nên không tổ chức kiểm tra đánh giá; Đến năm 2015 băng nguồn vốn sự nghiệp Nông nghiệp của huyện tiếp tục đầu tư trồng thí điểm 720m2 tại thôn kéo khuế, xã Đình Lập với 01 hộ thực hiện; qua kiểm tra theo dõi cho thấy cây sinh trưởng và phát triển tốt; đặc biệt tại các xã Bắc xã, Kiêm mộc, Đồng Thắng, Lâm Ca và Thái bình cây Ba kích vẫn được mọc và phát triển tự nhiên, như vậy cho thấy đất đại thổ nhưỡng của huyện là phù hợp với cây Ba kích.
2.3. Đối với cây Chè hoa vàng: Tuy chưa được trồng thí điểm nhưng trên địa bàn cây chè hoa vàng vẫn được phát tán và phát triển trong tư nhiện, nhân dân trong vùng vẫn tận thu đem về sử dụng như (hoa, lá tươi về đun nước để uống trong mùa hè) và đặc biết đào gốc đem về bán cho thương lái Trung Quốc. như vây cơ quan chuyên môn nhân định cây chè hoa vàng về đặc điểm, sinh trưởng và phát triển như cây chè nên rất phu hợp với khi hậu, thổ nhưỡng của huyện.
II. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÂY DƯỢC LIỆU CỦA ĐỀ ÁN
1. Cây Trà hoa vàng
Trà hoa vàng còn gọi là trà mi, thuộc họ chè (Theaceae), chi chè (Camellia), gồm nhiều loại chủng và biến chủng. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay có khoảng 196 loài trà, chia làm 4 á chi và nhiều chủng, biến chủng. Việt Nam có khoảng 26 loài trà, chủ yếu được trồng ở miền Bắc. Trong những năm gần đây nhiều người nước ngoài (Úc, Pháp, Anh, Nhật…), tới Việt Nam để nghiên cứu, tìm hiểu về các giống, đặc biệt là trà hoa vàng. Trà hoa vàng (kim trà hoa) được Trung Quốc phát hiện ở Quảng Tây vào năm 1965; đến nay qua nhiều nghiên cứu họ đã lai tạo thành công giữa trà hoa vàng và trà hoa đỏ. Việt Nam cũng tìm thấy trà hoa vàng vào những năm 1990. Trà hoa vàng phân bố chủ yếu ở vùng á nhiệt đới, nóng ẩm và có mùa đông, rất thích hợp với miền Bắc và Đà Lạt, có thể trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất tơi xốp, thoát nước, đất chua có độ pH từ 4,5 - 5,5 là thích hợp nhất. Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, thường mọc ở nơi đất tơi xốp bên bờ suối có bóng râm, thoát nước tốt. Trà hoa vàng là loài cây có giá trị kinh tế và y dược rất cao. Một số công trình nghiên cứu cho thấy trà hoa vàng làm giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu, các bệnh về tim mạch, tiểu đường, u bướu. Gỗ cứng có thể sử dụng làm đồ dùng gia đình và hàng mỹ nghệ, hạt có thể để ép ra dầu.
Theo “Camellia International Journal” - tạp chí chuyên nghiên cứu về Trà hoa vàng của thế giới, các hợp chất của trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%...
Y học cổ truyền của Trung Quốc đã tổng kết 9 tác dụng chính của lá trà hoa vàng như sau: Trong lá Trà hoa vàng có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt); Nước sắc lá Trà hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài, có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu; Phòng chống ung thư; Hưng phấn thần kinh; Lợi tiểu mạnh; Chống ôxy hóa; Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, lá Trà hoa vàng còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp
2. Cây Ba kích
Ba kích có tên khoa học Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê. Tên gọi khác là Dây ruột gà, chẩu phóng xì, sáy cáy, ba kích thiên ... là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn. Phiến lá cứng có lông tập trung ở mép lá và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6 - 15 cm, rộng 2,5 - 6 cm, cuống ngắn. Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng, tràng hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng 5 - 6, mùa quả tháng 7 - 10.
Củ thường bị thắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khoảng 5 mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.
Cây Ba kích có tác dụng dược lý như:
- Tăng sức dẻo dai: Với phương pháp chuột bơi, Ba Kích được dùng với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm (Theo Trung Dược Học).
- Tăng sức đề kháng: dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15g/kg, Ba Kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (Theo Trung Dược Học).
- Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, Ba Kích có tác dụng chống viêm rõ rệt (Theo Trung Dược Học).
- Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Theo Trung Dược Học).
- Nước sắc Ba kích có tác dụng làm tăng co bóp của ruột và hạ huyết áp (Theo Trung Dược Học).
- Không có độc, LD50 của Ba Kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường uống là 193g/kg (Theo Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
- Củ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng giảm áp huyết; có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường não, giúp ngủ ngon (Theo Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
- Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và một số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
3. Cây Sa nhân
Sa Nhân là loài cây thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Thân cây làm bằng lá, cao 1 - 2m, có cây 5m. Lá hình mác, không có cuống, không lông. Dài 37- 40cm, rộng 8cm. Thân ngầm dài 0,3-1m. Rễ chùm phân bố lớp đất mặt 20cm. Hoa lưỡng tính, tỷ lệ kết quả < 30%. Sa Nhân mọc thành khóm nhiều cây, cây nọ cách cây kia 10 cm. Sau khi trồng 2 - 3 năm, mỗi nhánh có từ 30 - 50 cây và bắt đầu có quả. Hiện nay đã có ít nhất 5 loài Sa Nhân mọc hoang dại trong tự nhiên được thu hái quả, cho giá trị thương phẩm và giá trị sử dụng tương đương nhau.
Sa Nhân tím (A. Longiligulare T.L.Wu) hoa có màu trằng, có mép vàng, vách đỏ tím, mỗi gốc có 3 - 6 chùm hoa, mỗi chùm có 4 - 6 hoa, quả hình cầu, màu tím mốc, ra quả 2 vụ: vụ hè và vụ đông, hạt có 3 cạnh tù, có gân đều. Sa nhân có vị cay, tính ôn, có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị, làm cho tiêu hóa dễ dàng nên thường được dùng trong các trường hợp: đầy bụng, ợ hơi, ăn chậm tiêu, tả lỵ đau bụng.
Phần thứ ba
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
1. Phương hướng
Khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, lao động, truyền thống để mở rộng diện tích, đưa cây dược liệu trở thành một trong những sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ lực của huyện, kết nối với sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, quy trình kỹ thuật, chế biến và thị trường tiêu thụ, đưa các giống cây dược liệu quý có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
2. Mục tiêu, đối tượng thụ hưởng
2.1. Mục tiêu tổng quát: Phát triển sản xuất cây dược liệu là hướng quan trọng giúp đa dạng hóa các mặt hàng nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và cung cấp nguyên liệu để sản xuất thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân trong nước, hướng tới xuất khẩu.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng vùng sản xuất cây dược liệu tập trung có chất lượng cao tại các xã, thị trấn huyện Đình Lập với quy mô 702 ha (giai đoạn 2016 - 2020).
Trồng mới 500 ha cây Sa Nhân, 200 ha cây Ba Kích, 02 ha cây Trà hoa vàng; tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 1.000 hộ với hơn 2.500 lao động; giảm nghèo cho trên 500 hộ.
2.3. Đối tượng thụ hưởng từ dự án: Gồm các hộ gia đình, các cộng đồng dân cư thôn bản và các cá nhân tham gia Dự án gồm các thôn: Bản Quầy, Nà Thuộc, Tẩn Lầu, Hạnh Phúc, Nà Pè, Bản Văn, Kéo Cấn, Bản Mạ, Chè Mùng, Bắc Xa, Khuổi Tà xã Bắc Xa; Bản Lự, Bản Táng, Bản Chạo, Bản Mục, Bản Háng, Bản Pìa, Him Đăm xã Kiên Mộc; Quang Hòa, Khe Bó, Bản Chuộn, Đồng Khoang, Bản Xum, Bản Pe xã Cường Lợi, Bình Thắng, xã Lâm Ca huyện Đình Lập.
2.4. Kế hoạch thực hiện: Dự án được thực hiện qua từng năm theo bảng:
TT |
Năm thực hiện |
Nội dung thực hiện (ha) |
|||
Trồng và chăm sóc cây Sa Nhân |
Trồng và chăm sóc cây Ba Kích |
Trồng và chăm sóc cây Trà hoa vàng |
Bảo vệ |
||
1 |
Năm 2016 |
100 |
40 |
2 |
Gia đình tự bảo vệ |
2 |
Năm 2017 |
100 |
40 |
|
Gia đình tự bảo vệ |
3 |
Năm 2018 |
100 |
40 |
|
Gia đình tự bảo vệ |
4 |
Năm 2019 |
100 |
40 |
|
Gia đình tự bảo vệ |
5 |
Năm 2020 |
100 |
40 |
|
Gia đình tự bảo vệ |
Được bố trí trên địa bàn các xã như sau:
TT |
Các xã thực hiện |
Tổng số (ha) |
Nội dung thực hiện (ha) |
||
Trồng và chăm sóc cây Sa Nhân |
Trồng và chăm sóc cây Ba Kích |
Trồng và chăm sóc cây Trà hoa vàng |
|||
1 |
Bắc Xa |
180 |
125 |
50 |
|
2 |
Kiên Mộc |
175 |
125 |
50 |
|
3 |
Cường Lợi |
180 |
125 |
50 |
1 |
4 |
Lâm Ca |
180 |
125 |
50 |
1 |
Tổng cộng |
702 |
500 |
200 |
2 |
III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Xác định vùng thích nghi: Mở rộng diện tích trên đất nông lâm nghiệp theo quy hoạch tại các xã: Bắc Xa, Kiên Mộc, Cường Lợi, Lâm Ca.
2. Giải pháp về giống: Tuyển chọn và đưa các giống cây dược liệu quý có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Cần tạo giống và nghiên cứu nhân giống dược liệu, từ đó xây dựng qui hoạch vùng trồng thuốc thích hợp theo phân bố địa lý và vùng dược liệu trọng điểm. Kết hợp giữa thu hái, chế biến và bảo quản thuốc luôn đạt chất lượng cao. Việc bảo tồn giống, xây dựng được ngân hàng gen và ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để tạo ra giống trồng đại trà từ đó sẽ tạo ra sự đồng bộ trong kế hoạch nuôi trồng và sản xuất.
3. Giải pháp về kỹ thuật: Tập trung đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân trồng cây dược liệu, mỗi năm triển khai 1 lớp đào tạo cho khoảng 100 hộ, vừa đào tạo vừa thực hành. Nội dung đào tạo gồm kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, đốn tỉa, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, sơ chế, bảo quản và kiến thức thị trường cho hộ nông dân để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của sản xuất cây dược liệu.
4. Giải pháp về chế biến, bảo quản và thị trường:
Đối với cây dược liệu quá trình chế biến nguyên liệu là rất quan trọng. Dược liệu có bộ phận dùng là rễ, củ rất nhiều nên quá trình sơ chế của dược liệu rất quan trọng cho việc bảo quản dược liệu sau đó. Cần đầu tư các cơ sở chế biến theo qui hoạch từng địa phương để giảm bớt chi phí và thời gian vận chuyển; chế biến kịp thời, nhằm hạn chế việc giảm chất lượng thuốc.
Từng bước chế biến, bảo quản nguồn dược liệu bằng máy móc, thiết bị hiện đại, cải tiến thiết bị sản xuất, nâng cao hiệu quả trong quá trình chế biến; Tổ chức xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cây dược liệu; ưu tiên việc sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược, thuốc do các công ty trong nước sản xuất trong điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế.
Nâng cao mức thu nhập của người trồng và chế biến thuốc từ dược liệu, tạo điều kiện khuyến khích và đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu.
5. Giải pháp đầu tư phát triển bền vững và tổ chức sản xuất: Đầu tư trực tiếp nguồn lực vào việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho công tác nghiên cứu, đào tạo và huấn luyện, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, truyền thông và xuất bản, công nghệ, qui hoạch, xây dựng vùng trồng dược liệu; Đầu tư cho doanh nghiệp xây dựng mô hình hợp tác bốn nhà; Đầu tư theo cách cấp đất, cấp vốn không hoàn lại, cho vay dài hạn không lãi suất và miễn thuế; Các hoạt động kết gắn chặt chẽ và lâu dài với địa phương, chính quyền địa phương đóng vai trò lớn tạo điều kiện hỗ trợ các dự án thành công.
6. Giải pháp về vốn: Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Đề án (dự ước) là 105.209 triệu đồng, trong đó: kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và vốn nhân dân, người thụ hưởng đề án là 4.300 triệu đồng; vốn vay ODA 100.909 triệu đồng, cụ thể chi phí các nội dung:
- Đào tạo, tập huấn, tham quan và triển khai thực hiện Đề án: 300 triệu đồng.
- Trồng và chăm sóc cây Sa Nhân: 500 ha x 128,95 triệu đồng/ha = 64.475 triệu đồng.
- Trồng và chăm sóc cây Ba Kích: 200 ha x 178,95 triệu đồng/ha = 35.790 triệu đồng.
- Trồng thí điểm cây Trà hoa vàng: 2 ha x 292 triệu = 584 triệu đồng.
- Hỗ trợ bảo quản chế biến: 560 triệu đồng.
- Xây dựng hạ tầng vùng trồng cây dược liệu tập trung: 3.500 triệu đồng.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Tạo ra vùng sản xuất cây dược liệu 702 ha cung cấp nguồn dược liệu có chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế biến 200 tấn quả Sa Nhân khô, 100 tấn củ Ba Kích khô. Phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân nông thôn, tăng thu ngân sách cho địa phương.
Tạo công ăn việc làm tăng thêm cho 1.000 hộ với hơn 2.500 lao động; giảm nghèo cho trên 500 hộ; Từng bước tạo tư duy sản xuất mới cho người dân theo hình thức lấy ngắn nuôi dài, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.
Hiệu quả kinh tế của cây Trà hoa vàng, Sa nhân, Ba kích (có biểu chi tiết kèm theo).
2. Tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc
Khi dự án kết thúc đã tạo ra 702 ha vùng sản xuất cây dược liệu có chất lượng cao, tạo ra phong trào trồng cây dược liệu trong cộng đồng, thu hút các doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào khâu chế biến, lưu thong tiêu thụ sản phẩm, tạo ra vùng sản xuất hang hóa lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra nhiều chu kỳ sản xuất bền vững trên địa bàn huyện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan chủ trì)
Phối hợp với UBND các xã Bắc Xa, Kiên Mộc, Cường Lợi, Lâm Ca khảo sát, xác định danh sách các gia đình có nhu cầu phát triển cây dược liệu, lập kế hoạch thực hiện, nhu cầu kinh phí hỗ trợ hàng năm, trình UBND huyện phê duyệt và triển khai thực hiện.
Phối hợp với Phòng Lao động TBXH và các cơ quan liên quan, tổ chức đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, xúc tiến thương mại cho các hộ nông dân.
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính: Bố trí kinh phí hỗ trợ để thực hiện các nội dung của đề án được phê duyệt, hàng năm hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đúng quy định.
3. Phòng Tài nguyên - Môi trường: Chịu trách nhiệm thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ, cá nhân sử dụng đất để trồng cây dược liệu theo thẩm quyền và đúng quy định.
4. Các phòng ban liên quan:
Theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT, các xã, thị trấn triển khai thực hiện có hiệu quả đề án.
Căn cứ quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quan tâm ưu tiên lồng ghép các chương trình dự án và nguồn vốn chương trình nông thôn mới hàng năm để đầu tư hạ tầng vào các vùng sản xuất cây dược liệu tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, chế biến, lưu thông hàng hoá; bố trí kinh phí hỗ trợ cho các gia đình sản xuất cây dược liệu.
5. UBND các xã Bắc Xa, Kiên Mộc, Cường Lợi, Lâm Ca thuộc vùng thực hiện Đề án
Lập danh sách các hộ tham gia thực hiện Đề án, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT để lựa chọn danh sách các hộ thực hiện hàng năm và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả.
6. Kết luận
Đề án phát triển vùng trồng và chế biến cây dược liệu giai đoạn 2016 – 2020 có tính khả thi cao, khai thác tốt tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi ích rõ rệt về kinh tế xã hội, môi trường, bảo tồn và khai thác có hiệu quả nguồn gen của các cây dược liệu bản địa.
Thông qua thực hiện dự án, nâng cao được trình độ kỹ thuật cho cán bộ cơ sở và nông dân tại địa phương, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa bền vững, góp phần xây dựng thành công về định hướng phát triển nông nghiệp bền vững gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện nhà nói riêng và cả tỉnh lạng sơn nói chung.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |