Dự thảo Thông tư hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin giới thiệu toàn văn và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

Aug 1, 2024 - 09:22
Aug 1, 2024 - 09:49
 0  14
Dự thảo Thông tư hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu

THÔNG TƯ

Hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu

 

Căn cứ Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;

Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền,  

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu”.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và ban hành danh mục dược liệu sơ chế, vị thuốc cổ truyền.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu có hoạt động chế biến các dược liệu (sau đây viết tắt là cơ sở) và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chế biến dược liệu là quá trình sơ chế hoặc phức chế.

2. Sơ chế dược liệu là quá trình thực hiện một hoặc nhiều thao tác sau: loại tạp, ngâm, rửa, ủ, cắt đoạn, thái phiến, phơi, sấy để tạo thành dược liệu           sơ chế.

3. Phức chế dược liệu là quá trình chế biến theo lý luận của y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian làm thay đổi về chất, lượng và bản chất của dược liệu để tạo thành vị thuốc cổ truyền.

4. Phụ liệu dùng trong chế biến dược liệu là những nguyên liệu được dùng trong các giai đoạn của quá trình chế biến nhằm tăng thêm tác dụng điều trị hoặc hạn chế tác dụng không mong muốn hoặc thay đổi mùi, vị của dược liệu.

Điều 3. Ban hành phương pháp chế biến dược liệu và danh mục dược liệu sơ chế, vị thuốc cổ truyền

1. Phương pháp chế biến dược liệu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh mục dược liệu sơ chế quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Danh mục vị thuốc cổ truyền quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Hướng dẫn sử dụng

1. Phương pháp chế biến dược liệu ban hành kèm theo Thông tư này để làm cơ sở xây dựng quy trình chế biến dược liệu.

2. Trường hợp cơ sở sử dụng phương pháp chế biến khác chưa được quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này phải áp dụng phương pháp chế biến có trong Dược điển các nước, tài liệu do nhà xuất bản            Y học phát hành chính thức hoặc công trình khoa học, bài báo quốc tế.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày      tháng     năm 2023.

2. Thông tư số 30/2017/TT-BYT ngày 11/07/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì cơ sở sản xuất phải thực hiện chỉnh sửa, bổ sung công thức, quy trình sản xuất và các thông tin liên quan đến thuốc trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.

2. Trường hợp thuốc đã nộp hồ sơ đăng ký lưu hành và chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ sở sản xuất phải thực hiện chỉnh sửa, bổ sung công thức quy trình sản xuất và các thông tin liên quan đến việc chế biến dược liệu theo quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở kinh doanh dược và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Bộ Y tế để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:   
- Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (để báo cáo); 
- Văn phòng Chính phủ (Công báo; Cổng TTĐTCP);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng BYT (để biết);
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP; 
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);   
- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;                                          
- Sở Y tế tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Y tế các Bộ, Ngành;
- Tổng công ty Dược Việt Nam;
- Hiệp hội các doanh nghiệp dược VN;
- Hội Dược học Việt Nam;
- Hiệp hội dược liệu;                 
- Các DN SX, KD thuốc trong nước và nước ngoài; 
- Cổng thông tin điện tử BYT; 
- Lưu: VT, PC, YDCT (03). 
BỘ TRƯỞNG
 
Đào Hồng Lan 

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU
(Ban hành kèm theo Thông tư số        /2023/TT-BYT ngày    tháng     năm 2023   của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương I

PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ

Điều 1. Phương pháp loại tạp

1. Mục đích

a) Loại bỏ những bộ phận không dùng, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc;

b) Loại những bộ phận gây ra những tác dụng không mong muốn;

c) Tạo ra sự đồng đều về mặt kích thước.

2. Các bước thực hiện

Tiến hành loại bỏ các bộ phận không dùng làm thuốc (rễ phụ, đầu rễ, lõi rễ, lông, lớp bần…)

Điều 2. Phương pháp ngâm

1. Mục đích

Làm mềm dược liệu, giảm tác dụng không mong muốn.

2. Các bước thực hiện

Tiến hành rửa sạch dược liệu sau đó ngâm dược liệu ngập trong nước (thường để nước ngấm vào khoảng 3/10 dược liệu). Thời gian ngâm tùy thuộc vào tính chất, mục đích riêng của từng dược liệu.

Điều 3. Phương pháp rửa

1. Mục đích

Làm sạch, làm mềm dược liệu, giảm tác dụng bất lợi.

2. Các bước thực hiện

Tiến hành rửa bằng nước sinh hoạt để loại bỏ tạp cơ học (đất, cát, sỏi…). Có thể rửa 1-3 lần tùy từng loại dược liệu. Để ráo nước, phơi, sấy đến khi khô.

Điều 4. Phương pháp ủ

1. Mục đích

Làm mềm dược liệu.

2. Các bước thực hiện

Dược liệu đã được rửa sạch, vào ủ trong thiết bị kín, trong quá trình ủ đảo đều hoặc phun nước, phụ liệu đến khi đạt yêu cầu. Lấy ra, để ráo nước.

 

 

Điều 5. Phương pháp thái phiến, cắt đoạn

1. Mục đích

Phân chia dược liệu đến kích thước thích hợp.

2. Các bước thực hiện

Tiến hành rửa, ngâm, ủ hoặc làm mềm trước khi thái phiến, cắt đoạn.

Tùy theo đặc tính của dược liệu và yêu cầu riêng, tiến hành thái phiến hoặc cắt đoạn dược liệu trên thiết bị đến kích thước thích hợp.

Điều 6. Phương pháp phơi

1. Mục đích

Làm khô dược liệu, bảo quản dược liệu.

2. Các bước thực hiện

a) Phơi âm can (không trực tiếp dưới nắng): thường áp dụng đối với các dược liệu chứa tinh dầu

Dược liệu sau khi thái phiến được tãi đều ra khay, tiến hành phơi trong bóng mát nơi thoáng gió đến khi đạt độ ẩm thích hợp.

b) Phơi trực tiếp dưới nắng: thường áp dụng đối với tất cả các dược liệu, trừ dược liệu chứa tinh dầu

Dược liệu sau khi thái phiến được tãi đều ra khay, tiến hành phơi ngoài trời nắng đến khi đạt độ ẩm thích hợp.

Mục 7. Phương pháp sấy

1. Mục đích

Làm khô dược liệu, bảo quản dược liệu.

2. Các bước thực hiện

Cho dược liệu vào các khay sấy, cài đặt nhiệt độ, thời gian cho phù hợp từng loại dược liệu. Sấy đến khi đạt độ ẩm thích hợp.

CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP PHỨC CHẾ VÀ PHỤ LIỆU CHẾ BIẾN

Mục I. Phương pháp phức chế

Điều 8. Phương pháp sao qua

1. Mục đích

- Tạo mùi thơm cho vị thuốc cổ truyền;

- Làm khô hạn chế mốc, mọt nhằm bảo quản vị thuốc cổ truyền.

2. Các bước thực hiện

Đun nhỏ lửa khoảng 60-80°C, cho dược liệu vào, đảo đều, nhanh đến khi dược liệu khô, mùi thơm, lấy ra, để nguội, đóng gói. chứa tinh dầu, phải sao ở nhiệt độ thấp hơn 60°C.

Điều 9. Phương pháp sao vàng

1. Mục đích

- Tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh: tỳ, vị; giảm tính hàn vị thuốc;

- Làm khô dược liệu;

- Tạo mùi thơm vị thuốc;

- Giảm một số tác dụng không mong muốn.

2. Các bước thực hiện

- Đun lửa nhỏ chảo nóng khoảng 100-160°C, cho dược liệu vào, đảo đều, nhanh đến khi mặt ngoài dược liệu có màu vàng hoặc màu sẫm hơn so với dược liệu chưa sao, bẻ phiến dược liệu, bên trong vẫn giữ nguyên màu. Lấy ra, để nguội, đóng gói.

- Sao lửa tăng từ từ, đều lửa không quá mạnh gây cháy xém. Những dược liệu có màu tối hơn màu vàng (như: màu nâu, xanh, lục, vàng cam, đỏ...), quá trình sao phải không có khói do cháy; vị thuốc phải có màu khác rõ rệt so với màu dược liệu khi chưa sao, nhưng không được có màu đen do cháy.

Điều 10. Phương pháp sao vàng cháy cạnh

1. Mục đích

- Tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị;

- Giảm mùi vị khó chịu của vị thuốc.

2. Các bước thực hiện

Đun lửa to khoảng 170-200°C, cho dược liệu vào, đảo đều và chậm đến khi có khói nhẹ, mặt ngoài vị thuốc có màu vàng, cạnh vị thuốc có màu nâu đen, mùi thơm cháy, lấy ra, để nguội, đóng gói.

Điều 11. Phương pháp sao vàng hạ thổ

1. Mục đích

Tạo sự cân bằng âm - dương cho vị thuốc

2. Các bước thực hiện

Chuẩn bị hố đất, mỗi chiều dài khoảng 25 - 30 cm, trải lớp vải thô, cho vị thuốc được sao vàng vào hố, phủ lớp vải lên trên. Để yên khoảng 30 phút. Lấy thuốc ra, tãi mỏng đến khô. Đóng gói.

Điều 12. Phương pháp sao đen

1. Mục đích

- Tăng tác dụng tiêu thực, kiện tỳ;

- Giảm tính hàn của vị thuốc.

2. Các bước thực hiện

Đun lửa cho nhiệt độ đạt khoảng 180-240°C, cho dược liệu vào, đảo đều, chậm đến khi có khói bay lên; mặt ngoài vị thuốc có màu đen; bên trong có màu vàng nâu; mùi thơm cháy. Có thể phun ít nước vào để làm nguội, đảo thêm chừng 10 phút. Lấy ra để nguội. Khi sao đen, giai đoạn đầu đun lửa vừa và sao như sao vàng, giai đoạn sau đun lửa to.

Điều 13. Phương pháp sao cháy

1. Mục đích

- Tăng tác dụng cầm máu hoặc tạo ra tác dụng mới cho vị thuốc;

- Giảm tác dụng không mong muốn (độc tính, gây ngứa...).

2. Các bước thực hiện

Đun lửa cho nhiệt độ đạt khoảng 220 - 300°C, cho dược liệu vào, đảo đều như sao vàng sau đó đun lửa to, đảo nhanh đến khi có khói vàng bay lên, phun nước sạch vào, đảo thêm vài phút, đổ ra khay, tãi đều. Để nguội.

Điều 14. Phương pháp chích rượu

1. Mục đích

Tăng hướng tác dụng của vị thuốc

2. Các bước thực hiện

Phun hoặc trộn đều rượu với dược liệu, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết rượu, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, cho toàn bộ dược liệu đã thấm rượu vào chảo (hoặc nồi, máy sao) sao nhỏ lửa khoảng 15-20 phút, đảo đều cho tới khi nhận thấy mùi thơm và dược liệu có màu vàng hoặc sẫm hơn. Lấy ra, tãi cho nguội.

Điều 15. Phương pháp chích gừng

1. Mục đích

Tăng hướng tác dụng của vị thuốc

2. Các bước thực hiện

Phun hoặc trộn đều nước gừng vào dược liệu, ủ khoản 60 phút cho thấm hết nước gừng, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, sao với lửa vừa, đến khi nhận thấy mùi thơm, dược liệu có màu vàng hoặc sẫm hơn, lấy ra, tãi cho nguội

Điều 16. Phương pháp chích muối

1. Mục đích

- Tăng khả năng dần thuốc tới thận, tăng cường tác dụng ích can thận, tăng tác dụng tư âm giáng hỏa;

- Giúp dược liệu có độ ổn định lâu dài.

2. Các bước thực hiện

Phun hoặc trộn đều nước muối với dược liệu, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết nước muối, đảo cho thấm đều, cho dược liệu vào dụng cụ sao (chảo, nồi, máy), sao nhỏ lửa khoảng 15-20 phút, đảo đều cho đến khi nhận thấy có mùi thơm, dược liệu có màu vàng hoặc sẫm hơn, lấy ra, tãi cho nguội. Có thể sao dược liệu đến hơi vàng rồi mới phun dịch muối và tiếp tục sao đến khô.

Điều 17. Phương pháp chích giấm

1. Mục đích

- Tăng dẫn thuốc vào kinh can đởm, tăng tác dụng hành khí, hoạt huyết, khử ứ, chỉ thống;

- Hòa hoãn tính dược (hòa hoãn tác dụng tả hạ để giảm độc của thuốc trục thủy).

2. Các bước thực hiện

Phun hoặc trộn đều giấm với dược liệu theo tỷ lệ quy định, ủ khoảng 1 - 2 giờ cho thấm hết, đảo cho thấm đều, sao cho tới khi dược liệu có mùi thơm, bề mặt trở nên vàng hoặc sẫm màu hơn; lấy ra tãi cho nguội.

Điều 18. Phương pháp chích mật ong

1. Mục đích

- Tăng tác dụng kiện tỳ, ích khí, nhuận bổ của vị thuốc và hòa hoãn tính dược để giảm bớt độc tính;

- Giảm vị đắng chát, tăng tác dụng nhuận phế, chỉ ho của vị thuốc.

2. Các bước thực hiện

Tẩm hoặc trộn đều mật ong luyện vào dược liệu, ủ khoảng 1 giờ cho thấm hết, thỉnh thoảng đảo cho thấm đều, sao nhỏ lửa và đảo đều liên tục cho đến khi dược liệu có mùi thơm, bề mặt có màu, sờ không dính tay, lấy ra tãi mỏng cho nguội.

Điều 19. Phương pháp sao cám

1. Mục đích

- Tăng tác dụng kiện tỳ hòa vị;

- Giảm tính chất khô táo của vị thuốc;

- Khử mùi hôi của một số dược liệu là côn trùng (Bạch cương tàm).

2. Các bước thực hiện

Đun chảo nóng khoảng 140-160°C, cho cám gạo vào chảo, đảo đều đến khi có mùi thơm cám, có khói trắng bay lên thì cho vị thuốc vào sao cùng, đảo nhanh, đều đến khi vị thuốc màu vàng hoặc màu thẫm lại. Đổ toàn bộ xuống rây sắt, rây bỏ cám, tãi cho nguội, đóng gói.

Điều 19. Phương pháp sao cách gạo

1. Mục đích

Tăng tác dụng kiện tỳ, vị

2. Các bước thực hiện

Đun lửa vừa, cho gạo và dược liệu vào chảo, đảo đều đến khi dược liệu có màu vàng, mùi thơm, đổ ra rây sắt, rây bỏ gạo, để nguội.

Điều 20. Phương pháp sao cách bột văn cáp

1. Mục đích

Làm chín một số vị thuốc dễ bị kết dính khi sao.

2. Các bước thực hiện

Cho bột văn cáp vào thiết bị, đun và đảo đều đến khi bột văn cáp nóng khoảng 200 - 250°C (thường khi đảo thấy bột chuyển động linh hoạt), cho vị thuốc vào đảo đến khi đạt tiêu chuẩn riêng của vị thuốc.

Điều 21. Phương pháp sao cách cát

1. Mục đích

- Nâng cao nhiệt độ sao;

- Truyền nhiệt đều vào các dược liệu có góc cạnh.

2. Các bước thực hiện

Cho cát vào thiết bị vừa đun nóng khoảng 250 - 300°C, đảo đều đến khi thấy cát chuyển động linh hoạt, cho vị thuốc vào, đảo đều và nhanh đến khi đạt tiêu chuẩn riêng, sàng bỏ cát, để nguội.

Điều 21. Phương pháp sao cách đất

1. Mục đích

Tăng tác dụng kiện tỳ, an vị, chống nôn.

2. Các bước thực hiện

Đất sét màu vàng (hoàng thổ) sao đến khi nóng đều (khoảng 60 - 100°C), cho vị thuốc vào, đảo đều tay đến khi vị thuốc được bám một lớp bột đất màu vàng trên bề mặt vị thuốc, mùi thơm, đổ ra, rây bỏ đất, xoa đến khi hết bột đất.

Điều 22. Phương pháp nung kín

1. Mục đích

Là thay đổi thể chất của vị thuốc, vị thuốc giòn, xốp tạo thuận lợi cho việc nghiền, tán.

2. Các bước thực hiện

Cho dược liệu vào dụng cụ nung, đậy nắp kín, cấp nhiệt đến 300-500°C, giữ nhiệt độ nung đến khi đạt tiêu chuẩn riêng đối với từng vị thuốc. Lấy ra, để nguội, tán, rây lấy bột mịn.

Điều 23. Phương pháp nung hở

1. Mục đích

Là thay đổi thể chất của vị thuốc, vị thuốc giòn, xốp tạo thuận lợi cho việc nghiền, tán.

2. Các bước thực hiện

Rải các lớp xen kẽ nhau theo thứ tự sau: nhiên liệu (cấp nhiệt) - dược liệu - nhiên liệu. Đốt nhiên liệu cho cháy âm ỉ đến khi nóng đỏ đều dược liệu. Phủ lên trên cùng một lớp tro dầy khoảng 5 cm. Để khoảng 4-10 giờ đến khi nguội. Lấy dược liệu, làm sạch tro, tán, rây lấy bột. Nhiên liệu thường dùng là: vỏ trấu lúa, mạt gỗ. Có thể rải thêm một lớp than gỗ xen kẽ để tăng thời gian lưu nhiệt.

Điều 24. Phương pháp hỏa phi

1. Mục đích

- Làm thay đổi cấu trúc, tính chất của một số vị thuốc là khoáng vật.

- Loại nước dưới dạng liên kết hóa học trong vị thuốc.

2. Các bước thực hiện

Nhiệt độ hỏa phi đạt khoảng 200 - 2500 C, cho vị thuốc vào đảo đều hoặc không đảo (phèn phi), đến khi đạt tiêu chuẩn riêng. Để nguội, tán, rây lấy bột mịn.

Điều 25. Phương pháp nướng

1. Mục đích

Tăng tính ấm, tăng dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị.

2. Các bước thực hiện

Hơ dược liệu trên bếp, than hoặc vùi trong tro nóng đến khi đạt yêu cầu riêng. Có thể bọc bên ngoài dược liệu một lớp cám mỏng hoặc giấy bản (đã được thấm ẩm),... trước khi hơ lửa.

Điều 26. Phương pháp ngâm

1. Mục đích

- Tăng dẫn thuốc vào kinh vị;

- Giảm tác dụng không mong muốn.

2. Các bước thực hiện

Ngâm dược liệu thô trong dịch phụ liệu, cho dịch phụ liệu ngấm sâu vào trong dược liệu.

Điều 27. Phương pháp ủ

1. Mục đích

- Ủ với rượu để làm sạch mùi vị khó chịu của vị thuốc.

- Ủ đến khi đạt tiêu chuẩn riêng.

2. Các bước thực hiện

Tẩm vị thuốc cổ truyền bằng rượu, ủ khoảng 10-20 phút, phơi hoặc sao qua đến khi có mùi thơm.

Điều 27. Phương pháp thủy phi

1. Mục đích

- Giảm độc tính của dược liệu.

2. Các bước thực hiện

Cho nước hoặc dịch phụ liệu vào cối sành (hoặc sứ), cho dược liệu vào. Nghiền dược liệu đến khi dịch nước đục, gạn nhanh lấy dịch đục, để lắng, vớt hết bọt nổi, gạn bỏ nước trong, lấy bột dược liệu, cắn được nghiền tiếp. Nghiền nhiều lần đến khi dược liệu được phân tán hoàn toàn. Phơi âm can. Đóng gói.

Điều 28. Phương pháp chưng

1. Mục đích

- Chuyển hóa tác dụng, thay đổi tính vị của vị thuốc theo mục tiêu điều trị;

- Tạo mùi vị thơm, giảm vị đắng chát, dễ hấp thu, đạt hiệu quả điều trị cao.

2. Các bước thực hiện

Dược liệu được phun hoặc trộn đều với dịch phụ liệu (hoặc hỗn dịch) theo tỷ lệ quy định. Đảo đều, ủ cho mềm, sau đó cho vào dụng cụ bằng lnox hoặc nhôm, đặt vào nồi có sẵn nước, đậy kín và đun cách thủy trong nhiều giờ và có thể nhiều ngày (tùy yêu cầu của vị thuốc). Thường xuyên duy trì nhiệt độ sôi âm ỉ, dược liệu được tiếp xúc đủ với dịch phụ liệu để dịch phụ liệu thấm đều vào dược liệu, thỉnh thoảng đảo đều. Khi cần có thể bổ sung nước cách thủy tránh cạn. Sau khi chưng, lấy dược liệu ra, để nguội, thái phiến, tẩm và sấy cho tới hết dịch chưng rồi sấy khô.

Điều 29. Phương pháp đồ

1. Mục đích

- Làm mềm dược liệu;

- Diệt các enzym giúp ổn định hoạt chất;

- Giúp thuốc dễ được hấp thu, dễ chuyển hóa và phát huy tác dụng tốt hơn.

2. Các bước thực hiện

Dược liệu được xếp lên vỉ (nhôm, thép không rỉ, gỗ, tre...), loại to xếp dưới, nhỏ ở trên. Nếu có phụ liệu thì xếp xen kẽ từng lớp. Giữa vỉ và nước trong nồi (chõ) có khoảng cách để dược liệu không tiếp xúc với nước. Đồ cho tới khi dược liệu được chín đều. Lấy ra thái hoặc bào lát và sấy khô. Thời gian đồ tùy thuộc vào tính chất, độ dày dược liệu nhưng phải đảm bảo đủ mềm tới bên trong.

Điều 30. Phương pháp nấu

1. Mục đích

Tạo tính năng tác dụng của vị thuốc

2. Các bước thực hiện

Dược liệu được làm mềm, cho vào nồi loại to xếp dưới loại nhỏ xếp ở trên. Đổ ngập nước hoặc dịch phụ liệu (trên mức dược liệu 5 cm). Sau khi đun sôi thì duy trì nấu ở nhiệt độ sôi âm ỉ cho tới khi dược liệu chín kỹ. Thường xuyên đảo và bổ sung nước để dịch phụ liệu được tiếp xúc đều tới từng dược liệu. Khi dược liệu đã chín đun cho cạn còn khoảng 1/3 dịch, lấy dịch nấu để riêng, dược liệu để nguội, thái lát (dày 1 - 2mm). Tẩm dịch nấu (nếu có) và sấy cho tới khô.

Mục II. Phụ liệu chế biến

Điều 31. Phụ liệu dùng trong chế biến

1. Cám gạo

a) Đặc điểm của phụ liệu

Cám gạo (nếp hoặc tẻ) mới xay, màu hơi vàng nhạt, mịn, thơm..

b) Mục đích:

- Tăng tác dụng kiện tỳ;

- Làm giảm tính khô táo của vị thuốc cổ truyền;

- Làm giảm tác dụng không mong muốn;

- Làm cho vị thuốc cổ truyền khô đều, vàng đều, và có mùi thơm.

c) Ứng dụng:

Chế biến Bạch truật, Thương truật, Xương bồ...

2. Gạo

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Sử dụng gạo nếp hoặc gạo tẻ, thường dùng gạo nếp.

b) Mục đích:

- Làm khô dược liệu;

- Làm thơm và vàng đều vị thuốc cổ truyền.

c) Ứng dụng:

Chế biến Nhung hươu, Nhân sâm...

3. Nước vo gạo

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Nước gạo mới vo của gạo tẻ hoặc gạo nếp; nước có màu trắng, đặc, không có mùi chua, hoặc mùi lạ.

b) Mục đích:

- Loại bớt vị chát có trong dược liệu;

- Làm cho vị thuốc dễ uống hơn.

c) Ứng dụng:

Chế biến Hà thủ ô đỏ, Hà thủ ô trắng, Thạch xương bồ, Xạ can...

4. Giấm

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Giấm có thể chất trong, không màu, hoặc hơi vàng, có vị chua, mùi giấm, nồng độ acid acetic từ 3,6-5,0 %, không được có các chất độc hại.

b) Mục đích:

- Dẫn thuốc vào kinh can;

- Tăng cường hoạt huyết, khứ ứ;

- Hành khí, giảm đau “thố chế trú can chi nhiệm thống”;

- Hòa hoãn tính dược, giảm tác dụng phụ;

- Làm giòn các dược liệu có thể chất cứng rắn, khử mùi hôi, tanh như xương động vật.

c) Ứng dụng:

Chế biến Diên hồ sách, Tam lăng, Nga truật, Hương phụ, Miết giáp...

5. Rượu hoặc ethanol dược dụng

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Sử dụng rượu trắng hoặc ethanol dược dụng có hàm lượng ethanol 30-40%.

b) Mục đích:

- Dẫn thuốc lên thượng tiêu (làm thăng dương khí);

- Giảm tính hàn;

- Tăng cường hoạt huyết thông kinh hoạt lạc.

c) Ứng dụng:

Chế biến Hoàng liên, Hoàng bá, Đại hoàng, Sơn thù du, Thục địa, Hà thủ ô đỏ, Ngưu tất, Xuyên khung, Đan sâm...

6. Dầu vừng

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Chất lỏng, sánh, mùi thơm đặc trưng.

b) Mục đích:

- Giảm độc (khi rán dầu);

- Làm cho vị thuốc cổ truyền trở nên giòn, xốp, dễ nghiền tán.

c) Ứng dụng:

Chế biến Mã tiền, Tam thất...

7. Dịch gừng tươi (Sinh khương)

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Gừng tươi, già (chắc, thơm) rửa sạch, thái mỏng, giã nát, vắt lấy nước cốt, giã tiếp, thêm nước vài lần, vắt, để có đủ dịch tẩm.

b) Mục đích:

- Tăng tính ấm cho vị thuốc cổ truyền (tăng tính dương);

- Tăng tác dụng chỉ ho, hóa đờm;

- Làm giảm tính ngứa, tính kích thích cổ họng của vị thuốc cổ truyền;

- Làm sạch và thơm vị thuốc cổ truyền (xương động vật).

c) Ứng dụng:

Chế biến Bán hạ, Thục địa, Đảng sâm…

8. Mật ong

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Mật đã được luyện (nấu sôi, vớt bỏ tạp, sáp, xác ong, lọc). Mật luyện có vị thơm ngọt, màu hơi vàng, sánh.

b) Mục đích:

- Kiện tỳ;

- Tăng tác dụng nhuận phế, chỉ ho, hóa đờm;

- Tăng tác dụng bổ dưỡng;

- Hòa hoãn dược tính.

c) Ứng dụng:

Chế biến Tang bạch bì, Tử uyển, Khoản đông hoa, Tiền hồ, Bách hợp, Tỳ bà diệp, Cam thảo, Hoàng kỳ, Ma hoàng...

9. Văn cáp (bột vỏ hàu, hến) hoặc hoạt thạch

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Vỏ hàu, hến ngâm, rửa sạch, phơi, nung ở nhiệt độ cao, tán lấy bột mịn.

b) Mục đích:

- Để sao khô các vị thuốc cổ truyền là cao chế từ động vật tránh dính vào nhau hoặc chạm đáy chảo;

- Hạn chế mùi hôi, tanh của các vị thuốc cổ truyền;

- Làm cho vị thuốc cổ truyền trở nên giòn, dễ tán thành bột, khi bào chế.

c) Ứng dụng:

Chế biến A giao, cao Ban long...

 

10. Muối ăn

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Sử dụng muối ăn sạch thành phần chủ yếu là natri clorid (NaCl), tiến hành pha với nước sinh hoạt theo tỷ lệ thích hợp.

b) Mục đích:

- Giảm tính độc của vị thuốc;

- Dẫn thuốc vào kinh thận, tăng cường tác dụng bổ can thận;

- Tăng tác dụng nhuận hạ, lợi tiểu;

- Tăng tác dụng tư âm, giáng hỏa.

c) Ứng dụng:

Chế Phụ tử, Ba kích, Trạch tả, Hoàng bá...

11. Phèn chua

Tiến hành

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Sử dụng phèn chua sạch, tiến hành pha với nước sinh hoạt theo tỷ lệ thích hợp.

b) Mục đích:

- Tẩy rửa các chất độc, các chất gây ngứa, kích thích họng, chất nhớt;

- Bảo quản vị thuốc cổ truyền khỏi bị hỏng, thối rữa, hạn chế ôi thiu trong chế biến;

- Giúp định hình vị thuốc cổ truyền.

c) Ứng dụng:

Chế biến Thiên nam tinh, Bán hạ, Hoài sơn...

12. Nước vôi

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Sử dụng vôi tôi sạch thành phần chủ yếu là Calci hydroxyd (Ca(OH)2), thêm  nước để tôi vôi theo tỷ lệ thích hợp.

b) Mục đích:

- Loại bớt các chất ngứa, hạn chế hỏng, thối rữa (khi chế biến dược liệu có nhiều tinh bột);

- Loại hết phần thịt, tủy, mỡ...ở xương trước khi nấu cao động vật.

c) Ứng dụng:

Chế Bán hạ, Hoài sơn…

13. Cát

a) Đặc điểm của phụ liệu: Sử dụng cát sạch đã được rửa nhiều lần bằng nước sinh hoạt, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

b) Mục đích:

- Dùng cát làm vật liệu trung gian để nâng nhiệt độ sao lên cao (220-250°C).

- Truyền nhiệt đều cho vị thuốc cổ truyền.

c) Ứng dụng:

Chế biến Mạch môn, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Xuyên sơn giáp, Mã tiền...

14. Đất

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Sử dụng đất sét vàng sạch ở tầng sâu (những nơi ruộng sạch không có mùn, bùn, dư phẩm thuốc trừ sâu, phân hóa học...). Phơi khô, tán mịn, sấy khô; còn dùng đất lòng bếp (phục long can), hoặc đất lòng lò gạch, làm phụ liệu chế.

b) Mục đích:

Ôn trung, kiện tỳ, chỉ nôn, chỉ huyết.

c) Ứng dụng:

Chế biến Bạch truật, Hoài sơn...

15. Dịch vị thuốc

a) Đặc điểm của phụ liệu:

Sử dụng dịch của một hay nhiều dược liệu (dich Cam thảo, Sa nhân…) để chế biến các dược liệu độc hoặc phối hợp với các phụ liệu.

b) Mục đích:

- Giảm độc hoặc tác dụng không mong muốn của dược liệu...;

- Hiệp đồng tăng cường hiệu quả. Tạo thêm tác dụng (mới) cho vị thuốc cổ truyền;

- Tăng hiệu lực điều trị.

c) Ứng dụng:

Chế biến Phụ tử, Bán hạ...

PHỤ LỤC II

DANH MỤC DƯỢC LIỆU SƠ CHẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư s        /2023/TT-BYT ngày    tháng     năm 2023                                    của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Tên dược liệu

Tên khoa học

        1         

A giao

Colla Corii Asini

        2         

A ngùy

Resina Ferulae

        3         

Actiso

Folium Cynarae scolymi

        4         

An tức hương

Benzoinum

        5         

Ba đậu

Fructus Crotonis

        6         

Ba kích

Radix Morindae officinalis

        7         

Bá tử nhân

Semen Platycladi orientalis hoặc Semen Platycladi

        8         

Bạc hà

Herba Menthae hoặc Herba Menthae haplocalycis

        9         

Bách bệnh

Radix Eurycomae longifoliae

      10       

Bạch biển đậu

Semen Lablab hoặc Semen Lablab album

      11       

Bách bộ

Radix Stemonae tuberosae hoặc Radix Stemonae

      12       

Bạch cập

Rhizoma Bletillae striatae hoặc Rhizoma Bletillae

      13       

Bạch chỉ

Radix Angelicae dahuricae

      14       

Bạch cương tàm

Bombyx Botryticatus  hoặc Bombyx Batryticatus

      15       

Bạch đậu khấu

Fructus Amomi  hoặc Fructus Amomi rotundus

      16       

Bạch đầu ông

Radix Pulsatillae

      17       

Bạch đồng nữ

Folium Clerodendri chinense

      18       

Bạch giới tử

Semen Sinapis albae hoặc Semen Sinapis

      19       

Bạch hoa xà thiệt thảo

Herba Hedyotis diffusae

      20       

Bách hợp

Bulbus Lilii

      21       

Bạch liễm

Radix Ampelopsis

      22       

Bạch linh

Poria

      23       

Bạch mao căn

Rhizoma Imperatae cylindricae hoặc Rhizoma Imperatae

      24       

Bạch phàn

Alumen

      25       

Bạch phụ tử

Rhizoma Typhonii

      26       

Bạch quả (hạt)

Semen Ginkgo

      27       

Bạch quả (lá)

Folium Ginkgo

      28       

Bạch tật lê

Fructus Tribuli terrestris hoặc Fructus Tribuli

      29       

Bạch thược

Radix Paeoniae lactiflorae hoặc Radix Paeoniae alba

      30       

Bạch tiền

Rhizoma et Radix Cynanchi stauntonii

      31       

Bạch tiễn bì

Cortex Dictamni

      32       

Bạch truật

Rhizoma Atractylodis macrocephalae

      33       

Bạch vi

Radix et Rhizoma Cynanchi atrati

      34       

Bán biên liên

Herba Lobeliae chinensis

      35       

Bán chi liên

Herba Scutellariae barbatae

      36       

Bán hạ

Rhizoma Pinelliae

      37       

Bán hạ nam (Củ chóc)

Rhizoma Typhonii trilobati

      38       

Bản lam căn

Radix Isatidis

      39       

Bàng đại hải

Semen Sterculiae lychnophorae

      40       

Băng phiến thiên nhiên

Borneolum

      41       

Biển súc

Herba Polygoni avicularis

      42       

Bình bối mẫu

Bulbus Fritillariae ussuriensis

      43       

Binh lang

Semen Arecae catechi hoặc Semen Arecae

      44       

Bình vôi

Tuber Stephaniae hoặc Radix Stephaniae tetrandrae

      45       

Bố chính sâm

Radix Abelmoschi sagittifolii

      46       

Bồ công anh (Nam)

Herba Lactucae indicae

      47       

Bồ công anh (Bắc)

Herba Taraxaci

      48       

Bổ cốt chỉ (Phá cố chỉ)

Fructus Psoraleae corylifoliae hoặc Fructus Psoraleae

      49       

Bồ hoàng

Pollen Typhae

      50       

Bồ kết (Quả)

Fructus Gleditsiae australis hoặc Fructus Gleditsiae sinensis

      51       

Cà độc dược

Flos Daturae metelis hoặc Flos Daturae

      52       

Cà gai leo

Herba Solani procumbensis

      53       

Cá ngựa

Hippocampus

      54       

Cam thảo

Radix et Rhizoma Glycyrrhizae

      55       

Cam thảo đất

Herba et Radix Scopariae

      56       

Cam toại

Radix Kansui

      57       

Can khương

Rhizoma Zingiberis

      58       

Cảo bản

Rhizoma et Radix Ligustici

      59       

Cáp giới (Tắc kè)

Gekko hoặc Gecko

      60       

Cát căn

Radix Puerariae thomsonii

      61       

Cát cánh

Radix Platycodi grandiflori hoặc Radix Platycodonis

      62       

Cát sâm

Radix Millettiae speciosae

      63       

Câu đằng

Ramulus cum Unco Uncariae hoặc Ramulus cum uncis Uncariae

      64       

Câu kỷ tử

Fructus Lycii

      65       

Cẩu tích

Rhizoma Cibotii

      66       

Chè dây

Folium Ampelopsis

      67       

Chỉ thực

Fructus Aurantii immaturus

      68       

Chi tử

Fructus Gardeniae

      69       

Chỉ xác

Fructus Aurantii

      70       

Chu sa

Cinnabaris

      71       

Chử thực tử

Fructus Broussonetiae

      72       

Cỏ mần trầu

Herba Eleusinis indicae

      73       

Cỏ ngọt

Folium Steviae rebaudianae

      74       

Cỏ nhọ nồi

Herba Ecliptae

      75       

Cỏ roi ngựa

Herba Verbenae

      76       

Cỏ xước

Radix Achyranthis asperae

      77       

Cóc mẳn

Herba Centipedae minimae hoặc Herba Centipedae 

      78       

Cốc nha

Fructus Setariae germinatus

      79       

Cốc tinh thảo

Flos Eriocauli

      80       

Cối xay

Herba Abutili indici

      81       

Côn bố

Thallus Laminariae

      82       

Cốt khí củ

Radix Polygoni cuspidati hoặc Rhizoma et Radix Polygoni cuspidati

      83       

Cốt toái bổ

Rhizoma Drynariae

      84       

Cù mạch

Herba Dianthi

      85       

Cúc hoa vàng

Flos Chrysanthemi indici

      86       

Cửu lý hương

Folium et Cacumen Murrayae

      87       

Dạ cẩm

Herba Hedyotidis capitellatae

      88       

Dạ giao đằng

Caulis Polygoni multiflori

      89       

Dã phụ tử

Radix Aconiti kusnezoffii

      90       

Đại hoàng

Rhizoma Rhei hoặc Radix et Rhizoma Rhei

      91       

Đại hồi

Fructus Illicii veri

      92       

Đại huyết đằng

Caulis Sargentodoxae

      93       

Đại phúc bì

Pericarpium Arecae catechi hoặc Pericarpium Arecae

      94       

Đại táo

Fructus Ziziphi jujubae hoặc Fructus Jujubae

      95       

Đại thanh diệp

Folium Isatidis

      96       

Đại toán

Bulbus Allii sativi

      97       

Dâm dương hoắc

Herba Epimedii hoặc Folium Epimedii

      98       

Đạm trúc diệp

Herba Lophatheri

      99       

Đan sâm

Radix et Rhizoma Salviae miltiorrhizae

    100     

Đảng sâm

Radix Codonopsis

    101     

Đăng tâm thảo

Medulla Junci effusi hoặc Medulla Junci

    102     

Đào nhân

Semen Pruni hoặc Semen Persicae

    103     

Đậu đen

Semen Vignae cylindricae hoặc Semen Sojae nigrum

    104     

Dây đau xương

Caulis Tinosporae sinensis

    105     

Địa cốt bì

Cortex Radicis Lycii hoặc Cortex Lycii

    106     

Địa du

Radix Sanguisorbae

    107     

Địa liền

Rhizoma Kaempferiae galangae hoặc Rhizoma Kaempferiae

    108     

Địa long

Pheretima

    109     

Địa phu tử

Fructus Kochiae

    110     

Diếp cá

Herba Houttuyniae cordatae hoặc Herba Houttuyniae

    111     

Diệp hạ châu

Herba Phyllanthi urinariae

    112     

Diệp hạ châu đắng

Herba Phyllanthi amari

    113     

Đinh hương

Flos Syzygii aromatici hoặc Flos Caryophylli

    114     

Đinh lăng

Radix Polysciacis

    115     

Đỗ trọng

Cortex Eucommiae

    116     

Độc hoạt

Radix Angelicae pubescentis

    117     

Đơn lá đỏ

Folium Excoecariae

    118     

Đông quỳ tử

Semen Malvae

    119     

Đông trùng hạ thảo

Cordyceps

    120     

Dừa cạn

Folium Catharanthi rosei

    121     

Đương quy

Radix Angelicae sinensis

    122     

Đương quy di thực

Radix Angelicae acutilobae

    123     

Giảo cổ lam

Herba Gynostemmae

    124     

Hà diệp (lá sen)

Folium Nelumbinis nuciferae hoặc Folium Nelumbinis

    125     

Hạ khô thảo

Spica Prunellae

    126     

Hà thủ ô đỏ

Radix Fallopiae multiflorae hoặc Radix Polygoni multiflori

    127     

Hà thủ ô trắng

Radix Streptocauli

    128     

Hắc chi ma

Semen Sesami nigrum

    129     

Hải kim sa

Spora Lygodii

    130     

Hải phong đằng

Caulis Piperis kadsurae

    131     

Hải tảo

Sargassum

    132     

Hậu phác

Cortex Magnoliae officinalis

    133     

Hậu phác hoa

Flos Magnoliae officinalis

    134     

Hồ đào nhân

Semen Juglandis

    135     

Hồ hoàng liên

Rhizoma Picrorhizae

    136     

Hoắc hương

Herba Pogostemonis

    137     

Hoài sơn

Tuber Dioscoreae persimilis hoặc Rhizoma Dioscoreae

    138     

Hoàn dương thảo

Herba Selaginellae

    139     

Hoàng bá

Cortex Phellodendri hoặc Cortex Phellodendri chinensis

    140     

Hoàng bá nam

Cortex Oroxyli

    141     

Hoàng cầm

Radix Scutellariae

    142     

Hoàng đằng

Caulis et Radix Fibraureae hoặc Caulis Fibraureae 

    143     

Hoàng kỳ

Radix Astragali membranacei hoặc Radix Astragali

    144     

Hoàng liên

Rhizoma Coptidis

    145     

Hoàng nàn

Cotex Strychni wallichianae

    146     

Hoàng tinh

Rhizoma Polygonati

    147     

Hoạt thạch

Talcum

    148     

Hòe hoa

Flos Styphnolobii japonici immaturus hoặc Flos Sophorae

    149     

Hồng hoa

Flos Carthami tinctorii hoặc Flos Carthami

    150     

Hợp hoan bì

Cortex Albiziae

    151     

Hợp hoan hoa

Flos Albiziae

    152     

Hương gia bì

Cortex Periplocae

    153     

Hương nhu

Herba Moslae

    154     

Hương nhu tía

Herba Ocimi tenuiflori

    155     

Hương nhu trắng

Herba Ocimi gratissimi

    156     

Hương phụ

Rhizoma Cyperi

    157     

Huyền hồ sách

Tuber Corydalis hoặc Rhizoma Corydalis

    158     

Huyền sâm

Radix Scrophulariae

    159     

Huyết giác

Lignum Dracaenae

    160     

Huyết kiệt

Sanguis Draconis

    161     

Hy thiêm

Herba Siegesbeckiae

    162     

Ích mẫu

Herba Leonuri japonici hoặc Herba Leonuri

    163     

Ích trí nhân

Fructus Alpiniae oxyphyllae

    164     

Kê cốt thảo

Herba Abri

    165     

Kê huyết đằng

Caulis Spatholobi suberecti hoặc Caulis Spatholobi

    166     

Kê nội kim

Endothelium Corneum Gigeriae Galli
hoặc Endothelium Corneum Galli Gigerii

    167     

Kê quan hoa

Flos Celosiae cristatae

    168     

Kha tử

Fructus Terminaliae chebulae hoặc Fructus Chebulae

    169     

Khiếm thực

Semen Euryales

    170     

Khiên ngưu tử

Semen Pharbitidis

    171     

Khổ hạnh nhân

Semen Armeniacae amarum

    172     

Khổ qua

Fructus Momordicae charantiae

    173     

Khổ sâm

Folium et Ramulus Crotonis tonkinensis
hoặc Radix Sophorae flavescentis

    174     

Khoản đông hoa

Flos Tussilaginis farfarae hoặc Flos Farfarae

    175     

Khôi

Folium Ardisiae

    176     

Khương hoàng

Rhizoma Curcumae longae

    177     

Khương hoạt

Rhizoma et Radix Notopterygii

    178     

Kim anh tử

Fructus Rosae laevigatae

    179     

Kim ngân cuộng

Caulis cum folium Lonicerae
 
hoặc Caulis Lonicerae japonicae

    180     

Kim ngân hoa

Flos Lonicerae hoặc Flos Lonicerae japonicae

    181     

Kim tiền thảo

Herba Desmodii styracifolii

    182     

Kinh giới

Herba Elsholtziae ciliatae hoặc Herba Schizonepetae 

    183     

Kinh giới tuệ

Spica Schizonepetae

    184     

La bặc tử

Semen Raphani sativi hoặc Semen Raphani

    185     

La hán

Fructus Siraitiae

    186     

Lá lốt

Herba Piperis lolot

    187     

Lá móng

Folium Lawsoniae

    188     

Lạc tiên

Herba Passiflorae foetidae

    189     

Lệ chi hạch

Semen Litchi

    190     

Liên kiều (Lão kiều)

Fructus Forsythiae suspensae hoặc Fructus Forsythiae

    191     

Liên kiều (Thanh kiều)

Fructus Forsythiae suspensae hoặc Fructus Forsythiae

    192     

Liên nhục

Semen Nelumbinis nuciferae hoặc Semen Nelumbinis

    193     

Liên phòng

Receptaculum Nelumbinis

    194     

Liên tâm

Embryo Nelumbinis nuciferae hoặc Plumula Nelumbinis

    195     

Liên tu

Stamen Nelumbinis

    196     

Linh chi

Ganoderma

    197     

Lô cam thạch

Calamina

    198     

Lô căn

Rhizoma Phragmitis

    199     

Lô hội

Aloe

    200     

Lộc giác

Cornu Cervi

    201     

Lộc nhung

Cornu Cervi pantotrichum

    202     

Long đởm thảo

Radix et Rhizoma Gentianae

    203     

Long nhãn

Arillus Longan

    204     

Lục phàn

Melanteritum

    205     

Ma hoàng

Herba Ephedrae

    206     

Ma hoàng

Radix et Rhizoma Ephedrae

    207     

Mã tiền

Semen Strychni

    208     

Mạch môn đông

Radix Ophiopogonis japonici hoặc Radix Ophiopogonis

    209     

Mạch nha

Fructus Hordei germinatus

    210     

Mai khôi hoa

Flos Rosae rugosae

    211     

Mạn kinh tử

Fructus Viticis trifoliae hoặc Fructus Viticis

    212     

Mang tiêu

Natrii sulfas

    213     

Mật mông hoa

Flos Buddlejae

    214     

Mật ong

Mel

    215     

Mẫu đơn bì

Cortex Radicis Paeoniae suffruticosae hoặc Cortex Moutan

    216     

Mẫu lệ

Concha Ostreae

    217     

Miết giáp

Carapax Trionycis

    218     

Mỏ quạ

Folium Maclurae cochinchinensis

    219     

Mộc hồ điệp

Semen Oroxyli

    220     

Mộc hương

Radix Saussureae lappae hoặc Radix Aucklandiae

    221     

Mộc qua

Fructus Chaenomelis

    222