Hồng trâu, Day gai mot miên - Capparis versicolor Griff

Cây Hồng Châu có tên khoa học (Capparis versicolor Griff), họ Màn màn (Capparaceae). Tên gọi theo địa phương khác là: cây Rom, cây Mề gà, cây Khua mật, cây Móc quạ (Thái Nguyên), chi pản sloa (Cao Bằng)

Aug 10, 2021 - 10:33
 0  44
Hồng trâu, Day gai mot miên - Capparis versicolor Griff
Hồng trâu, Day gai mot miên - Capparis versicolor Griff
Hồng trâu, Day gai mot miên - Capparis versicolor Griff
Hồng trâu, Day gai mot miên - Capparis versicolor Griff

Tên Khoa học: Capparis versicolor Griff.
Tên tiếng Anh:
Tên tiếng Việt: Hồng trâu; Day gai mot miên
Tên khác: C. khuamak Gangep. 1939, p.p. (quoad specim. Chevalier 32497, Clemens 2132, Eberhardt 4925 & Poilane 16538 )(SFGI, 1:167). - C. nhatrangensis Gagnep. 1939;

MÔ TẢ CHUNG

Cây bụi trườn dài 3 - 4 m, có thể leo cao tới 10 m; nhánh non màu xanh, nhánh già không lông. Lá có phiến hình mác thuôn hoặc hình mác ngược, dài 6 - 10 cm, rộng 2,5 - 3,5cm, gân bên 7 - 8 đôi; cuống lá dài tới 8 - 9 mm; gai cong, to.

Cụm hoa ở ngọn nhánh; cuống hoa dài 2 - 2,5cm; lá đài có rìa lông; cánh hoa cao 8 mm, trụ nhụy dài 1,5 cm mang bầu có 5 giá noãn. Quả mọng hình trứng hoặc hình cầu to 5 - 6 cm, khi chín có màu da cam; thịt màu hồng; hạt to 17 x 11mm, hình cái dạ dày dẹp.

Loài của Lào, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta có gặp tại Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Nghệ An vào tới Khánh Hòa.

Cây mọc hoang trên các trảng cây bụi, vùng đồi núi thấp.

Ở Quảng Tây (Trung Quốc), rễ, lá, hạt được sử dụng làm thuốc trị đau họng. Còn ở Quảng Đông, hạt được dùng trị bệnh nóng miệng khát, đau họng, mụn nhọt lở độc và bệnh sởi.

Quả và hạt đều có độc. Khi ăn phải thịt quả sẽ bị váng đầu, buồn nôn rồi nôn mửa, ỉa chảy, ngạt thở rồi chết.

Thông tin cần biết: Dự phòng và xử trí ngộ độc quả cây Hồng Trâu (Capparis versicolor Griff)