Kinh nghiệm nghề nuôi ong lấy mật
Nuôi ong là nghề lâu đời của con người. Ở Việt Nam, nghề nuôi ong có từ rất sớm, nhưng trước đây quy mô nhỏ. Hiện nay, nhu cầu lớn, nên quy mô mỗi hộ nuôi theo đó cũng lớn hơn.
Mật ong trước đây hay được lấy ở rừng, nếu người ta có nuôi cũng nuôi rất ít, vừa làm cảnh, và kiếm thêm thu nhập, chứ chưa cho đó là nghề chủ yếu của gia đình.
Nhưng hiện nay, ở nhiều tỉnh thành, nhất là ở các địa phương có đồi núi, rừng, nhiều hộ chuyển sang nuôi ong. Nghề nuôi ong dù không quá khó, nhưng nếu thiếu kinh nghiệm sẽ làm ong bị bệnh thối ấu trùng, ong non không nở. Thức ăn của ong là mật và phấn hoa.
Có gia đình hiện nay nuôi hàng trăm đàn ong, thu về trên 500 lít mật ong mỗi năm. Tính giá tiền, thì cũng thu về trên dưới 200 triệu đồng. Nếu nuôi số đàn lớn, thì tiền cũng kiếm được khá hơn.
Người nuôi ong phải thường xuyên thay cầu yếu, tách cầu khỏe ở các thùng ong, che gió, giữ ấm cho đàn ong, phòng bệnh hại.
Nghề nuôi ong không tốn quá nhiều thời gian, mỗi ngày có thể giành khoảng hơn 2 giờ để vệ sinh thùng ong. Người nuôi phải nắm được đặc tính của ong, như di chuyển, ăn, xây tổ, chia đàn…
Đặc biệt là nắm được thành phần cấu tạo của đàn ong.
Theo thông tin từ thế giới côn trùng. Thành phần của đàn ong, gồm:
- Ong Chúa: là con cái có khả năng sinh sản duy nhất trong đàn. Tuổi thọ ong chúa từ 3 --> 5 năm
- Ong Đực: số lượng từ vài con đến hàng trăm con và chỉ xuất hiện khi đàn ong ở thế xung mãn.
- Ong Thợ: là thành phần chủ lực của đàn ong. Ong thợ là con cái nhưng buồng trứng không phát triển nên không sinh sản được. Chúng làm việc được phân công theo ngày tuổi.
Từ 1 --> 3 ngày tuổi: mới ra đời nên chỉ ở trong tổ làm nhiệm vụ bảo ôn (quạt thông khí và điều hòa nhiệt độ trong tổ)
Từ 3 --> 10 ngày tuổi: ở tuổi này hạch tiết sữa phát triển, ong thợ ăn mật và phấn hoa để tạo ra sữa nuôi ấu trùng tuổi nhỏ và nuôi ong chúa (do đó sữa này được gọi là sữa ong chúa)
Từ 10 --> 20 ngày tuổi: ở tuổi này hạch tiết sáp phát triển, ong thợ làm nhiệm vụ xây tổ và ra ngoài tập bay, nhận diện cửa tổ để chuẩn bị đi làm việc bên ngoài, chúng còn làm nhiệm vụ lấy mật.
Từ 20 ngày tuổi trở lên: ong đã trưởng thành và đi lấy mật hoa và phấn hoa, khi về già chúng làm nhiệm vụ canh tổ, đến khi gần chết chúng bay xa tổ và chết, như vậy ta không bao giờ thấy ong chết già ở trong tổ hoặc gần tổ. Tuổi thọ ong thợ từ 30 --> 50 ngày.
Ấu trùng ong: trong các ô lăng của bánh tổ ong ta thấy có trứng và các con ấu trùng màu trắng sửa và các ô lăng bị bít sáp.
Ấu trùng ong chúa (15 ngày)
- Trứng: 3 ngày
- Ấu trùng: 5.5 ngày
- Nhộng: 6.5 ngày
Ấu trùng ong thợ: (21 ngày)
- Trứng: 3 ngày
- Ấu trùng: 6 ngày
- Nhộng: 12 ngày
Ấu trùng ong Đực: (22.5 ngày)
- Trứng: 3 ngày
- Ấu trùng: 6.5 ngày
- Nhộng: 13 ngày
Ấu trùng ong chúa được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa ong chúa.
Ấu trùng ong đực được nuôi 3 ngày đầu bằng sữa và 3.5 ngày sau bằng hỗn hợp phấn hoa và mật ong.
Ấu trùng ong thợ cũng giống như ấu trùng ong đực 3 ngày đầu bằng sữa và 3 ngày sau bằng phấn hoa và mật.
Tìm hiểu thêm những kiến thức về ong và sản phẩm từ ong tại chuyên mục Mật ong
Mua bán quảng bá sản phẩm từ ong như Mật ong, sữa ong chúa, keo ong... tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM