Những ai không nên ăn nhiều canh cua đồng, vì sao một số người cần hạn chế ăn món canh bổ dưỡng này?

Cua đồng có nhiều dinh dưỡng, giúp hỗ trợ phát triển xương, răng chắc khỏe. Nhưng một số đối tượng nên hạn chế ăn cua đồng

Jun 10, 2022 - 04:57
 0  99
Những ai không nên ăn nhiều canh cua đồng, vì sao một số người cần hạn chế ăn món canh bổ dưỡng này?
Cua đồng chủ yếu sống ở tầng đáy bùn sét của ruộng lúa. Cua đồng giàu đạm và can xi, đây là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là món canh cua đồng, bún riêu cua đồng, lẩu riêu cua đồng...

1. Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ - không nên ăn cua đồng, do cua đồng có tính hàn nên dễ gây đau bụng.

2. Người vừa ốm dậy: Với những người vừa ốm dậy, đường tiêu hóa còn chưa được phục hồi hoàn toàn cũng chưa vội ăn cua đồng vì dễ bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa.

3. Người bị tiêu chảy, người bị hen: Cua đồng có tính hàn, lạnh, do đó có thể khiến người đang bệnh lại bị nặng thêm. Những người đang bị ho hen, cảm cúm cũng không được ăn cua.

4. Người bị dị ứng với cua: Nếu cơ thể nhạy cảm với các loại hải sản như tôm, ốc hay cá thì bạn cũng cần cẩn trọng khi ăn cua.

5. Người mắc bệnh tim mạch, người bị gout vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol, nhiều sodium và purines, nên người tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gout cần hạn chế ăn cua.

Tác dụng của canh cua đồng

Đặc biệt trong Đông y, loại cua này được xếp vào nhóm thực phẩm có tính hàn, ngọt lạnh. Vì vậy, cua đồng có một số tác dụng như:

Thanh nhiệt cơ thể

Tính hàn trong cua đồng có tác dụng giải nhiệt nên cua đồng được làm nguyên liệu để chế biến các món ăn mát lành, giúp thanh nhiệt cho cơ thể.

Ngăn ngừa loãng xương và còi xương

Cua đồng rất giàu canxi. Trong 100g cua chứa hơn 5000mg canxi. Canxi khi được hấp thu vào cơ thể sẽ tham gia quá trình hình thành tế bào xương mới, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi và còi xương ở trẻ em.

Hỗ trợ làm lành vết thương

Không chỉ cung cấp một lượng lớn canxi, cua đồng còn cung cấp rất nhiều nhóm đạm lành mạnh như lysine, methionie, valine hay leucin,… Những dưỡng chất này đều góp phần không nhỏ giúp xây dựng và tái tạo mô tế bào, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

Caythuocvithuoc.com tổng hợp