Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam giải thích các thuật ngữ thực vật học

Một số thuật ngữ về thực vật học được sử dụng trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS. Đỗ Tất Lợi

Oct 12, 2021 - 05:01
 0  33
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam giải thích các thuật ngữ thực vật học
GS. TS Đỗ Tất Lợi và những khoảnh khắc đời thường
Temu
Temu

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - GS. Đỗ Tất Lợi

Temu
Temu
(Xếp theo thứ tự A, B, C)
 
Áo hạt (Arillus): Lớp thịt từ cuống hạt mọc lên, bao lấy hạt như một cái áo. Ví dụ: Nhãn, vải. (Thuật ngữ cũ: Tử y).
 
Bao chung (Involucrum): Nhóm lá bắc tập trung thành vòng bao lấy một cụm hoa tán kép, làm nhiêm vụ che chở (Thuật ngữ cũ: Tổng bao).
 
Bao hoa (Perianthium): Bộ phận bao bọc và che chở cho các cơ quan sinh sản của hoa, hoa không có bao hoa gọi là hoa trần.
 
Bao riêng (Involucellum): Lá bắc tụ họp ở gốc các tán đơn trong tán kép, có nhiệm vụ bảo vệ nụ hoa (Thuật ngữ cũ: Tiểu bao).
 
Bầu (Ovarium): Bộ phận sinh sản cái của hoa, gọi là nhụy (pistisllum) gồm một phần phồng ở dưới gọi là bầu dựng các noãn (ovulum), một phần hẹp lại gọi là vòi, tận cùng bởi một chỗ phồng nhỏ gọi là núm (stigma). Bầu sẽ phát triển thành quả, còn noãn đựng ở trong sẽ phát triển thành hạt.
 
Bẹ lá (Vagina): Phần rộng ở phía dưới cuống lá, ôm lấy thân cây. Ví dụ: Lá cau, lá ráy.
 
Bông (Spica): Cành hoa mang hoa không cuống, nụ ở phía ngọn, hoa già đã nở rồi ở phía gốc. Ví dụ: Cỏ roi ngựa, bông mã đề.
 
Bông mo (Spadix): Cành hoa mang hoa không cuống và bọc bởi một cái lá đặc biệt, gọi là mo. Bông mo có thể phân nhánh (cau, dừa) hoặc không phân nhánh (ráy, bán hạ).
 
Cánh hoa (Petalum): Bộ phận thưởng có màu sắc sặc sỡ làm nhiêm vụ bao bọc và che chở cho các bộ phận sinh sản của hoa. Tất cả các cánh hoa của một hoa họp thành tràng hoa. Các cánh hoa có thể rởi nhau (cánh phân) hoặc dính liền với nhau (cánh hợp). Cũng có hoa không có cánh hoa như hoa thầu dầu.
 
Chỉ nhị (Filamentum): Nhị (stamen), tức là bộ phận đực của hoa gồm một phần phồng ở trên, gọi là bao phấn (anthera) đựng các hạt phấn, một phần hẹp ở dưới gọi là chỉ nhị, có thể coi như là cái cuống của bao phấn.
 
Chùm (Botrys): Cành hoa mang hoa có cuống, hoa già đã nở rồi ở phía gốc, hoa non (nụ) ở phía ngọn. Ví dụ: Hoa mõm chó.
 
Cờ (Panicula): Cành hoa gồm có một trục chính mang những trục bên phân nhánh, những nhánh ở phía dưới thưởng dài hơn ở phía trên (Thuật ngữ cũ: Chùy).
 
Cụm hoa (Inflorescentia): Cách sắp xếp của các hoa trên cành. Các hoa có thể mọc vô hạn trên cành, cụm hoa vô hạn (chùm, bông, ngù, đầu tán) hoặc mọc có hạn trên cành: cụm hoa có hạn (xim một ngả, xim hai ngả,...).
 
Cùng gốc (Monoicus): Cây mang cả hai loại hoa, đực và cái trên cùng một cây. Ví dụ: Thầu dầu, ngô (Thuật ngữ cũ: Đồng châu).
 
Đại (Folliculus): Quả khô, khi chín mở bởi một kẽ nứt dọc quả này một ô, do một ô, do một lá noãn tạo thành. Ví dụ: Quả mõ.
 
Đài (Calyx): Phần của bao hoa làm nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận của hoa trong nụ. Đài cấu tạo bởi những bộ phận màu xanh lục gọi là lá đài (sepalum).
 
Đài phụ (Calyculus): Ở phía dưới đài hoa, ở một số cây có thêm một đài phụ cấu tạo bởi một số bộ phận màu xanh lục, như ở hoa dâm bụt. Có khi đài phụ lại lớn hơn đài hoa như ở cây bông.
 
Đầu (Capitulum): Cành hoa đặc thù cho các cây thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngọn cành đó phồng lên thành một cái đế mang nhiều hoa không cuống, tụ họp thành một khối phồng to trông như cái đầu, mà ngưởi ta thường coi nhầm như là một chiếc hoa. Ví dụ: Hoa thược dược, hoa cúc.
 
Đậu (Legumen): Quả khô một ô do một lá noãn tạo thành, khi chín mở bởi hai kẽ nứt thành hai mảnh vỏ mang hạt. Loại quả này đặc trưng cho các cây thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae). (Thuật ngữ cũ: Giác).
 
Đế hoa (Receptaculum): Đầu phồng lên của cuống hoa, mang các bộ phận của hoa: đài, tràng, nhị và nhụy.
 
Đĩa mật: Bộ phận nằm trên đế hoa, dưới bầu, cấu tạo bởi các tuyến mật để lôi cuốn các sâu bọ đến.
 
Đơn tính (Unisexualis): Chỉ mang một loại bộ phận sinh sản, đực hoặc cái. Ví dụ: Cây cau, cây thầu dầu. Hai loại hoa đơn tính này có thể ở trên cùng một cây (cùng gốc) hoặc trên hai cây khác nhau (cây khác gốc).
 
Khác gốc (Dioecius): Khi cây đực chỉ mang hoa đực và cây cái chỉ mang hoa cái, ngưởi ta gọi là cây khác gốc. Ví dụ: Cây dương.
 
Không sinh sản (Sterilis): Không tham gia vào sự sinh sản được (Thuật ngữ cũ: Bất thụ).
 
Lá bắc (Bractea): Lá mọc ở gốc một hoa, có thể biến đổi hình dạng và màu sắc khác đi.
 
Lá chét (Foliolum): Lá nhỏ, thành phần hợp thành của lá kép.
 
Lá đài (Sepalum): Bộ phận màu xanh lục, họp thành đài hoa, làm nhiệm vụ bảo vệ các phần của hoa ở trong nụ.
 
Lá đơn (Folium simplex): Lá cấu tạo bởi một bản mỏng gọi là phiến.
 
Lá kèm (Stipula): Bộ phận nhỏ màu xanh lục mọc ở gốc cuống lá, có thể biến đổi thành gai, thành tua cuốn. Lá kèm đặc trưng cho một số họ như họ Bông, họ Cà phê,…
 
Lá kép (Folium compositum): Lá cấu tạo bởi nhiều bản mỏng, mối bản mỏng đó gọi là một lá chét. Có 2 loại lá kép: lá kép hình lông chim và lá kép hình chân vịt (lá gạo).
 
Lá mầm (Cotyledon): Lá của cây mầm trong hạt (Thuật ngữ cũ: Tử điệp). Có loại cây hạt có hai lá mầm, có loại chỉ có một lá mầm (Ngô, lúa).
 
Lá mọc đối (Oppositus): Trên cành, mỗi mấu có hai lá mọc đối diện nhau. Ví dụ: họ Cà phê.
 
Lá mọc so le (Altemus): Trên cành, lá mọc riêng lẻ từng cái một, cách xa nhau, mỗi mấu chỉ có một lá.
 
Lá mọc vòng (Verticillatus): Mỗi mấu mang 3 lá trở lên (Trúc đào, sữa).
 
Lá chẻ (Folium fidum): Phiến lá bị khía sâu quá 1/4 chiều rộng của phiến lá.
 
Lá chia thùy (Folium lobatum): Phiến lá liền nhau, những chỗ cắt nông không tới 1/4 chiều rộng của phiến lá.
 
Lá khía răng: Mép lá khía thành nhiều răng cưa nhỏ.
 
Lá nguyên (Integer): Phiến lá hoàn toàn không bị khía.
 
Lá xẻ (Folium sectum): Phiến lá bị khía vào sát tận gân lá.
 
Lá noãn (Carpellum): Lá biến đổi, tụ họp thành bộ phận cái của hoa. Ví dụ ở quả bưởi, cam, chanh, quít, quất, có bao nhiêu múi sẽ có ngần ấy lá noãn thường dính liền với nhau, nhưng cũng có khi rời nhau như ở sen, hồi (Thuật ngữ cũ: Tâm bì).
 
Lỗ khí (Stoma): Lỗ thông hơi của biểu bì, mỗi lỗ khí cấu tạo bởi hai tế bào lỗ khí hình hạt đâu để hở một khe nhỏ ở giữa gọi là vi khẩu vì giống như một cái miệng nhỏ (Thuật ngữ cũ: Khí khổng).
 
Lỗ vỏ (Lenticella): Lỗ thông khí ở ngoài mặt của các thân cây và rễ cây già, mắt thưởng trông thấy được dưới dạng những kẽ sần ở ngoài mặt.
 
Lông bài tiết: Lông cấu tạo bởi những tế bào bài tiết, tiết ra những chất như tinh dầu. Ví dụ: Bạc hà, hương nhu, kinh giới, tía tô,…
 
Lông che chở: Ngoài mặt cây có thể có những lông làm nhiệm vụ bảo vệ cây. Các lông này có thể cấu tạo bởi một tế bào (lông đơn bào) hoặc bởi nhiều tế bào lông (lông đa bào).
 
Lưỡi nhỏ (Ligula): Bộ phận nhỏ, mỏng ở ranh giới giữa phiến lá và bẹ lá, đặc trưng cho các cây họ Lúa và họ Gừng.
 
Lưỡng tính (Hermaphroditus): Hoa có đủ cả hai loại bộ phận sinh sản đực (nhị) và cái (nhụy).
 
Mồng (Caruncula): Cục thịt mọc lồi ở gốc hạt của một số cây như hạt thầu dầu.
 
Ngù (Corymbus): Cành hoa mang nhiều hoa có cuống dài ngắn khác nhau. Cuống hoa ở phía dưới dài hơn cuống hoa ở phía trên, do đó tất cả các hoa đều xếp trên cùng một mặt phẳng nằm ngang. Ở một số cây họ Cúc, các hoa tập hợp thành đầu, rồi các đầu này tại được sắp xếp thành ngù, gọi là ngù đầu. Ví dụ: Cây rau má lá rau muống.
 
Nhị (Stamen): Bộ phận sinh sản đực của hoa, gồm có một phần phình rộng ở đỉnh gọi là bao phấn và một phần hẹp ở dưới, gọi là chỉ nhị. Tất cả các nhị trong hoa hợp thành bộ nhị (androecium).
 
Nhụy (Pistilum): Bộ phận sinh sản của hoa gồm có một phần phình ở dưới được gọi là bầu, đựng các noãn, một phần hẹp ở giữa gọi là vòi, cuối cùng có một đầu nhỏ gọi là núm. Nếu bầu không dính liền với bộ phận ngoài của hoa, ta gọi là bầu trên (Thuật ngữ cũ: Bầu thượng). Nếu bầu dính liền với các bộ phận ngoài của hoa, ta gọi là bầu dưới (Thuật ngữ cũ: Bầu hạ).
 
Noãn (Ovulum): Bộ phận sinh sản cái đựng trong bầu của hoa, về sau sẽ phát triển thành hạt.
 
Nội nhũ (Endospermum): Mô dự trữ dựng trong hạt để nuôi cây mầm khi hạt nảy mầm. Chất dự trữ này có thể là chất bột (ngô, gạo) hoặc chất dầu (thầu dầu). Ở hạt của một số cây như hạt cau, hạt na, ngoài mặt nội nhũ nhăn nheo, người ta gọi là nội nhũ xếp nếp (albumen ruminatum).
 
Ngoại nhũ (Perispermum): Mô dự trữ đựng trong hạt, bắt nguồn từ noãn tâm. Ví dụ: Hạt hồ tiêu.
 
Núm (Stigma): Là phần ở đầu vòi nhụy, có nhiệm vụ thu nhận các hạt phấn. Núm có thể phình lên như đầu đinh ghim hoặc phân thành nhiều nhánh.
 
Phiến lá (Lamina): Phần rộng và dẹt của lá cây thường có màu lục và có những đường gân lá nổi rõ.
 
Quả cái (Siliqua): Quả khô, khi chín mở bởi 4 kẽ nứt thành hai mảnh vỏ, để lại ở giữa một vách ngăn mang hạt (Thuật ngữ cũ: Giác). Loại quả này đặc trưng cho các cây họ Cải. Nếu chiều cao nhỏ hơn bề rộng, ta gọi là quả cái ngắn (silicula).
 
Quả đóng (Achena): Quả khô, khi chín không mở ra, trong đựng một hạt, vỏ hạt tách rời khỏi vỏ quả. Nếu một hoa sinh ra hai quả đóng, ta gọi là quả đóng đôi như ở các cây họ Hoa tán. Nếu một hoa sinh ra 4 quả đóng, ta gọi là quả đóng tư như ở các cây họ Hoa môi (Thuật ngữ cũ: Quả bế).
 
Quả hạch (Drupa): Quả thịt, gồm có vỏ quả ngoài mỏng, vỏ quả giữa mọng nước, vỏ quả trong dày và cứng tạo thành một cái hạch, bên trong chứa hạt. Ví dụ: Đào, mơ, mận.
 
Quả hộp (Pyxis): Quả khô, khi chín mở bằng một kẽ nứt ngang thành hai phần như là một cái hộp và nắp hộp hay một cái nồi với cái vung. Ví dụ: Mã dề, rau sam, mào gà.
 
Quả liệt (Schizocarpum): Quả khô do bầu có nhiều lá noãn tạo nên, khi chín mới tách rời nhau, mỗi lá noãn thành một quả, gọi là phân quả (mericarpum).
 
Quả mọng (Bacca): Quả chứa nhiều nước do lớp vỏ quả giữa mềm, mọng nước, mang nhiều hạt. Ví dụ: Quả cà chua.
 
Quả nang (Capsula): Quả khô có hai hay nhiều ô, khi chín mở theo những khe nứt dọc hoặc bàng lỗ. Ví dụ: Cây thuốc lá, cây thuốc phiện.
 
Quả thóc (Caryopsis): Quả khô, khi chín không mở, trong đựng một hạt, vỏ hạt dính liền vỏ quả. Ví dụ: Ngô (Thuật ngữ cũ: Quả dĩnh).
 
Sinh sản (Fertilis): Chỉ những bộ phận của hoa có tham gia vào sự thụ tinh (Thuật ngữ cũ: Hữu thụ).
 
Tán (Umbella): Cành hoa có các cuống hoa từ dầu ngọn cành đó mọc tỏa ra, đưa các hoa lên cùng một mặt phẳng, trông như cái lọng, cái tán. Nhiều tán đơn có thể tụ họp thành một cái tán kép. Ví dụ: Mùi, thìa là, tiêu hồi. Các lá bắc tập trung ở đầu ngọn thành một bao chung hay tổng bao, có nhiệm vụ bảo vệ nụ hoa. Trên một tán kép, mỗi tán đơn có một bao riêng hay tiểu bao che chở cho các nụ hoa.
 
Thân rễ (Rhizoma): Thân cây mọc ngầm ở dưới đất, thường dài và nằm ngang, phủ bởi những lá biến đối thành vảy để che chở. Ví dụ: Gừng, riềng, nghệ.
 
Thùy (Lobus): Khi một bộ phận của lá cây hay của hoa bị những vết khía nông chia thành nhiều phần nhỏ, mỗi một phần nhỏ đó gọi là một thùy.
 
Tiền khai hoa (Vernatio): Cách sắp xếp các bộ phận của bao hoa (lá đài và cánh hoa) trong nụ trước khi hoa nở.
 
Tràng (Corolla): Phần của hoa có màu sặc sỡ, làm nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận sinh sản và quyến rũ côn trùng. Tràng cấu tạo bởi những bộ phận gọi là cánh hoa.
 
Tràng phụ (Paracorolla): Các bộ phận tiếp giáp giữa nhị và tràng, sinh bởi các phần phụ của tràng. Ví dụ: Cây náng tây, hoa lạc tiên.
 
 (Obtusus): Không nhọn.
 
Tua cuốn (Cirrus): Bộ phận sinh bởi cuống lá, cuống hoa hay đầu cành thường cuốn lại khi tiếp xúc với giàn leo. Ví dụ: Nho, lạc tiên, bầu, bí, mướp.
 
Vỏ quả (Pericarpium): Sinh bởi sự biến đổi của vách bầu, chia làm ba lớp: vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa và vỏ quả trong (Thuật ngữ cũ: Quả bì).
 
Vòi (Stylus): Phần hẹp ở trên bầu của hoa dùng để đưa ống phấn từ đầu nhụy đến tận noãn để thụ tinh.
 
Xim (Cyme): Cành hoa kết thúc bởi một cái hoa ở ngọn cho nên cụm hoa mọc có hạn.
 
Xim co (Glomerulus): Cuống các nhánh của một xim co ngắn lại làm các hoa mọc sát nhau, dày đặc. Ví dụ: Cây họ Hoa môi (Thuật ngữ cũ: Xim đơn).
 
Xim hai ngả: Sự phân nhánh của một xim xảy ra ở cả hai bên. Ví dụ: Hoa xoan.
 
Xim một ngả hình bọ cạp: Các nhánh của một xim chỉ phân nhánh về một bên thôi và luôn luôn về một hướng làm cho toàn bộ cụm hoa cong như đuôi con bọ cạp. Ví dụ: Cây Vòi voi.
 
Xim một ngả hình đinh ốc: Các nhánh của một xim vẫn chỉ phân nhánh về một bên thôi, nhưng theo chiều hướng khác nhau, làm cho toàn bộ cụm hoa uốn lượn theo một đường đinh ốc. Ví dụ: Hoa la-dơn.
 
(DS. Vũ Văn Chuyên | Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!