Rau Má Lá Rau Muống, cây mặt trời, nhất điểm hồng, muống cuống rau răm, tiết gà – Dược Liệu Quý Từ Thiên Nhiên Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh

Cây Rau Má Lá Rau Muống (Emilia sonchifolia), còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây mặt trời, nhất điểm hồng, muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè… Đây là loại cây thảo dược mọc hoang dại, dễ dàng bắt gặp ở các khu vực ven đường, bờ ruộng hay bãi cát khắp nơi.

Oct 19, 2024 - 10:52
 0  8
Rau Má Lá Rau Muống, cây mặt trời, nhất điểm hồng, muống cuống rau răm, tiết gà – Dược Liệu Quý Từ Thiên Nhiên Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh
Rau má lá rau muống còn có tên Rau má tía, Rau chua lè, Nhất điểm hồng, Dương đề thảo,… tên khoa học là Emilia sonchifolia (L) DC, thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Rau Má Lá Rau Muống, cây mặt trời, nhất điểm hồng, muống cuống rau răm, tiết gà – Dược Liệu Quý Từ Thiên Nhiên Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh
Rau Má Lá Rau Muống, cây mặt trời, nhất điểm hồng, muống cuống rau răm, tiết gà – Dược Liệu Quý Từ Thiên Nhiên Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh
Rau Má Lá Rau Muống, cây mặt trời, nhất điểm hồng, muống cuống rau răm, tiết gà – Dược Liệu Quý Từ Thiên Nhiên Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh

Cây Rau Má Lá Rau Muống (Emilia sonchifolia), còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây mặt trời, nhất điểm hồng, muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè… Đây là loại cây thảo dược mọc hoang dại, dễ dàng bắt gặp ở các khu vực ven đường, bờ ruộng hay bãi cát khắp nơi.

Cây rau má lá rau muống không chỉ là một loại rau thông thường mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh.

Đặc điểm và công dụng của cây rau má lá rau muống

Theo Lương y Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa (Huế), rau má lá rau muốngvị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, lương huyết, thường dùng để chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, mụn nhọt, và nhiều bệnh lý khác.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây chủ yếu là phần trên mặt đất, được thu hái quanh năm, sau đó rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô để dùng làm thuốc. Toàn bộ cây đều có thể được sử dụng để sắc nước uống hoặc giã nhuyễn để đắp lên vùng da bị tổn thương.

Xem thêm để nhận biết cây: Tổng Quan Về Cây Rau Má Lá Rau Muống (Emilia sonchifolia)

Một số bài thuốc dân gian từ cây rau má lá rau muống

  1. Chữa cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, lở miệng:

    • Cây rau má lá rau muống khô sắc với nước, chia ra uống 3 lần/ngày hoặc có thể ngậm và nuốt từ từ để giảm đau họng, viêm họng.
  2. Chữa viêm họng:

    • Rau má lá rau muống tươi kết hợp với rễ cỏ tranh (mỗi thứ 30g), sắc lấy nước uống trong ngày để giảm các triệu chứng viêm họng.
  3. Chữa mụn nhọt, viêm da:

    • Sử dụng rau má lá rau muống tươi nấu nước để rửa vết mụn nhọt hằng ngày. Bên ngoài, có thể dùng lá tươi và hoa của cây giã nhỏ, đắp trực tiếp lên vùng bị mụn nhọt để làm dịu và giảm viêm.
  4. Chữa ho lâu ngày:

    • Rau má lá rau muống kết hợp với mộc hồ điệp và nga bất thực thảo, sắc lấy nước uống hàng ngày, sử dụng liên tục trong 10 - 30 ngày để chữa ho.
  5. Chữa viêm đường tiết niệu:

    • Sắc rau má lá rau muống cùng với cây mã đề, dây bòng bong, và cây chó đẻ, uống trong 7 - 10 ngày để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
  6. Chữa tiêu chảy:

    • Rau má lá rau muống kết hợp với lá ổi, sắc lấy nước uống 2 lần/ngày, giúp giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh chóng.
  7. Chữa chín mé (sưng buốt đầu ngón tay):

    • Giã nát rau má lá rau muống tươi, đắp lên vùng sưng đau, băng cố định lại để giảm viêm và đau.

Những lưu ý khi sử dụng cây rau má lá rau muống

Dù cây rau má lá rau muống có nhiều công dụng quý, nhưng người sử dụng cần chú ý:

  • Không nên lạm dụng quá liều lượng, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa yếu, vì có thể gây tiêu chảy.
  • Trước khi sử dụng lâu dài, cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y hoặc người có chuyên môn.

Kết luận

Rau má lá rau muống không chỉ là một loại rau mọc hoang dã, mà còn là một vị thuốc thiên nhiên quý giá với nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Từ chữa cảm sốt, ho, viêm họng đến điều trị mụn nhọt và các bệnh về đường tiêu hóa, loại cây này đã được chứng minh là có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Việc tận dụng rau má lá rau muống để hỗ trợ điều trị bệnh là phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng.


Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, Rau má lá rau muống có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, mát máu giải độc, tiêu viêm, sát khuẩn, hoạt huyết khử ứ. Thường dùng chữa: cảm cúm, sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, nhọt ở miệng; viêm phổi nhẹ; viêm ruột ỉa chảy, lỵ; bệnh đường niệu, sinh dục; viêm vú, viêm tinh hoàn; đau do vết thương, đinh nhọt, eczema, viêm thần kinh da, chấn thương bầm dập, rắn cắn. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chia sẻ Bài thuốc từ Lương y PHAN CÔNG TUẤN

1. Cổ họng sưng đau: Rau má lá rau muống tươi, Rễ cỏ tranh tươi, mỗi thứ 30g. Sắc uống. Hoặc dùng: Rau má lá rau muống, Nhất chi hoàng hoa đều 15g, sắc uống.

2. Viêm phổi: Rau má lá rau muống, Tước sàng, Sài gục (Lỗ địa cúc) đều 15g, sắc uống. Hoặc dùng: Rau má lá rau muống 30g, Rễ cương mai (Ilex asprella) 25g, Bồ công anh 20g, Rau dấp cá (bỏ vô sau) 15g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần, uống liên tục trong 5-7 ngày.

3. Viêm bể thận: Rau má lá rau muống, Lá diễn (Cẩu can thái) đều 500g; Rau mã đề 250g, sắc lấy 500ml, ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml.

4. Viêm đường tiết niệu: Rau má lá rau muống 30g, Rau mã đề 20g, Kim ngân hoa 6g. Sắc ngày 1 thang chia uống 2-3 lần, uống liên tục 5-7 ngày.

5. Viêm tinh hoàn: Rau má lá rau muống 30g, Tiểu hồi hương 10g, Rau mã đề 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

6. Viêm đường ruột, ỉa chảy: Rau má lá rau muống, Lá lựu đều 120g, sắc còn 250ml, ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

7. Phù thũng: Rau ám lá rau muống tươi 60g, Cỏ bấc đèn 60g. Sắc uống trước bữa ăn, ngày 2 lần.

8. Chắp lẹo: Rau má lá rau muống, Cúc bạc leo, Cúc hoa dại đều 15g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Hoặc dùng : Rau má lá rau muống 15g, Hoa tím Nhật 30g, sắc uống ngày 1 thang, uống liên tiếp trong 3 ngày.

9. Viêm amygdal cấp tính: Rau má lá rau muống 30g, Lá nữ trinh 30g, Cam thảo 5g. Sắc ngày 1 thang chia ngậm nuốt dần từ 3-5 lần, liên tục trong 3-5 ngày. (Lưu ý đã có ấn phẩm dịch bài này nhầm Nữ trinh - Ligustrum lucidum thành Trinh nữ - Mimosa pudica).

10. Viêm tai giữa: Rau má lá rau muống tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nhuyễn vắt nước cốt nhỏ vào tai bị bệnh, mỗi lần 2-3 giọt, ngày 2-3 lần.

11. Viêm tuyến vú sơ phát: Rau má lá rau muống tươi thêm chút muối giã nát đắp ngoài, đồng thời lấy Rau lá má rau muống tươi 60g (hoặc khô 30g) sắc uống trong.

12. Viêm phần phụ, viêm âm đạo: Rau má lá rau muống 30g, Hoàng liên ô rô lá dày 10g. Sắc uống đồng thời dùng Rau má lá rau muống tươi lượng vừa đủ nấu lấy nước hòa chút muối ngâm rửa.

13. Bạch đới quá nhiều: Rau má lá rau muống 30g, Dừa cạn 30g, sắc lấy nước rồi đập thả vào 2 quả trứng gà, nấu sôi lại cho trứng chín, uống lúc còn nóng.  

14. Các loại vô danh thũng độc, nhọt lỡ vùng chẩm gáy (đối khẩu sang): Rau má lá rau muống tươi 1 nắm, rửa sạch, thêm chút đường đỏ, giã nhuyễn bó đắp lên chố đau.

15. Mụt nhọt lở loét, bị viêm do ong đốt: Rau má lá rau muống, Lá phù dung, Cân cốt thảo, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, phối thêm vaseline thành aco mềm 25%, bôi thuốc vết thương và băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.