Táo ta, Táo chua, táo nhục - Ziziphus jujuba Mill. (Ziziphus mauritiana Lam.)
Táo nhân là hạt già cây Táo ta hay còn gọi là Táo chua (Ziziphus mauritiana Lamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae). Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Hạt (Semen Ziziphi mauritiane), lá, quả và vỏ cây. Khi dùng, đập vỡ vỏ hạt, lấy nhân (toan táo nhân) phơi khô.
Tên khác: Táo chua, táo nhục
Tên khoa học: Ziziphus jujuba Mill. (Ziziphus mauritiana Lam.), Rhamnaceae (họ Táo).
Mô tả cây: Cây to, cao 6-8 m. Thân có vỏ nứt nẻ. Cành mọc lòa xòa, nằm ngang có nhiều gai. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trái xoan, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm, có lông dày, mặt dưới màu hung nhạt, mép khía răng, 3 gân ở gốc, nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình xim mọc ở kẽ lá; hoa màu trắng nhạt. Quả hạch, hình cầu, có vỏ nhẵn, khi chín màu vàng nhạt đến đỏ nâu. Hạt rất cứng, hơi xù xì.
Phân bố, sinh thái: Ở Việt Nam, Táo ta được trồng khắp nơi, trừ những vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đới.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Hạt (Semen Ziziphi mauritiane), lá, quả và vỏ cây. Khi dùng, đập vỡ vỏ hạt, lấy nhân (toan táo nhân) phơi khô.
Thành phần hóa học: Nhân hạt có chứa protein, chất béo, vitamin A và vitamin, ngoài ra còn có flavonoid.
Tác dụng dược lý: Nước sắc hạt táo có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau, kháng co giật.
Công dụng và cách dùng: Trong y học cổ truyền, nhân hạt táo dùng để an thần, chữa chứng hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực. Dùng riêng nghiền thành bột uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá táo chữa hen, viêm phế quản, khó thở.
DƯỢC LIỆU SAU CHẾ BIẾN - PHẦN 19: TÁO NHÂN CHẾ
Herbal medicine processing - Part 19: Semen Ziziphi mauritianae Preparata
Tiêu chuẩn này áp dụng cho. Táo nhân là hạt già cây Táo ta hay còn gọi là Táo chua (Ziziphus mauritiana Lamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae).
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN III : 2014, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc - Phần 4: Dược liệu
Theo TCVN III: 2014, phụ lục 2.1
Thiết bị, dụng cụ thủy tinh thông thường trong phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
4.1 Tủ sấy, được thông gió cưỡng bức, có khả năng duy trì ở (125 ± 2) °C. Luồng không khí phải theo chiều ngang.
CẢNH BÁO: Ở nhiệt độ sử dụng, dung môi hữu cơ có thể tạo thành hỗn hợp nổ với không khí. Do đó, điều quan trọng là nồng độ bay hơi của dung môi trong tủ sấy không được vượt quá giá trị mà tại đó có thể xảy ra nổ.
Đối với các thử nghiệm trọng tải, tất cả các bên phải sử dụng các tủ sấy có cùng thiết kế.
4.2 Cân phân tích, có độ chính xác đến 0,001 g.
5.1 Nguyên liệu
Táo nhân chế được chế từ hạt già cây Táo ta hay còn gọi là Táo chua, bằng phương pháp sau:
5.1.1 Táo nhân sao đen
Đun nóng dụng cụ, cho táo nhân vào đảo đều đến khi mặt ngoài có màu đen, bên trong có màu nâu hơi vàng. Lấy ra, để nguội.
5.2 Yêu cầu về cảm quan
Yêu cầu cảm quan đối với Táo nhân chế được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Màu sắc | Mặt ngoài đen, bên trong có màu nâu hơi vàng. |
2. Trạng thái | Hạt hình đĩa, một đầu hơi nhọt, một mặt khum hình thấu kính. |
3. Mùi, vị | Mùi thơm, vị đắng nhẹ. |
5.3 Yêu cầu về chỉ tiêu định tính
5.3.1 Yêu cầu về phản ứng hóa học
Tiến hành theo Điều 6.1.1, Dung dịch trong ống 1 trong suốt hoặc ít đục hơn ống 2. Sau đó cho vào ống 1 hai giọt dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT), lập tức có vẩn đục rồi kết tủa bông lắng xuống.
5.3.2 Yêu cầu về sắc ký lớp mỏng
Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
5.4 Yêu cầu về chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 10,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.
5.5 Giới hạn độ ẩm, không quá 9,0 %.
5.6 Giới hạn tro toàn phần, không quá 5,0 %.
5.7 Giới hạn hàm lượng kim loại nặng, không quá 20 ppm.
6.1 Xác định chỉ tiêu cảm quan
6.1.1 Xác định màu sắc
Tiến hành xác định màu sắc của mẫu thử trong điều kiện ánh sáng tự nhiên hoặc dưới đèn có ánh sáng tương tự. Đổ mẫu thử vào khay đựng mẫu tối màu rồi quan sát màu sắc của mẫu.
6.1.2 Xác định trạng thái
Từ mẫu xác định màu sắc (Điều 6.1.1) tiến hành quan sát để xác định trạng thái của mẫu thử bằng mắt thường.
6.1.3 Xác định mùi, vị
Từ mẫu xác định màu sắc (Điều 6.1.1) tiến hành ngửi và nếm để xác định mùi vị của mẫu thử.
6.2 Phương pháp hóa học
Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol (TT). Lắc đều, đun hồi lưu trên cách thủy trong 1 h, để nguội. Lọc, dịch lọc đem cô cách thủy đến khi còn lại 5 ml đến 6 ml, dùng dung dịch này làm các phản ứng sau:
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 ml dung dịch trên. Ống 1 thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) và đun nhẹ. Sau đó cho vào mỗi ống 5 ml nước.
6.3 Phương pháp sắc ký lớp mỏng
a) Chuẩn bị
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Toluen - acid acetic - nước (7 : 5 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 30 ml ether dầu hỏa (40 - 60°C) (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 2 h, lọc bỏ dịch ether dầu. Bã còn lại được loại bỏ hết dung môi bằng cách đặt trên cách thủy nóng, thêm 30 ml methanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 2 h, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 2 ml ethanol (TT).
Dung dịch đối chiếu Hắc táo nhân: 1 g bột Táo nhân (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu Jujuboside A: Chuẩn bị dung dịch đối chiếu Jujuboside A có nồng độ 0,1 % trong methanol.
b) Cách tiến hành:
Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí, phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 110°C cho đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng tự nhiên.
6.4 Xác định độ ẩm, theo TCVN III: 2014, phụ lục 9.6, 1 g, nhiệt độ sấy 105 °C, thời gian sấy 4 h.
6.5 Xác định lượng tro toàn phần, theo TCVN III: 2014, phụ lục 9.8.
6.6 Xác định chất chiết được trong dược liệu
Cân chính xác khoảng 4g dược liệu, tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh. Dùng ether dầu hỏa (40°C đến 60°C) làm dung môi. Dịch thu được đem cô ở áp suất giảm đến cắn. Sấy cắn ở 70°C trong 3 h, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 min, cân nhanh để xác định khối lượng cắn.
6.7 Xác định hàm lượng kim loại nặng, theo TCVN III: 2014, phụ lục 9.4.8, phương pháp 3.
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) tất cả các chi tiết cần thiết để nhận dạng sản phẩm được thử nghiệm;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này [TCVN 11776-19:2017];
c) dung môi hoặc hỗn hợp dung môi được sử dụng;
d) kết quả thử nghiệm như đã nêu tại Điều 6, bao gồm các giá trị riêng lẻ và các giá trị trung bình;
e) mọi sai khác so với phương pháp thử nghiệm quy định;
f) ngày thử nghiệm.
8.1 Bao gói
Bao bì phải khô, sạch, không thôi nhiễm chất độc hoặc có mùi ảnh hưởng đến sản phẩm. Bao bì phải làm từ vật liệu đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng.
8.2 Ghi nhãn
Nhãn phải được ghi đầy đủ nội dung bắt buộc sau đây:
a) Tên tiếng việt, tên La tinh.
b) Quy cách đóng gói.
c) Tiêu chuẩn chất lượng.
d) Ngày đóng gói, hạn sử dụng.
e) Điều kiện bảo quản
f) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm.
8.3 Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh mốc, mọt.