Tật lê, bạch tật tê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, herbe terrestre, saligot terrestre, herse (Tribulus terrestris L. (T. lanuginosus L.))

Công dụng và tác dụng Hiện nay Tật Lê thường dùng chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra, còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam, lỵ, súc miệng chữa loét miệng.

Oct 24, 2021 - 03:28
 0  18
Tật lê, bạch tật tê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, herbe terrestre, saligot terrestre, herse (Tribulus terrestris L. (T. lanuginosus L.))
Bạch tật lê hay còn gọi tật lê, quỷ kiến sầu nhỏ, gai ma vương (Tên khoa học: Tribulus terrestris) là loài thực vật có hoa thuộc họ Tật lê (Zygophyllaceae), bản địa của vùng nhiệt đới và vùng ấm thuộc Cựu Thế giới gồm Nam Âu, Nam Á, châu Phi và Úc
Tật lê, bạch tật tê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, herbe terrestre, saligot terrestre, herse (Tribulus terrestris L. (T. lanuginosus L.))
Tật lê, bạch tật tê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, herbe terrestre, saligot terrestre, herse (Tribulus terrestris L. (T. lanuginosus L.))

Cây Tật Lê còn gọi là bạch tật tê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, herbe terrestre, saligot terrestre, herse.

Tên khoa học: Tribulus terrestris L. (T. lanuginosus L.) Thuộc họ Tật lê Zygophyllaceae.

Bạch tật lê (Fructus Tribuli) là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ, cho nên còn có tên khác là gai ma vương.
 
A. Mô tả cây

Loại cỏ bò lan trên mặt đất, nhiều cành, dài 30 - 60 cm. Lá mọc đối, dài 2 - 3 cm, kép lông chim lẻ, 5 đến 6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống ngắn. 5 lá đài, 5 cánh hoa, 10 nhị, bầu 5 ô. Hoa nở vào mùa hè. Quả nhỏ, khô, gồm 5 vỏ cứng, trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Tật lê mọc hoang ở ven biển, ven sông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và các tỉnh miền Nam nước ta. Còn mọc ở các nước á nhiệt đới và nhiệt đới khác. Vào các tháng 8 - 9, quả chín thì đào cả cây hay cắt lấy phần trên cây về, phơi khô, dùng gậy cứng đạp và chọn lấy những quả già. Thường dùng sống hay hơi sao qua cho cháy gai rồi sàng sảy, bỏ gai, giã nát vụn mà dùng. 
 
C. Thành phần hoá học

Trong quả chứa 0.001% ancaloit, 3.5% chất béo, một ít tinh dầu, chất nhựa và rất nhiều nitrat, chất phylloerythrin (sắc tố đỏ của lá), tanin, flavonozit, rất nhiều saponin, trong đó có diosgenin, gitogemin và clorogenin (Ann Pharm. Fran., 1968, 12, 745 - 748).
 
Quả và lá còn chứa tribulozit C30H26O12, độ chảy 224 – 226oC, αD30 -81o3 (CH3OH) astragalin, kaempferol-3-rutinozit (Bhutani S. P. et al., Phytochemistry, 1969, 8, 299). Còn chứa các ancaloit harman C12H10N2 (0.008%) và harmin C13H12ON2 (0.002%) (C. A.,1969, 71, 57567k), một ít tinh dầu. Theo Tomowa M. et al (Planta Medica, 1974, 25, 231) thì bộ phận trên mặt đất có terrestoziy F. (hay saponin F) là tigogenin-3-diglucorhamnozit. Ngoài ra, còn saponin C và G khi thủy phân được diosgenin, glucoza và rhamnoza. Toàn cây chứa gitogenin, chlorogenin, ruscogenin, 25-D-spirosta-3.5-dien.

D. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, tật lê có vị đắng, tính ôn, vào hai kinh can và phế, có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, dùng chữa các bệnh đau nhức, mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, tích tụ, tắc sữa, Những người huyết hư, khí yếu không dùng được.
 
Hiện nay, tật lê thường dùng chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra, còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu, chảy máu cam, lỵ, súc miệng chữa loét miệng. Mỗi ngày 12 đến 16g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Toàn cây còn dùng cho súc vật ăn vì nhiêu photpho
 
Đơn thuốc có tật lê:

Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng: Tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc còn 200ml. Chia hai lần uống trong ngày.
 
Chữa đau mắt: Cho tật lê vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.
 
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)