Thảo dược dân gian: Tác dụng của việc uống nước lá vối, nụ vối đối với sức khỏe

Nước lá vối là loại nước được sử dụng rộng rãi giống như nước chè trong việc giải khát. Ngoài ra, nước lá vối còn sử dụng điều trị 1 số bệnh như tiều đường, đầu bụng khó tiêu,...

Oct 15, 2020 - 20:20
 0  85
Thảo dược dân gian: Tác dụng của việc uống nước lá vối, nụ vối đối với sức khỏe
Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.

Cây lá vối lá loại cây được trồng phổ biến ở nước ta. Cây thân mộc cao khoảng 10 - 12 mét, có hoa, vỏ cây có màu đen, nứt dọc. Lá vối có hình xoan, vót nhọn ở gốc, có mũi ngắn ở chóp lá, hai mặt của lá vối đều có màu xanh nhạt. Lá vối thường dài khoảng 8 - 10cm, rộng 4 - 6cm, cuống lá ngắn.

Cây lá vối thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7, quả hình cầu hoặc có hình trứng thon dài, khi chín thường có màu tím. Cây thường được phân bố ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia,... Ở nước ta, cây lá vối thường được người dân trồng quanh nhà hoặc mọc hoang ở bờ ao, bụi rậm. Các tỉnh thành ở miền núi phía Bắc là phổ biến loại cây này nhất.

Các chất có trong nước lá vối tươi

Vậy việc uống nước lá vối có tác dụng gì cho cơ thể mà nhiều người thích sử dụng đến vậy. Trong lá vối tươi có chứa những thành phần dinh dưỡng như sau:

Hoạt chất tanin có trong cả lá vối và nụ vối. Đây là một chất chống oxy hóa vô cùng tuyệt vời cho cơ thể.

Các khoáng chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể

4% tinh dầu trong lá vối có mùi thơm dễ chịu giúp chống lại vi khuẩn

Các chất kháng sinh trong lá vối giúp ức chế vi khuẩn

Ngoài ra, các bộ phận khác của lá vối còn chứa chất béo, gallic, sterol và một vài chất khác.

Một số cách pha nước vối:

Nước lá vối tươi: Là loại nước phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Dùng 5-7 lá tươi sau khi hái sẽ được rửa sạch (hơ qua lửa nóng để lá vối héo lại khi pha nước uống không bị ngái) và cho vào hãm với nước sôi để uống như uống nước chè.

Nước lá vối khô: Lá vối được phơi khô để giúp bảo quản dễ dàng hơn so với lá vối tươi. Cách sử dụng cũng tương tự giống như lá tươi, cũng cho nước sôi vào để hãm uống hàng ngày như uống trà.

Nước từ nụ vối: Nụ vối mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh không thua kém gì so với lá vối tươi hoặc khô. Nụ vối được thu hái cẩn thận, đem đi rửa sạch rồi phơi khô, sau đó cũng được hãm bằng nước sôi để pha uống với tỷ lệ khoảng 20g cho 1 ấm trà.

Thông tin Dược Tính

Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,...Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Theo tài liệu"Thuốc và sức khỏe": Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Lá vối nấu nước uống có thể trợ giúp tốt trong việc chữa các bệnh hoặc tổn thương sau: Chữa bỏng, viêm gan, vàng da,viêm da lở ngứa.

Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3-40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi, sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.