Thật giả nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis
Trên thế giới hiện nay có khoảng 540 loài nấm sát thủ (killer fungi). Số liệu tháng 12 năm 2017 và sẽ còn nhiều loài đang được chuẩn bị công bố. Riêng Việt Nam có khoảng 34 loài. Tất cả các loài này đều được gọi là Đông trùng hạ thảo hay nấm sát thủ (killer fungi) vì chúng sống ký sinh trên các loài côn trùng.
Nấm đông trùng hạ thảo có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk. ) Sacc. cũng là một trong những loài nấm sát thủ (killer fungi). Nấm thuộc họ Clavicipitaceae. Loài này ký sinh trên ấu trùng và côn trùng thuộc họ Hepialidae. Nấm đông trùng hạ thảo được phát hiện ra cách đây khoảng 2000 năm, và lần đầu tiên được ghi lại trong triều Thanh năm 1757. Đây là một loại thuốc cổ truyền Trung Quốc được đánh giá cao hàng nghìn năm qua cùng với nhân sâm và nhung hươu được coi là "kho báu" và "được cho là" "kích thích phổi và nuôi dưỡng thận, cầm máu và tiêu đàm". Ngoài ra còn được sử dụng trong điều trị suy thận mạn, u ác tính, cảm lạnh, vv . . Hiệu quả trị bệnh này đã được khẳng định cùng với các kết quả nghiên cứu của dược lý học hiện đại. Nấm có tên gọi là đông trùng hạ thảo do mùa đông tơ nấm ký sinh trong thân sâu, và hút các dưỡng chất trong sâu để phát triển. Đến mùa hạ ấm áp, tơ nấm phát triển mạnh mẽ hút hết dinh dưỡng và biến sâu ký chủ thành xác khô, từ đầu nấm mọc ra một thể chùy gọi là quả thể, có tác dụng phát tán các bào tử nấm để phân tán theo gió đến các con côn trùng và sâu khác nhằm tiếp tục vòng đời. Do đó nấm còn có tên là nấm sát thủ (killer fungi).
Ký chủ của nấm Cordyceps sinensis gồm 57 loài trong các giống gồm:
Bipectilus sp. có 1 loài
Endoclita sp. có 1 loài
Gazoryctra sp. có 1 loài
Hepialus sp. có 12 loài
Magnificus sp. có 2 loài
Pharmacis sp. có 3 loài
Thitarodes sp. có 37 loài
Trong đó loài Hepialus armoricanus Oberthür lần đầu được Chu và cộng sự xác định là ký chủ nấm vào năm 1965.
Các nghiên cứu cho thấy Cordyceps có nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm chống ung thư, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm, chống vi trùng, hạ lipid máu, hạ đường huyết, bảo vệ thần kinh và rất nhiều các công dụng khác như tằng cường khả năng sinh dục của con người … đã được rất nhiều các công trình nghiên cứu quốc tế công bố trên các tạp chí uy tín.
Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis sống ở núi cao trên 3000m thuộc cao nguyên Tây Tạng ở Tây Nam Trung Quốc. Do hạn chế về môi trường sống và nhu cầu ngày càng tăng đã dẫn đến việc khai thác quá mức và sự gia tăng đột biến về giá của đông trùng hạ thảo. Trên thực tế, giá thị trường của Cordyceps sinensis hiện đang ở mức khoảng 1. 7-2 tỉ đồng/ kg và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Với giá tiền khổng lồ ấy không phải ai cũng đủ tiền mua, cho dù trong gia đình có người thân bị ung thư hay bệnh hiểm nghèo THẬP TỬ NHẤT SINH.
Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis với các đặc điểm nhận dạng
PHÂN LOẠI HỌC CÁC LOÀI GẦN GIỐNG VỚI CORDYCEPS SINENSIS
Có rất nhiều người hỏi tôi rằng tôi có đủ trình để phân biệt đâu là Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis thật hay giả hay không. Thú thật nếu không có 2 con mẫu để so sánh hoặc phân tích Gen thì không thể chắc chắn được. Đấy là về hình thái của những con Đông trùng hạ thảo xấy khô và thật 100% bắt từ tự nhiên. Còn cái loại làm bằng bột mì hay bột bắp đổ vào khuôn chuẩn đến độ như thật thì rất khó để phân biệt bằng mắt thường. Vì giá cao và khan hiếm không đủ đáp ứng cho thị trường Trung Quốc đã dẫn đến sự xuất hiện của pha trộn sản phẩm, bán sản phẩm thay thế cho Cordyceps sinensis.
Người bán lẫn lộn các loài có hình thái tương tự như Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis như
- Cordyceps gunnii
- Cordyceps barnesii
- Cordyceps gracilis
- Cordyceps liangshanensis
4 loài gần giống với Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis này hiện nay các nhà nghiên cứu Trung Quốc có thể nuôi được trong môi trường bán tự nhiên. Ngoài ra còn các loài Nấm Cordyceps sinensis độc hại ngâm tẩm nhôm sulfat hoặc nhét chì ở giữa thân nấm để tăng trọng lượng, hàng giả bằng bột đậu và phẩm màu dập khuôn theo hình dáng con sâu, nấm bị rút hết dược chất bên trong sẽ được viết trong bài khác.
Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis và các loài dùng giả mạo.
- (A) Mẫu đông trùng hạ thảo thật C. sinensis: cơ thể sâu có 8 đôi chân trên bụng, 4 cặp rõ ràng ở giữa, quả thể mọc ở đầu sâu.
Các loài giả: - (B) Cordyceps gunnii: cơ thể ấu trùng có 8 đôi chân trên bụng, không rõ nét, có mùi hôi và gồ ghề, có vảy hoặc nhánh.
- (C) Cordyceps barnesii: thân hình ấu trùng cong hình thận, đầu nhỏ, với một cặp răng.
- (D) Cordyceps gracilis: thân ấu trùng với 20-40 đốt, thường không có quả thể.
- (E) Cordyceps liangshanensis: chân không rõ nét, quả thể giống như sợi chỉ, dài 10-30 cm.
PHÂN BIỆT NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THẬT VÀ GIẢ
Rất khó để người tiêu dùng có thể nhận biết đúng sản phẩm đông trùng hạ thảo tự nhiên có chất lượng tốt và không bị xử lý hóa chất, do cần các phân tích chuyên sâu bằng máy móc hiện đại. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu nuôi trồng loài nấm này trên thế giới. Nhưng chưa có bất cứ thành công nào ngay cả những phòng LAB tiên tiến nhất thế giới ở Mỹ hay Châu Âu. Các nhà khoa học chỉ có thể cấy và thu hoạch được tơ của loài Cordyceps sinensis trong ống nghiệm. Việc mua giống cũng cực kỳ đắt và khó vì khi xuất đông trùng hạ thảo THẬT ra thị trường. Các sản phẩm này sẽ được xấy chân không làm chết sạch bào tử nấm, khiến cho chúng ta không thể LẤY GIỐNG ĐƯỢC và các khu vực có loài trùng thảo này ở Trung Quốc được coi như Tài sản quốc gia, nên họ cho quân đội bảo vệ nghiêm ngặt vùng có đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis.
Để nhận dạng sơ bộ sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo có thể dựa vào các đặc điểm về hình thái quả thể nấm và xác sâu ký chủ như sau:
Quá trình sinh trưởng và phát triển nấm đông trùng hạ thảo rất phức tạp, đòi hỏi có sự cộng sinh của nhiều loài để tạo thành quả thể và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Các nhà khoa học đã nỗ lực phân tách chủng giống nấm đông trùng hạ thảo thuần chủng nhưng không nuôi cấy thành công thể quả. Do đó các sản phẩm thương mại thực phẩm chức năng trên thị trường như viên nén, nước uống, cao chiết đều sản xuất từ tơ nấm nuôi cấy nhân tạo để giảm giá thành so với sản phẩm khan hiếm ngoài tự nhiên.
Ở Việt Nam cũng đã có một số đơn vị nuôi cấy thành công sợi tơ nấm đông trùng hạ thảo Tây tạng phục vụ cho nghiên cứu sâu về dược chất trên tế bào ung thư và kháng vi khuẩn kháng kháng sinh. Đại học Thủ Dầu Một cũng là một đơn vị nuôi cấy thành công các giống nấm Đông trùng hạ thảo có giá trị dược liệu cao như Cordyceps sinensis dạng tơ, và Cordyceps militaris dạng quả thể trong phòng nuôi sạch đạt chuẩn.
Mẫu cắt ngang quả thể nấm Đông trùng hạ thảo và các loài giả dưới kính hiển vi
- (A) Mẫu đông trùng hạ thảo thật Cordyceps sinensis: thể quả có hình elip đến hình bầu dục cắm trong tơ nấm
Các loài giả: - (B) Cordyceps gunnii: thể quả dạng bình cắm trong tơ nấm
- (C) Cordyceps barnesii: không có thể quả dạng bình, vỏ ngoài vỏ màu nâu, bao gồm các mô sinh bào giả, với các nếp gấp
- (D) Cordyceps liangshanensis: không có thể quả dạng bình, vỏ ngoài vỏ màu nâu vàng, bên trong không màu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://lostempireherbs.com/difference-cordycep-sinensis-cordycep-militaris/
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2211383511000669
http://omni-health.net/Home_Page/Products/Cordyceps/Docs/Cordyceps_review_2008_eng.pdf
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |