6 loại thảo dược, dược liệu giúp múa lưu thông tốt hơn cho người bị bệnh máu kém lưu thông
Lưu thông máu kém là bệnh hiện nay rất phổ biến, ở nhiều các độ tuổi khác nhau bệnh có thể gây thiếu máu não, đột quỵ. Sử dụng các loại thảo dược như tam thất, hồng hoa, đương quy, ngải cứu... giúp múa lưu thông tốt hơn và an toàn cho sức khoẻ.
Dược đây là chi tiết 6 loại Thảo Dược, Dược liệu giúp máu lưu thông tốt hơn cho người bệnh bị máu kém lưu thông.
1. Đương quy
Đương quy thường được mệnh danh là nhân sâm của y học phương Đông, có tên khoa học là Angelica sinensis, vị ngọt cay, tính ôn; quy vào kinh tâm, can và tỳ. Dược liệu này có tác dụng bổ huyết, dùng cho người thiếu máu, xanh xao; giúp cải thiện đau đầu, chóng mặt, xây xẩm choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực,… Một nghiên cứu trên tạp chí Phytomedicine (năm 2021) cho thấy đương quy cải thiện chức năng thần kinh trong đột quỵ do thiếu máu não.
2. Hồng hoa
Hồng hoa còn gọi hoa cây rum, tên khoa học là Carthamus tinctorius, có vị cay, tính ôn; quy vào tâm và can. Theo Đông y, hồng hoa có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, trị các chứng bệnh do ứ huyết gây ra như đau bụng kinh, đau quặn bụng, đau tức ngực,… Theo nghiên cứu năm 2015 trên Revista Brasileira de Farmacognosia, hồng hoa được chứng minh có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn, tăng cường lưu thông máu. Đặc biệt, hồng hoa còn giúp giảm chỉ số kết tập tiểu cầu, ức chế hình thành huyết khối từ đó giảm nguy cơ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, cải thiện tuần hoàn máu.
3. Bạch quả
Việc sử dụng bạch quả (Ginkgo biloba) được ghi chép lần đầu trong Điển niên bản thảo Vân Nam, xuất bản năm 1436. Ngày nay, bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị chứng suy giảm trí nhớ do hạn chế lưu thông máu lên não; cải thiện nhận thức và trí nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer.
4. Thục địa
Thục địa là dược liệu có vị ngọt, tính hàn, qui vào kinh can, tâm, tỳ, phế, được chế biến từ rễ cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa). Vị thuốc có tác dụng bổ huyết, dưỡng âm, giúp làm đen râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều,… Theo tạp chí Elsevier (2021), Catalpol và các hoạt chất trong thục địa còn giúp chống huyết khối, ngăn ngừa cục máu đông.
5. Tam thất
Cùng với nhân sâm, tam thất (Panax notoginseng) được Đông y xếp vào loại “thượng phẩm”. Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, quy vào kinh can, vị tâm phế. Dược liệu có tác dụng bổ khí huyết, tốt trong điều trị các chứng như ho ra máu, đông máu, sưng đau do chấn thương,… Ngoài ra, tam thất còn điều trị cho người mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, ngủ không ngon giấc.
6. Ngải cứu
Theo danh mục 70 cây thuốc nam được ban hành theo Quyết định 4664/QĐ-BYT của Bộ Y tế năm 2014, ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, họ Cúc (Asteraceae). Dược liệu có vị đắng, tính ấm, quy vào kinh tỳ, can, thận. có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, cầm máu, dùng trong trường hợp kinh nguyệt không đều, nôn ra máu, ho ra máu, đi tiểu ra máu...
Caythuocvithuoc.com tổng hợp
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |