Bệnh u máu có nguy hiểm không?

Do đặc điểm lâm sàng không rõ ràng của bệnh u máu, nên việc chuẩn đoán phân biệt với các dạng bệnh lý của mạch máu khác rất khó khăn. Chính vì vậy những hiểu biết về bệnh sinh, chuẩn đoán xác định, chuẩn đoán phân biệt, tiến triển của bệnh giúp cho các bác sĩ có được hướng điều trị đúng đắn bệnh u máu, một dạng bệnh thường gặp ở trẻ em. Người bệnh cần chọn lựa cơ sở y tế giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để điều trị, vừa tránh được biến chứng vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Dec 12, 2020 - 00:32
 0  13
Bệnh u máu có nguy hiểm không?
Temu
Temu

Bệnh u máu là gì?

Temu
Temu

- U máu là khối u mạch lành tính thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh.

- U máu là vết bớt màu đỏ tươi xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc vài tuần đầu sau sinh.

- Bệnh có thể thấy ở tất cả các vùng trên cơ thể nhưng thường gặp ở trên mặt, da đầu, ngực hoặc lưng.

Đối tượng nguy cơ bị bệnh u máu

 - Một số yếu tố nguy cơ:

+ Trẻ gái

+ Trẻ da trắng

+ Trẻ sinh non

+ Trẻ nhẹ cân so với tuổi thai

+ Tuổi mẹ khi sinh cao

+ Gia đình có tiền sử u máu sơ sinh

- Bệnh thường gặp ở người da trắng (gấp 10-12 lần so với người châu Á và châu Phi), nữ thường gặp hơn nam (tỷ lệ 3/1).

Nguyên nhân u máu

- Nguyên nhân u máu có thể từ phôi thai hoặc do nhiễm virus Human Papuloma gây mất kiểm soát điều hòa tăng sinh tế bào nội mạch của mạch máu. Bên cạnh đó yếu tố nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây nên u máu.

Bệnh u máu có nguy hiểm không?

- Bệnh u máu thông thường mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh.

- Trong một số trường hợp khác các dạng u máu có thể tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh như:

+ U máu loét thường  gặp ở vùng môi, vùng hậu môn sinh dục hoặc vùng nếp gấp gây nhiễm khuẩn.

+U máu quanh mắt gây ảnh hưởng đến thị giác, giảm thị lực, cản trở tầm nhìn, thậm chí còn gây loạn thị, lác mắt.

+ U máu đầu mũi, nhân trung, môi gây biến dạng cấu trúc mặt.

+ U máu nội tạng: Nguy cơ có u máu nội tạng khi có trên 5 tổn thương u máu ngoài da, có thể có những biến chứng về đường thở gây thở khó hoặc rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu,bụng to, gan to đối với những u máu trong các hội chứng bệnh lý.

-> Để tránh những biến chứng không mong muốn người bệnh nên đi thăm khám sớm tại các cơ sở uy tín như bệnh viện da liễu, trung tâm thẩm mỹ lớn để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Điều trị u máu

- Các u máu nhỏ thường không cần điều trị vì có thể tự biến mất.

- Việc điều trị thường được chỉ định trong các trường hợp gây chảy máu nhiều, ảnh hưởng đến các chức năng sống.

- Các biện pháp điều trị thường được áp dụng, bao gồm thuốc hoặc phẫu thuật đối với các u máu lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

- U máu còn có thể được điều trị bằng 1 số loại laser như laser màu xung PDL (laser hiệu quả nhất trong điều trị u máu hiện nay), laser Nd YAG (không được sử dụng phổ biến như laser PDL), laser Argon (ít được sử dụng trên lâm sàng), laser CO2 (hiện nay ít dùng vì để lại sẹo).

Kết luận

- Chẩn đoán đúng và lựa chọn những phương pháp điều trị đúng là cần thiết với những vấn đề về u máu ở trẻ.

- Cần phát hiện sớm những trường hợp u máu phức tạp để có thể can thiệp y học kịp thời.

- Nên thăm khám ở những cơ sở đầy đủ về kỹ thuật máy móc với sự tư vấn và điều trị của các bác sỹ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.

Theo Khoe365

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!