Những điều cần biết về con đường lây nhiễm, triệu chứng và biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Mỗi năm trên Thế giới ghi nhận hàng trăm nghìn ca nhiễm sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết khác nhau trên các quốc gia vùng lãnh thổ. Dựa vào các đặc điểm thời tiết, khí hậu mà tỷ lệ này có sự chênh lệch đáng kể.

Nov 17, 2020 - 09:09
 0  13
Những điều cần biết về con đường lây nhiễm, triệu chứng và biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết

1.Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra, dễ lây lan từ người bệnh sang người bình thường và hoàn toàn có thể lan thành những ổ dịch lớn. Virus dengue thuộc chi flavivirus, gồm 4 típ được ký hiệu lần lượt là D1, D2, D3, D4. Tất cả đều có khả năng gây bệnh và chúng thường luân phiên gây nên các vùng dịch. Bốn tuýp này không có miễn dịch chéo nên khi người bệnh mắc 1 trong 4 típ vẫn có khả năng bị lại do các típ khác gây ra.

2. Sốt xuất huyết lây nhiễm qua những con đường nào?

Sốt xuất hiện là căn bệnh rất dễ lây nhiễm, chính điều này đã làm cho số lượng người bị mắc gia tăng nhanh chóng vào những thời điểm dịch bùng phát. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của sốt xuất huyết chính là do muỗi vằn hút máu người có virus dengue truyền đến cho những người không có bệnh. Loại muỗi này có màu đen và đốm trắng trên thân, hoạt động nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Chúng thường trú tại những địa điểm như góc nhà, tủ quần áo hoặc các nơi không đảm bảo vệ sinh như bãi rác.

Một con đường lây lan khác là do người bệnh dùng chung bơm kim tiêm, khi bác sĩ, y tá đã lấy máu của người bệnh có virus dengue lại sử dụng cho người bình thường.

Ngoài ra, còn có một số đường lây truyền ít gặp khác như: lây truyền tại bệnh viện thong qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm với các tác nhân gây tổn thương da, niêm mạc…

3. Các triệu chứng phổ biến thường gặp của bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn đầu của bệnh

Sau thời gian ủ bệnh (khoảng từ 4 đến 10 ngày kể từ khi bị muỗi đốt), bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện bất thường: sốt cao đột ngột lên tới 39 – 40 độ C, khó hạ sốt trong khoảng 2 đến 7 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh còn có một số biểu hiện khác như là: đau đầu, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, chán ăn…

Giai đoạn chuyển biến xấu

Bước vào giai đoạn này, người bệnh sẽ có một số triệu chứng xuất huyết như: xuất hiện những nốt đỏ, thậm chí có cả những mảng bầm tím ở bụng, đùi, chân, tay…Chảy máu cam, chảy máu lợi hoặc dưới da, với nữ có thể xuất hiện kinh nguyệt kéo dài hoặc đến sớm hơn bình thường. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Giai đoạn nặng

Đây là thể nặng nhất khi bị sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp tụt thấp). Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus.

4. Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh là điều đặc biệt cần thiết. Bạn phải chú ý đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ. Hãy thường xuyên vệ sinh, lau chùi nơi ở và khu vực quanh nhà sạch sẽ. Bạn nên vứt bỏ những vật dụng có thể nơi trú ngụ của muỗi như: mảnh bát vỡ, lốp xe, chai lọ…

Nếu bạn ở vùng nông thôn mà sử dụng bể, chum, vại chứa nước thì hãy đậy nắp chúng lại. Hãy tiến hành lấp những ao tù, nước đọng (nếu có). Thường xuyên vệ sinh bể cá, thay nước lọ hoa,... Thực hiện phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi nhà ở, vườn, các khu vực xung quanh nhà ở để hạn chế sự sinh sản của muỗi. Khi đi ngủ, bạn hãy ngủ màn, xịt thuốc diệt muỗi trước khi đi ngủ khoảng 30 phút hoặc sử dụng vợt điện diệt muỗi.

Ngoài ra, bạn có thể phòng chống bệnh bằng cách tự nâng cao sức đề kháng của bản thân và gia đình. Hãy thực hiện chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tích cực bổ sung vitamin C, uống nhiều nước,ăn chín uống sôi,...

Một lưu ý rất quan trọng để phòng bệnh hiệu quả. Đó là bạn hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình và gia đình. Nếu phát hiện thấy thân nhiệt cao, sốt cao thì hãy đến bác sĩ kiểm tra. bạn không được tự dùng thuốc hạ sốt tại nhà mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.