Ba kích hay còn gọi ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà (Tên khoa học: Morinda officinalis)

Ba kích còn có tên khác là ba kích thiên, dây ruột gà. Trong nhân dân. Ba kích là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bí kinh, phong thấp, huyết áp cao.

Oct 20, 2020 - 04:36
 0  54
Ba kích hay còn gọi ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà (Tên khoa học: Morinda officinalis)
Ba kích, hay còn gọi ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà, là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê. Cây dây leo sống nhiều năm, thân mảnh có lông mịn. Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, tạo thành các lóng thân dài từ 5–10 cm. Tên khoa học: Gynochthodes officinalis

Ba kích (danh pháp hai phần: Morinda officinalis), hay còn gọi ba kích thiên (tiếng Trung: 巴戟天),nhàu thuốc, ruột gà, là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.

1. Tên gọi:

- Tên Việt Nam / Vietnamese name:  Ba kích

- Tên khác / Other name:  Ba kích thiên, dây ruột gà; chẩu phóng xì, thau tày cáy (Tày); chồi hoàng kim, sáy cáy (Thái); chày kvằng dòi (Dao); Medicinal indian mulberry (Anh)

- Tên khoa học / Scientific name:  Morinda officinalis How.

- Đồng danh / Synonym name:  

2. Họ thực vật / Plant family:  Họ Cà phê (Rubiaceae)

Ba kích hay còn gọi ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà (Tên khoa học: Morinda officinalis), là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.

Ba kích hay còn gọi ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà (Tên khoa học: Morinda officinalis), là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.

3. Mô tả / Description:

Cây leo bằng thân quấn, sống lâu năm, dài hàng mét. Rễ củ mập, thắt khúc, vặn vẹo. Thân và cành non có lông, màu tím hoặc xanh; cành già nhẵn, màu nâu. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình thuôn hoặc bầu dục, dài 6 – 14 cm, rộng 2,5 – 6 cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mép nguyên; lá non có lông ở gân và mép lá, dày hơn ở mặt dưới, màu xanh lục, lá già ít lông hơn và màu trắng mốc; lá kèm mỏng, gốc dính thành ống và ôm sát thân.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành tán tròn, dài 0,3 – 1,5 cm; hoa nhỏ màu trắng sau hơi vàng; đài hình chén hay hình ống, lá đài nhỏ phát triển không đều nhau; tràng 4 cánh, hàn liền ở dưới thành ống ngắn; nhị 4; bầu hạ.

Quả hình cầu, rời, hoặc dính với nhau, đường kính 6 – 10 mm, màu đỏ khi chín, có đài tồn tại ở đỉnh. Hạt nhỏ, màu vàng nhạt, vỏ hạt nhám.

4. Phân bố / Coverage:

Ở Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình. Gần đây mới phát hiện thấy ở Quảng Nam (Tây Giang) và Quảng Trị (Hướng Hóa). Thế giới: Lào, Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Tây, Vân Nam). Cây thường mọc rải rác dưới tán rừng thứ sinh, rừng xen tre nứa; độ cao dưới 500 m (ở Miền Bắc), tại hai điểm mới phát hiện ở các tỉnh phía Nam, có độ cao gần 1.000 m.

5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:

6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :

7. Bộ phận dùng / Compositions used:

Rễ củ (bỏ lõi) phơi hay sấy khô.

8. Công dụng / Uses:

Ba kích là vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền ở Trung Quốc và Việt Nam. Ba kích được dùng làm thuốc bổ dương, tăng cường sinh dục nam; chữa đau nhức xương khớp, đau lưng và kinh nguyệt không đều. Liều dùng: 12 – 15 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống; cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác.

9. Thành phần hóa học / Chemical composition:

Rễ ba kích chứa:Anthra noid (Anthraquinone): Tectoquinon, alizazin-1-methyl ether, lucidin-ω-methyl ether, 1-hydroxy-3-hydroxy- methyl anthraquinon, 1-hydroxy-2,3-dimethyl anthraquinon, rubiadin, rubiadin-1-methyl ether
Các iridoids glucosid: asperulosid, monotropein, morindolid, morofficinalosid, acid deacetyl asperulosidic, acid asperulosidic, acetat apserulosid
Các sterol: β-sitosterol, oxositosterol, 2,4-ethylcholesterol.
Terpene loại ursan: acid rotungenic mono terpen glucosid, L-borneol-6-o-β-D-apiosyl-β-glucosid
Lacton: (4R,5S)-5-hydroxy hexan-4-o-lid
Flavonoid: vitexin, orientin, quercetin, luteolin
Gentianin, carpain, cholin, trigonellin, diosgenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin, , vitamin B­­1, morindin, acid palmitic, nonadecan.
Các chất vô cơ: K, Na, Mg, Al, Fe, Ba, Zn, Cu, Sr, Pb, Ti, Sn, Ni, V, Co, W, Li, Mo, Be...
Ngoài ra còn có đường, nhựa, acid hữu cơ, phytosterol, tinh dầu, rễ tươi có vitamin C.

10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:

  • Ba kích có một số tác dụng dược lý sau: - Tác dụng tăng lực: bằng phương pháp chuột bơi, thực hiện trên chuột nhắt trắng, ba kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày trước lúc  thí nghiệm, có tác dụng kéo dài thời gian chuột bơi.  
  • Tác dụng chống độc: dùng phương pháp gây nhiễm độc bằng cách tiêm ammoni clorur cho chuột nhắt trắng, ba kích với liều 15g/kg có tác dụng tăng sức chống đỡ của cơ thể với yếu tố độc hại.  
  • Tác dụng chống viêm: trên mô hình gây phù chân chuột  cống trắng bằng kaolin, ba kích dùng với liều 5-10g/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt.
  • Tác dụng trên hệ nội tiết: thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ ba kích không có tác dụng giống androgen, nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen.
  • - Ngoài các tác dụng trên, nước sắc ba kích còn có tác dụng tăng cường co bóp ruột, hạ huyết áp.
  • - Độc tính cấp: trên chuột nhắt trắng bằng đường uống ba kích có LD50 bằng 193g/kg; chứng tỏ ba kích có độ độc thấp.

11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:

12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:

13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:

14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored: