Cây ba kích, Dây ruột già, ba kích

Theo y học cổ truyền, ba kích có vị cay, hơi ngọt, công dụng trợ dương bổ thận; trị dương nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung ích khí, dưỡng 2 kinh tỳ và thận...

Nov 19, 2020 - 23:52
 0  72
Cây ba kích, Dây ruột già, ba kích
Rễ ba kích tím

Cây Ba Kích Thiên - Morinda Officinalis

Tên khác: Radix Morindae, Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Ba kích thiên (Trung Quốc)

Tên khoa học: Morinda Offcinalis

Mô tả: Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.

Cây mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, dưới tán một số kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh,nay trở nên thứ sinh gồm cây bụi và dây leo chằng chịt hoặc ở bờ nương rẫy. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 100m thì hầu như hiếm gặp. Có nhiều nhất ở cá tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn.

Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng; tràng hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-10. Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Thập kỷ 70, mỗi năm ta thu mua hàng chục tấn ba kích. Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Trạm nghiên cứu dược liệu Hà Tây trồng ba kích xen dâu tằm, cốt khí; cây trồng 3 năm trở lên có thể thu hoạch rễ làm dược liệu. Tác dụng của cây ba kích trong việc bào chế thuốc chỉ sử dụng rễ, củ.

Bộ phận dùng: Rễ từng chồi, vỏ ngoài màu gio, già thì sắc tím đậm, non thì sắc trắng, tía nhạt khi khô, vỏ dăn lại, đứt đoạn trông thấy lõi, ruột tím đen, mềm ngọt. Thứ to bản rộng trên 1 cm, già, tím thì tốt.

Ba kích hay còn gọi ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà (danh pháp hai phần: Morinda officinalis), là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.

Tính chất: Vị cay, ngọt, tính hơi ôn.

Quy kinh: Vào kinh Thận.

Tác dụng: thuốc cường dương, bổ trung tiêu, điều huyết mạch, ích khí.

Chủ trị: Mạnh gân cốt, trị phong, trị di mộng tinh, liệt dương.

Thận dương suy biểu hiện như đau và yếu lưng duới và dầu gối , bất lực, xuất tinh sớm, vô sinh, loạn kinh nguyệt và cảm giác lạnh và đau bụng dưới:

-  Dùng  Ba kích với Nhân sâm, Nhục thung dung và Thỏ ti tử để trị bất lực và vô sinh.

-  Dùng Ba kích thiên với Tục đoạn và Đỗ trọng để trị đau và yếu lưng dưới và đầu gối.

-  Dùng Ba kích thiên với Nhục quế, Cao lương khương và Ngô thù du để chữa loạn kinh nguyệt.

-  Dùng  Ba kích thiên với Tục đoạn, Tang kí sinh và Tỳ giải để trị cảm giác lạnh và đau ở vùng thắt lưng và đầu gối hoặc suy yếu vận động.

Liều dùng: Ngày dùng  4 - 12g.

Cách bào chế:

Theo Trung Y:

a) Lấy nước Khởi tử ngâm Ba kích một đêm cho mềm, vớt ra, ngâm rượu, một lúc vớt ra. Dùng Cúc hoa sao với Ba kích cho vàng, bỏ Cúc hoa, lau Ba kích bằng vải để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).

b) Tẩm rượu một đêm cho mềm, thái nhỏ, sấy khô. Nếu dùng gấp, ngâm nước nóng cho mềm bỏ lõi, thái nhỏ dùng (Bản Thảo Cương Mục).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

a) Rửa sạch đất, thái nhỏ, phơi khô.

b) Rửa sạch, ủ mềm, rút bỏ lõi, thái nhỏ:

- Tẩm rượu để 2 giờ, sao qua (thường dùng).

- Nấu thành cao lỏng ( 1ml: 5g).

Ba kích hay còn gọi ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà (danh pháp hai phần: Morinda officinalis), là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.

Bỏ lõi Ba kích

Bài thuốc có dùng từ cây Ba Kích Thiên:

Huyết áp cao: Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.

Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh: Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.

Thận hư, dương uý, di tinh: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.

Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần: ba kích 12g, sơn thù du 12g, thọ tu tự 12g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống hoặc tán bột uống.

Bổ thận, tráng dương: Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được. Ăn cùng với cơm.

Hỗ trợ điều trị liệt dương: Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào bình ngâm với rượu trong vòng 1 tuần là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

Trị thận hư, đau lưng: Ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước.

Chữa đau lưng, chân tê, chân yếu, mỏi ở người già: Ba kích, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.

Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối do thận hư, phong thấp: Ba kích 50g, dâm dương hoắc 50g, kê huyết đằng 50g, đường phèn 30g, rượu trắng 750ml. Ngâm trong 1 tuần là dùng được. Dùng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn (Ba Kích Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Bảo quản: Để nơi ráo, mát, kín, không nên để lâu vì dễ mốc, mọt. Sắp tới mùa xuân mưa ẩm cần phơi sấy nhẹ trước, có thể sấy hơi diêm sinh.

Kiêng ky: Người âm hư, tướng hoả thịnh không nên dùng. Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng. Tác dụng của cây ba kích trong việc ngâm rượu có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị “Tào tháo đuổi”.