Hướng dẫn cách chọn và ngâm rượu ba kích ngon nhất

Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của cây ba kích bổ thận, tráng dương cường gân cốt, khử phong thấp, ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ản ngủ kém. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp.

Nov 4, 2020 - 11:03
Nov 14, 2020 - 22:35
 0  349
Hướng dẫn cách chọn và ngâm rượu ba kích ngon nhất
Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Ba kích thiên (Trung Quốc)… Tên khoa học Morinda officinalis stow. họ cà phê (RUBIACEAE).
Temu
Temu

Mô tả cây ba kích: Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Ba kích thiên (Trung Quốc)… Tên khoa học Morinda officinalis stow. họ cà phê (RUBIACEAE). Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
 
Tác dụng của cây ba kích chữa đau khớp, suy nhược Cây mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, dưới tán một số kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh,nay trở nên thứ sinh gồm cây bụi và dây leo chằng chịt hoặc ở bờ nương rẫy. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 100m thì hầu như hiếm gặp. Có nhiều nhất ở cá tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn.  

Temu
Temu

Rễ, củ Ba Kích có tác dụng bào chế thuốc Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng; tràng hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu có cuống riêng rẽ, khi chín màu đỏ. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-10.

Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Thập kỷ 70, mỗi năm ta thu mua hàng chục tấn ba kích. Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Trạm nghiên cứu dược liệu Hà Tây trồng ba kích xen dâu tằm, cốt khí; cây trồng 3 năm trở lên có thể thu hoạch rễ làm dược liệu. Tác dụng của cây ba kích trong việc bào chế thuốc chỉ sử dụng rễ, củ.

Cây ba kích

Ba kích có tác dụng như thế nào?

Theo bài viết của GS.TS. Phạm Xuân Sinh. Ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Dùng trong các trường hợp thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp

Người ta thường sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g hoặc dưới dạng ngâm rượu ba kích. 

Phân biệt ba kích trồng và ba kích tự nhiên

Trong tự nhiên ba kích có hai loại củ: củ màu trắng và củ màu tím. Nhưng do quan niệm sai lầm nhiều người cứ nghĩ củ già mới có màu tím và củ non có màu trắng. Củ tím do có màu sắc đậm hơn nên ngâm rượu sẽ cho màu đẹp hơn. Nhưng trong tự nhiên củ tím cực kỳ hiếm.

Ba kích trồng: củ khá đồng đều vì trồng cùng một thời điểm, củ mọng nước, không bị sâu hà, vỏ mỏng và nhẵn, không có vết sần sùi của thời gian. Củ trồng trên đất được bón kỹ nên hầu như không có một đốt xoắn vặn nào.

Ba kích tự nhiên trong rừng: rất cứng, có thể bị sâu hà đục, vỏ bị xước do bám vào kẽ đá trong quá trình đào bới bị xước, củ nhiều vết xoắn vặn ngoằn nghoèo.

Ba kích khô Trung Quốc: do bị hấp nhũn, sau đó rút lõi nên hình thức rất đẹp, củ tròn xoe từng lóng một nhưng dược liệu đã bị rút sạch trong quá trình hấp.

Rễ ba kích tím

Cách ngâm rượu ba kích

Khi ngâm ba kích chú ý chọn những củ ba kích tươi ngâm ngay sẽ tốt hơn ba kích khô. Ba kích tím ngâm tốt hơn ba kích trắng. Bỏ lõi của củ ba kích khi ngâm.

- 1kg ba kích tươi với 5 lít rượu nếp trắng từ 35 đến 38 độ, rượu đã được để vài tháng trong bình gốm đất nung.

- Rửa sạch bằng nước nhiều lần, nước cuối cùng rửa bằng rượu trắng. trước khi cho tiến hành bóc lõi để lấy phần thịt ngoài của củ.

- Ngâm vào bình thủy tinh hoặc chum sành ngâm rượu. (chú ý không ngâm vào các loại bình của Trung Quốc kể cả thủy tinh)

Rượu ba kích sau khi ngâm ít nhất 3 tháng mới có thể dùng ngon được. Có thể hạ thổ rượu để đạt hiệu quả cao hơn.

Rượu ba kích thành phẩm phải đạt tiêu chuẩn màu sắc tím đẹp không bị vẩn đục, uống xong không bị nhức đầu, khô cỏ họng hoặc khát nước

Mẹo: Để rượu ba kích ngon và tốt khi ngâm rượu để thêm một cục đá thạch anh tím tinh thể vào giữa bình rượu sẽ ngon hơn rất nhiều.

Lưu ý: Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng. Tác dụng của cây ba kích trong việc ngâm rượu có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị “Tào tháo đuổi”.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!