Cách dùng rễ cây sâm cau ngâm rượu và sắc nước uống chữa yếu sinh lý

Rễ cây Sâm cau có chất Curculigin A giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh gần 2 lần. Thân và rẽ của cây Sâm Cau có chứa nhiều Curculigin A nhất, là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, được ví như là "Viagra" tự nhiên tốt nhất cho nam giới.

Dec 18, 2023 - 22:13
Dec 18, 2023 - 22:17
 0  36
Cách dùng rễ cây sâm cau ngâm rượu và sắc nước uống chữa yếu sinh lý
Sâm cau hay còn gọi cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, soọng ca, thài léng, tiên mao là một loài thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae. Loài này được Gaertn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788. Nó là loài bản địa Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục địa Ấn Độ, Papuasia, Micronesia, bán đảo Đông Dương.
Cách dùng rễ cây sâm cau ngâm rượu và sắc nước uống chữa yếu sinh lý

1. Thông tin Đặc điểm nhận biết đúng vị thuốc, dược liệu và công dụng của sâm cau

Sâm cau còn có tên là "ngải cau", "độc mao căn", "tiên mao căn", "địa tông căn", "độc cước tiên mao", "tiên mao sâm", tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn., họ Thủy tiên (Amaryllidaceae).

Là loại cỏ, sâm cau cao khoảng hơn 40cm, thân ngầm hình trụ dài (thường gọi là củ). Lá hình mác hẹp, hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau (nên có tên là sâm cau).

Hoa màu vàng, mọc thành từng cụm, không cuống, trên một trục ngắn, nằm trong bẹ lá. Quả nang, thuôn dài 12-15mm, bên trong có 1-4 hạt phình ở đầu, phía dưới có một phần phụ hình liềm. Để làm thuốc, thu hái sâm cau vào mùa thu đông; đào củ về, bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh thận, can và tỳ... có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng cân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, tinh lạnh, tiểu tiện không tự chủ, băng lậu, ngực bụng lạnh đau, ung nhọt, tràng nhạc.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, sâm cau có tác dụng tăng cường sức miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; trấn tĩnh trung khu thần kinh; có tác dụng như hormone sinh dục nam (thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột cống đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng); còn có tác dụng chống đột biến và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Cách dùng và liều dùng:

  • Liều dùng 3-6g/ngày, dưới dạng sắc uống, thức ăn vị thuốc, ngâm rượu.
  • Để chữa chứng đau nhức do hàn thấp nên dùng sống (không sao tẩm).
  • Để bổ dương, chữa liệt dương do thận hư, tiểu tiện bất lợi, tiểu đêm hoặc són tiểu: tẩm rượu sao.
  • Để tăng cường tác dụng và sử dụng sâm cau hiệu quả có thể dùng phối hợp sâm cau với một số vị thuốc khác giúp trẻ hóa cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, đặc biệt giúp cơ thể hồi phục khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone.

Bài thuốc có sử dụng sâm cau tăng cường sinh lý

1. Điều trị liệt dương, thần kinh suy nhược, lưng gối đau mỏi: 

  • Sâm cau 100g, thái mỏng, sao vàng; rượu trắng 1400ml; ngâm trong vòng 15 ngày; Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30ml ( 1 chén nhỏ). Uống trước 2 bữa ăn chính.

2. Tăng cường sức khỏe tình dục, suy nhược cơ thể, phong tê thấp:

  • Sâm cau 300g, ngâm nước và thay nước nhiều lần tới khi nước trong, vớt ra phơi hoặc sấy khô, thái nhỏ, nghiền bột mịn, trộn với mật ong, hoàn viên; ngày uống 2 lần (lúc đói bụng), mỗi lần uống 3g.

3. Bổ thần kinh, giảm căng thẳng, mạnh gân cốt, đen râu tóc: 

  • Sâu cau thái lát, cửu chưng cửu sái, hàng ngày dùng 5g, sắc uống thay trà, uống trong ngày.

4. Dưỡng thận tráng dương, chữa nam giới vô sinh do tinh dịch dị thường:

  • Sâm cau 15g, thịt lợn nạc 200g, hầm lên ăn.

Lưu ý khi dùng sâm cau

Sâm cau là vị thuốc có độc, khi sử dụng cần có sự thăm khám và tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa Đông y. Không dùng quá liều vì dùng liều cao rất dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo, bí tiểu tiện.

Để làm giảm độ độc, trước khi dùng cần ngâm nước vo gạo hoặc nước lã, thay nước nhiều lần cho tới khi nước trong, thì vớt ra, phơi hoặc sấy khô. Trong dân gian còn sử dụng biện pháp "cửu chưng cửu sái", nghĩa là hấp và phơi 9 lần để khử chất độc, sau đó đem vùi trong đường cát để bảo quản.

Sâm cau là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những người "âm hư hỏa vượng" thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ…không nên sử dụng.

Sâm cau giả nhầm lẫn

Hình ảnh: Cây được gọi là sâm cau đỏ

Hiện nay trên thị trường có 1 loại củ được gọi là sâm cau đỏ. Đây thực chất không phải sâm cau (tiên mao). Nó là một loại cây dược liệu nhưng chưa có 1 công trình nghiên cứu cụ thể nào về loại cây này.

Đài truyền hình kỷ thuật số VTC đã thực hiện một phóng sự về việc đi tìm loại cây "sâm cau đỏ" này

Có một số tài liệu nhầm lẫn giữa cây được gọi là "sâm cau đỏ" với cây bồng bồng.

Tuy nhiên cây "sâm cau đỏ" này lá to và dày hơn cây bồng bồng (tên khoa học là Dracaena angustifolia Roxb) có lá nhỏ và nhiều lớp.

Bồng bồng mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, thậm chí có nhiều gia đình trồng để làm cảnh. Ngoài ra còn một loài nữa cũng được bán nhiều với tên gọi sâm cau đỏ là Huyết giác Nam Bộ (tên khoa học *Dracaena cochinchinensis), một số nơi cũng gọi là cây bồng bồng. Cây Bồng bồng được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa lỵ ra máu (sử dụng rễ, hoa), nhuận tràng, lợi tiểu, bạch đới...

Cả hai loài này theo Y học cổ truyền đều chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào để biết chúng có tác dụng cường dương hay không như được thương lái quảng cáo, thậm chí rễ cây bồng Bồng còn có độc tính nguy hiểm cho cơ thể.