Cần Lưu ý tác dụng phụ khi dùng cây Xạ Đen

Xạ đen có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các loại thảo mộc khác như cỏ ngọt, tâm sen, giảo cổ lam… được hãm dưới dạng trà, uống hàng ngày.

Oct 17, 2023 - 22:05
 0  30
Cần Lưu ý tác dụng phụ khi dùng cây Xạ Đen
Cây xạ đen hay còn gọi là cây ung thư (theo dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình), cây quả nâu, bách giải, bạch vạn hoa, thanh giang đằng, dây gối,..
Cần Lưu ý tác dụng phụ khi dùng cây Xạ Đen

Tuy nhiên cũng như các loại dược liệu khác, khi dùng xạ đen uống hàng ngày cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để việc dùng xạ đen được an toàn và hiệu quả.

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, thông thường xạ đen dùng sẽ tương ứng từ 10 – 15g dược liệu khô, tối đa chỉ nên dùng xạ đen khoảng 70g/ngày. Không nên dùng xạ đen vượt quá liều lượng cho phép, vì quá liều có thể làm tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt.

Thuốc hoặc trà từ xạ đen nên nấu hoặc hãm đúng liều lượng và dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm, bởi khi sử dụng qua đêm có thể gây đầy bụng, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.

1. Không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc phối hợp xạ đen với các loại dược liệu khác, để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.

2. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con cho bú không nên dùng xạ đen. Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bệnh nhân suy gan, suy thận là những đối tượng không nên sử dụng. Trường hợp muốn dùng xạ đen để hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

3. Xạ đen có tác dụng an thần nên có thể gây buồn ngủ, ngủ gà… cần lưu ý khi lái xe, vận hành máy móc và làm những công việc cần sự tỉnh táo.

4. Khi uống xạ đen không nên sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia), các loại thực phẩm như cà pháo, đậu xanh, măng chua, rau muống... vì có thể làm giảm tác dụng của xạ đen.

5. Đối với người đang dùng thuốc tây y để điều trị các bệnh khác, nên uống thuốc tây và các bài thuốc từ cây xạ đen cách nhau tối thiểu 30 phút, để đạt hiệu quả và tránh tương tác thuốc bất lợi.

Xạ đen còn có tên gọi bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, hoặc cây ung thư. Có hai loại lá tròn và lá dài hình răng cưa.

Tên khoa học: Celastrus hindsii. Thuộc họ dây gối - Celastraceae.

Theo skđs