Cây ban lá dính, lưu ký nô, xuyên tâm thảo, thanh thiên, nguyên bảo thảo, cỏ ban (Hypericum sampsonii Hance)

Theo Đông y, ban lá dính vị đắng, cay, the, tính lạnh. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh hoạt lạc, chỉ huyết, giảm đau. Đặc biệt, ban lá dính có tác dụng kháng virus, kể cả virus cúm, bại liệt, mụn dộp (herpes simplex), cytomegalovius, viêm gan C và HIV.

Aug 2, 2021 - 07:54
Aug 10, 2024 - 17:08
 0  107
Cây ban lá dính, lưu ký nô, xuyên tâm thảo, thanh thiên, nguyên bảo thảo, cỏ ban (Hypericum sampsonii Hance)
Cây ban lá dính (Hypericum sampsonii Hance), còn được gọi là lưu ký nô, xuyên tâm thảo, thanh thiên, nguyên bảo thảo, hay cỏ ban, là một loại thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền.
Cây ban lá dính, lưu ký nô, xuyên tâm thảo, thanh thiên, nguyên bảo thảo, cỏ ban (Hypericum sampsonii Hance)
Cây ban lá dính, lưu ký nô, xuyên tâm thảo, thanh thiên, nguyên bảo thảo, cỏ ban (Hypericum sampsonii Hance)
Cây ban lá dính, lưu ký nô, xuyên tâm thảo, thanh thiên, nguyên bảo thảo, cỏ ban (Hypericum sampsonii Hance)
Temu
Temu

Cây ban lá dính còn có tên lưu ký nô, xuyên tâm thảo, thanh thiên, nguyên bảo thảo, cỏ ban... Tên khoa học: Hypericum sampsonii Hance., họ Nọc sởi (Hypericaceae).

Temu
Temu

Cây ban lá dính là cỏ dại sống lâu năm, cao 30 – 60 cm hay hơn. Thân cành hình trụ, cứng và nhẵn. Lá mọc đối, không cuống, hai lá đối diện dính liền gốc, hình trái xoan, đầu tù, mép uốn lượn; phiến lá có nhiều tuyến điểm trong suốt nên khi đưa lên ánh sáng trông như bị thủng nhiều chỗ do đó có tên “Ban thủng”. Ban lá dính mọc nhiều ở các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Sơn La, Lào Cai. Cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc ở ven rừng, bãi đất trống trong thung lũng, nương rẫy; ở độ cao 400 – 800 mét.

Thành phần hóa học

Ban lá dính có naphthodianthron (0.1 – 0.15 %); flavonoid (12 % ở hoa, 7 % ở lá (kaempferol, quercetin, quercitin, isoquercitrin, amentoflavon, hyperin, luteolin, myricetin, hyperosid, rutin); phloroglucinol (hyperforin, adhyperforin) và tinh dầu (mono và secquiterpin); nhóm anthraquinon nổi tiếng là hypericin và pseudohypericin.

Tác dụng của ban lá dính

Ban lá dính chứa nhiều chất có tác dụng giải lo âu, trị suy nhược tâm thần do ức chế hấp thu chất chuyển vận thần kinh seronin sau khớp thần kinh nên làm dịu thần kinh, giãn nở mao mạch.

Đặc biệt, ban lá dính có tác dụng kháng virus, kể cả virus cúm, bại liệt, mụn dộp (herpes simplex), cytomegalovius, viêm gan C và HIV. Chất Hypericin và pseudohypericin ức chế sự hình thành vỏ bọc của vius. Ban lá dính có khả năng trị được cúm gia cầm, do hypericin trong cỏ ban dính có thể giết 99,99 % virus H5N1 và H5N2 ở phòng thí nghiệm trong vòng 10 phút. Tại một trại gia cầm ở Hà Nội, trên 70 % trong số 4.000 con vịt bị nhiễm H5N1 đã được dùng hypericin thì tỷ lệ tử vong giảm đáng kể. Sau một ngày có 37 con chết, ngày thứ hai có 17 con, ngày thứ ba có 3 con chết và ngày thứ 4 không có con nào chết. Tại Hà Tây, ở các vùng xung quanh nơi có dịch cúm, các trại này được bảo vệ bằng hypericin nên không có con gà nào bị chết trong số 3.000 con.

Ban lá dính cũng có tác dụng kháng khuẩn với một số vi khuẩn gram âm và gram dương ở nồng độ 1/200.000 - 1/20.000.

Một số loài thuộc chi Hypericum sp. đã được các viện nghiên cứu ở Trung Quốc, Nhật, Mỹ quan tâm đến tác dụng kháng virus của chúng. Cơ quan FDA (Mỹ) cho phép thử nghiệm trị HIV/AIDS trong 40 tháng cho thấy, 16/18 bệnh nhân có cải thiện CD4, CD4/CD8. Chất hypericin và pseudohypericin ức chế sự hình thành vỏ bọc của virus, kể cả HIV.

Theo Đông y, ban lá dính vị đắng, cay, the, tính lạnh. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh hoạt lạc, chỉ huyết, giảm đau. Trị chảy máu (chảy máu cam, thổ huyết, đại tiểu tiện huyết, lỵ huyết); kinh nguyệt không đều; chữa phong thấp, đau lưng nhức xương; chữa ho, ra mồ hôi trộm, thiếu máu, thiếu sữa

Liều dùng cách dùng: Ngày dùng12g – 20g (toàn cây) hoặc 10g – 12g rễ. Dùng ngoài: Dùng tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa, trị mụn nhọt, đinh độc, chốc đầu, bỏng, vết thương đụng rập, rắn cắn.

Một số bài thuốc có ban lá dính

  • Chữa phong thấp, đau lưng, nhức xương: Ban lá dính 10 – 20g rễ, cốt toái bổ 20g. Sắc uống.
  • Chữa đại tiện ra máu, kiết lỵ ra máu, kinh nguyệt không đều: Ban lá dính 20 -30g (hoặc 10 – 20g rễ), lá huyết dụ 20g, lá trắc bách 20g. Sắc uống.
  • Chữa tiểu ra máu: hạt của cây ban lá dính 8g – 10g, sao vàng tán bột; uống với nước ấm (Nam dược thần diệu).

Kiêng kỵ: Người không có ứ trệ, không chứng thực không dùng.


Các nghiên cứu mới đây về cây ban lá dính (Hypericum sampsonii Hance) đã phát hiện ra nhiều thông tin quan trọng về các đặc tính dược liệu và tiềm năng ứng dụng của loài cây này. Cây ban lá dính, được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các bệnh như lỵ, viêm vú, và chấn thương, đang cho thấy nhiều triển vọng trong nghiên cứu dược lý hiện đại.

Các phát hiện chính:

  1. Thành phần hóa học: Các nhà nghiên cứu đã xác định hơn 227 hợp chất thứ cấp trong Hypericum sampsonii, bao gồm các hợp chất như polycyclic polyprenylated acylphloroglucinols (PPAPs), benzophenones, xanthones, flavonoids, và anthraquinones. Những hợp chất này chịu trách nhiệm cho các hoạt tính sinh học phong phú của cây, chẳng hạn như kháng viêm, chống khối u, kháng virus, và kháng khuẩn. Đặc biệt, PPAPs được ghi nhận có tiềm năng lớn trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau nhờ hoạt tính sinh học mạnh mẽ.

  2. Tiềm năng chống viêm và chống ung thư: Nghiên cứu cho thấy các hợp chất acylphloroglucinols trong cây có khả năng gây độc chọn lọc đối với tế bào ung thư và có đặc tính chống viêm mạnh. Những phát hiện này gợi ý rằng Hypericum sampsonii có thể được phát triển thành một tác nhân điều trị tự nhiên cho các bệnh liên quan đến viêm nhiễm và một số loại ung thư.

  3. Tác dụng bảo vệ thần kinh và chống trầm cảm: Các hợp chất được tách chiết từ các loài Hypericum, bao gồm H. sampsonii, đã cho thấy tiềm năng bảo vệ tế bào thần kinh và ức chế các enzyme như acetylcholinesterase và monoamine oxidase, vốn liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Ngoài ra, các hợp chất này cũng có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.

  4. An toàn và nghiên cứu trong tương lai: Mặc dù cây đã được sử dụng trong y học cổ truyền mà không có báo cáo về tác dụng phụ lớn, các nghiên cứu hiện đại nhấn mạnh sự cần thiết của việc nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về hồ sơ an toàn của cây, đặc biệt là về việc sử dụng lâu dài và tác động đến các nhóm đối tượng khác nhau. Các nghiên cứu toàn diện hơn là cần thiết để làm sáng tỏ cơ chế hoạt động, quan hệ cấu trúc-hoạt tính và thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng cho việc sử dụng dược liệu này.

Tổng thể, Hypericum sampsonii Hance có tiềm năng lớn cho phát triển dược phẩm trong tương lai, đặc biệt trong các lĩnh vực chống viêm, chống ung thư và sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu để khám phá hết khả năng dược lý của nó và đảm bảo sử dụng an toàn trong y học hiện đại.

Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục nghiên cứu các loài thực vật y học truyền thống như Hypericum sampsonii, có thể cung cấp những bổ sung quý giá cho kho dược phẩm của chúng ta.

Files

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!