Cây Bảy Lá Một Hoa: Loài Thực Vật Đa Dụng và Quý Hiếm của Việt Nam

Cây Bảy Lá Một Hoa, hay còn gọi là Thất Diệp Nhất Chi Hoa, là một loại thực vật đặc biệt thuộc họ Liliaceae, được biết đến không chỉ vì đặc điểm hình thái độc đáo mà còn vì các công dụng y học đa dạng của nó. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về mô tả, phân bố, và ứng dụng của cây trong y học cổ truyền, nhấn mạnh vào khả năng thanh nhiệt, giải độc và điều trị một số bệnh thông thường như sốt rét và bệnh do rắn độc gây ra.

May 10, 2024 - 09:42
 0  14
Cây Bảy Lá Một Hoa: Loài Thực Vật Đa Dụng và Quý Hiếm của Việt Nam
Cây Bảy Lá Một Hoa, Thất Diệp Nhất Chi Hoa có tên khoa họcParis polyphylla là một loài thực vật có hoa trong họ Melanthiaceae. Loài này được James Edward Smith miêu tả khoa học đầu tiên năm 1813.
Cây Bảy Lá Một Hoa: Loài Thực Vật Đa Dụng và Quý Hiếm của Việt Nam
Cây Bảy Lá Một Hoa: Loài Thực Vật Đa Dụng và Quý Hiếm của Việt Nam
Cây Bảy Lá Một Hoa: Loài Thực Vật Đa Dụng và Quý Hiếm của Việt Nam
Cây Bảy Lá Một Hoa: Loài Thực Vật Đa Dụng và Quý Hiếm của Việt Nam
Cây Bảy Lá Một Hoa: Loài Thực Vật Đa Dụng và Quý Hiếm của Việt Nam
Cây Bảy Lá Một Hoa: Loài Thực Vật Đa Dụng và Quý Hiếm của Việt Nam
Cây Bảy Lá Một Hoa: Loài Thực Vật Đa Dụng và Quý Hiếm của Việt Nam

Cây Bảy Lá Một Hoa, Thất Diệp Nhất Chi Hoa – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa.

Tên khoa học Paris polyphylla Sm.

Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

Mô tả cây

Cây bảy lá một hoa là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất đặc biệt, sống lâu năm, thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính 2,5-2,5cm rất nhiều đốt, khó bẻ, vết bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng. Từ thân rễ nổi lên mặt đất một thân mọc thẳng đứng cao tới 1 mét, phía gốc có một số lá thoái hóa thành vẩy, bao lấy thân cây. Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm 3 đến 10 lá, nhưng thường là 7 lá, cuống lá dài 2,5-3cm, phiến lá hình mác rộng, dài 15- 21cm, rộng 4-8cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt, đôi khi có màu tím nhạt. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành, cuống hoa dài 15-30cm. Lá đài gồm 5 đến 10, thường là 7, màu xanh lá cây, dài 3- 7cm. rời từng cái một, trông như lá, không rụng. Số cánh tràng bằng số lá đài, hình sợi rủ xuống, màu vàng mẫu, chiều dài bằng hay ngắn hơn chiều dài của lá đài. Nhụy màu tím đỏ, bầu thường gồm 3 ngăn. Quả mọng màu tím đen. Mùa hoa vào các tháng 3, 4, 5 (vùng Sapa), mùa quả và các tháng 10-11

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bảy lá một hoa được phát hiện gần đây tại các vùng núi Cúc Phương thuộc Nam Hà, Ninh Bình, Sapa (Lào Cai), Đà Bắc (Hoà Bình), Sơn Động (Hà Giang). Trước đây không thấy mô tả trong Bộ thực vật chí Đông Dương. Đầu năm 1934, Péctelot có phát hiện thấy quanh vùng Sapa nhiều loài khác nhau (xem phần chú thích), nhưng chưa được khai thác sử dụng.

Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong tảo hưu, người ta đã nghiên cứu thấy có chất glucozit, tính chất saponin gọi là paridin C16H28O7 và paristaphin C38H64O18 cũng là một glucozit (theo Lý Thừa Cố, 1960, Trung Quốc dược dụng thực vật đồ giám, Bắc Kinh).

Trong thân rễ và quả loài Paris quadrifolia L. người ta chiết được một glucozit gọi là paristaphin, khi thủy phân paristaphin sẽ cho glucoza và một glucozit mới gọi là paridin, thủy phân paridin, ta lại được glucoza và một chất nhựa gọi là paridol.

Công dụng và liều dùng

Cây bảy lá một hoa còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi dân gian. Theo đông y, vị tảo hưu (thân rễ của cây bảy lá một hoa) có vị ngọt, hơi cay, tính bình không độc. Tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt giải độc, nhất là đối với loài rắn độc. Tại vùng Quảng Tây (Trung Quốc) trong nhân dân có câu ngạn ngữ: “Ốc hữu thất diệp nhất chi hoa Độc xà bất tiến gia” nghĩa là trong nhà mà có cây bảy lá một hoa thì rắn độc không vào được. Ngoài công dụng chữa sốt và rắn độc, vị tảo hưu còn dùng chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn, dùng ngoài thì giã đắp lên những nơi sưng đau.

Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chú thích

1. Tại châu Âu, người ta dùng thân rễ và quả của loài Paris quadrifolia (4 lá) làm thuốc tẩy, nhưng có chất độc. Dùng với liều vừa phải, thân rễ và quả có tác dụng làm ngủ, chống co thắt và gây nôn, tẩy.

2. Tên khoa học của cây bảy lá một hoa tạm xác định là Paris polyphylla Sm., trên thực tế chúng tôi thấy có nhiều loài khác nhau. Theo sự nghiên cứu của A. Pételot trước đây, ở nước ta ít nhất cũng có 5 loài khác nhau đã được mô tả như sau:

Paris delavayi Franch. Cây có thân gầy, cao chừng 1m cành lá ở khoảng 2/3 phía thân trên. Lá có cuống dài chừng 2cm, phiến lá hình mắc dài, đầu lá nhọn, phía cuống nhọn hơn, dài chừng 20c, rộng khoảng 3,5cm, 3 gần xuất phát từ cuống lá, gần giữa rõ hơn, gần hai bên chạy cách theo mép chừng 5mm. Lá đài 5, cùng dạng với lá, dài 4-4,5cm rộng 8mm. Cánh tràng hình sợi, ngắn hơn lá đài nhiều. Thường thấy mọc ở giữa khoảng 1.400m đến 1.800m trong những rừng ẩm ở Sapa (Lào Cai). Ra hoa vào tháng 4, kết quả vào tháng 6-7.

Paris hainanensis Merr. Cây này có thân to, cao chừng 0,80m, vành lá gồm 6 lá ở vào khoảng 2.3 phía trên thân. Cuống lá dài tới 7cm, phiến lá hình trứng rộng, hơi không đối xứng, dài 20cm, rộng 12cm, đầu phiến tận cùng bởi một mũi nhọn, hình ba cạnh dài 1cm. Lá đài 5, hình trúng mác, dài 5cm, rộng 2cm. Cánh tràng hình sợi, gần dài gấp 2 lá đài. Hoa vào tháng 4, quả vào tháng 6. Loài này hay gặp hơn ở những rừng ẩm thấp quanh Sapa, độ cao chừng 1.500m.

Còn thấy ở Trung Quốc, đảo Hải Nam.

Paris fargesii Franch. Thân cao chừng 1-1,3m vành lá gồm 5 lá ở khoảng 2/3 phía trên thân, cuống lá dài 5-5,5cm, phiến lá hình bầu dục, phía cuống hình tim, đầu nhọn, 5 gân. Lá đài hình mác, dài 6cm, rộng 1,2cm. Cánh tràng hình sợi, ngắn hơn lá đài. Ra hoa vào tháng 4, kết quả vào tháng 6. So với các loài trên thì hiếm hơn. Cũng thấy ở quanh vùng Sapa, vào độ cao 1.500m có thấy ở Trung Quốc.

Trong số 2 loài chưa xác định được tên, có một loài cao tới 2,5m. Pételot phát hiện thấy 2 cây ở gần một khe nhỏ giữa đường Sapa – Bình Lư. Loại thứ hai được phát hiện ở dốc 400m vùng núi Ba Vì (Hoà Bình) và trên bờ suối có nhiều bóng rợp giữa đường Hà Nội-Hòa Bình, độ cao không quá 50m so với mặt biển.

Cần chú ý nghiên cứu.

Cây Bảy Lá Một Hoa, Thất Diệp Nhất Chi Hoa – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam


Cây Trọng lâu (Hươu túc nhiều lá)

Trong các thuốc đông y, có vị Trọng lâu (Chonglou), có khi phiên âm là Trọng lu. Nó còn có tên Thất diệp nhất chi hoa (cây 7 lá 1 hoa), Tứ diệp nhất chi hoa… tùy theo số lá mọc vòng quanh mắt.

Người Hoa còn gọi là Hươu túc đa diệp (Chân hươu nhiều lá), tên khoa học là Paris polyphylla Smith. subsp.  yunnamensis (Franch.) Hand-Mazz.

Vị Trọng lâu dùng trong đông y là căn hành (rễ ngầm) của các cây Paris polyphylla Smith, subsp. yunnamensis (Franch.) Hand-Mazz, hoặc cây Paris polyphylla Smith subsp. chinensis (Franch.) Hand., mọc hoang dưới tán rừng, dọc khe suối tại các cao nguyên. Paris polyphylla subsp. yunnamensis, Paris polyphylla Smith subsp. polyphylla ở Kontum; Paris delavayi Franch. ở Sapa, rừng Cúc Phương; Paris polyphylla Smith subsp. fargesii (Fr.) Hara. có ở Sapa.

Theo đông y, Trọng lâu có vị đắng, tính hàn (cũng có tài liệu nói vị ngọt hơi cay, tính bình), tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt, giải độc, trừ ho, kháng viêm, giảm đau và chống kinh giật. Được dùng để trị sưng phù, nhọt độc, viêm nhiễm, rắn cắn, thương tích té ngã, làm kinh. Liều lượng và cách dùng: 3 - 9 g rễ khô xắt mỏng, sắc uống. Dùng ngoài, giã đắp với lượng vừa đủ. Khi ở trong rừng bị rắn độc cắn: dùng củ Chân hươu tươi nhai nuốt nước, bã đắp lên vết cắn.

Một số bài thuốc (theo sách “Cây thuốc phòng trị ung thư” - Phan Lê, Lê Quý Ngưu…):

Trị ung thư gan nguyên phát: Trọng lâu 15 g, Bán chi liên (Scutellaria barbata) 15 g, Sơn từ cô (Iphigenia indica) 15 g, Nga truật (Curcuma zedoaria) 10 g, Ngô công (con Rít - Scolopendra subspinipes mutilans) 2 con, Điền thất (Polygonum cuspidatum) 12 g. Dược liệu khô tán bột, mỗi lần uống 3 g, ngày 2 - 3 lần.

Trị ung thư phổi: Trọng lâu 60 g, Tử thảo căn (rễ cây Arnebia euchroma) 60 g, Tiền hồ (Peucedanum praeruptorum) 30 g, Ngưu hoàng (Bostaurus domesticus) 10 g. Ba vị đầu nấu thành cao, sấy khô, tán bột rồi trộn với bột Ngưu hoàng. Mỗi lần uống 1,5 g, ngày 3 lần.

Trị ung thư họng hầu: Trọng lâu 25 g, Kiều mạch (Fagopyrum esculentum) 25 g, Lổ bình tàu (Bán biên liên - Lobelia chinensis) 25 g, Long quỳ (Thù lù trần - Solanum nigrum) 40 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị ung thư cổ tử cung: Trọng lâu (Thất diệp nhất chi hoa) 20 g, Bạch mao đằng căn (rễ dây Tồn - Solanum lyratum) 30 g, Bạch đinh hương hoa căn (rễ cây Bông phấn - Mirabilis jalapa) 20 g, Tam lăng (Sparganium stoloniferum) 20 g, Nga truật (Curcuma zedoaria) 20 g, Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) 15 g, Hoàng bá (Phellodendron amurense)10 g vỏ. Sắc uống ngày 1 thang.

Củ Cây Bảy Lá Một Hoa, Thất Diệp Nhất Chi Hoa – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam


Nghiên cứu cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var chinensis Smith.) theo hướng hỗ trợ điều trị ung thư vú

Trong 15 năm qua, tại Việt Nam, số phụ nữ mắc bệnh ung thƣ vú đã vƣợt qua ung thƣ cổ tử cung; hiện trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Chi phí điều trị các bệnh ung thư thường rất lớn và ít hiệu quả. Tác dụng phụ do thuốc điều trị ung thư mang lại khá nghiêm trọng. Do vậy, nghiên cứu cơ chế gây bệnh và tìm phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ đang vẫn luôn là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và tìm ra các thuốc có nguồn gốc tự nhiên để điều trị và phối hợp điều trị các bệnh ung thư đang thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khả năng điều trị ung thư của các cây thuốc Việt Nam còn rất hạn chế so với tiềm năng thực sự của nó. Mặc dù gần đây cũng có một số nghiên cứu tập trung về vấn đề này nhưng thực tế kết quả thu được còn khiêm tốn.

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm. var. chinensis (Franch.) Hara - PPC), được dân gian sử dụng trị viêm não nhiễm truyền, viêm mủ da, lao màng não, hen suyễn; còn dùng trị yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom. Nghiên cứu dược lý học cho thấy PPC có tác dụng chống ung thư, hạ sốt giảm đau, kháng vi sinh vật, cầm máu… Trong đó tác dụng nổi bật nhất và được quan tâm nhiều nhất là chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Với mục tiêu phát triển một sản phẩm chăm sóc sức khỏe theo hướng hỗ trợ điều trị ung thư vú trong tương lai từ Bảy lá một hoa trồng ở Lào Cai, nhóm tác giả gồm Cơ quan chủ trì Viện dược liệu cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Đỗ Thị Hà để thực hiện đề tài “Nghiên cứu cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis Smith.) theo hướng hỗ trợ điều trị ung thư vú”. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau: Nghiên cứu phân lập một số hợp chất đặc trưng và thiết lập 2 chất chuẩn Dược Điển Việt Nam từ cây Bảy lá một hoa; Xây dựng quy trình chiết xuất và bào chế 1 kg cao khô định chuẩn; Đánh giá tác dụng chống ung thƣ vú của một số hợp chất tinh khiết phân lập được (in vitro) và của cao khô định chuẩn (in vitro và in vivo) và xác định độc tính cấp của cao khô định chuẩn; Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu, cao khô định chuẩn và xác định độ ổn định của cao khô định chuẩn Bảy lá một hoa.

Bảy lá một hoa hay còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, tảo hưu, cúa dô (H’Mông) thuộc họ Bảy lá một hoa (Trilliaceae); phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Myanma. Ở Việt Nam, cây phân bố ở Mộc Châu (Sơn La), Đồng Văn (Hà Giang) và một số nơi khác.

Củ tươi cây thất diệp nhất chi hoa

Nghiên cứu về thành phần hóa học của Paris polyphylla (PP) cho thấy saponin là thành phần chính của loài này, ngoài ra còn có các nhóm chất khác như anthraquinon, flavonoid, sterol, polyacetylen và 1 số hợp chất phenolic.

Tác dụng được quan tâm gần đây nhất và được các nhà khoa học công bố trên các công trình uy tín về cây này và các loài thuộc chi Paris chính là tác dụng chống ung thư và kháng khối u (ung thư vú, gan, phổi, xương, máu, cổ tử cung, thực quản, dạ dày…). Ngoài ra, PP còn có một số tác dụng như chống oxy hóa, kháng nấm, virus, bảo vệ dạ dày, hạ sốt, giảm đau…

Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về quy trình chiết xuất và tinh chế cao giàu saponin từ các loài PP. Các công bố này có các tiêu chí kiểm soát chất lượng sản phẩm không giống nhau.

Trên thế giới có rất nhiều các công trình khoa học về cây Bảy lá một hoa trong lĩnh vực thực vật, hóa học và tác dụng sinh học. Ngoài luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Duyên “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Bảy lá một hoa - Paris polyphylla var. chinensis Franchet thu thập tại Việt Nam” và đề tài cơ sở của Viện Dược liệu “Nghiên cứu phân loại một số loài thuộc chi Paris (Họ Trilliaceae) ở Việt Nam sử dụng đặc điểm hình thái và chỉ thị PCRRELP”, ở Việt Nam các nghiên cứu về loài này còn rất hạn chế, một số về chiết xuất phân lập, tác dụng sinh học, nghiên cứu sinh thái, bảo tồn, đặc biệt chưa có các nghiên cứu về xây dựng quy trình chiết xuất, bào chế cao định chuẩn cũng như các nghiên cứu về phân lập chất đối chiếu và thiết lập chất chuẩn dược điển Việt Nam; các nghiên cứu về dược lý cũng hạn chế. Do đó, đề tài đã tiến hành các nghiên cứu tổng quát về cây Bảy lá một hoa bao gồm thực vật, hóa học và dược lý nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học và tiến tới định hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu này để phát triển sản phẩm từ loài này.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã giải quyết một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến thực vật, hóa học, dược lý và tiêu chuẩn hóa dược liệu. Trong đó, nghiên cứu chỉ ra cây bảy lá một hoalà một dược liệu tiềm năng hướng đến điều trị ung thư vú đồng thời có thể mở ra các hướng nghiên cứu về bệnh ung thư khác như những gì hiện nay thế giới đặc biệt Trung Quốc đang nghiên cứu thông qua một loạt các chương trình Khoa học cấp quốc gia tài trợ. Đề tài này thực hiện trên dược liệu trồng tại Việt Nam do vậy, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã thông qua thực nghiệm đề xuất được 2 hoạt chất có hàm lượng lớn và ổn định trên các mẫu thu ở Việt Nam để điều chế nguyên liệu thiết lập chuẩn từ thân rễ. Đồng thời, thông qua nghiên cứu tác dụng trên các dòng tế bào ung thư của các cao chiết phần trên mặt đất nhận thấy phần trên mặt đất cũng có hoạt tính tương đối mạnh do vậy nhóm nghiên cứu cũng đã điều chế thêm được một chất chuẩn paris saponin II định hướng sau này có thể dùng để kiểm nghiệm chất lượng phần trên mặt đất của cây bảy lá một hoa. Do thời gian hạn chế, kinh phí cũng được cấp trong một khuôn khổ nhất định trong khi đây là một đối tượng hay, một dược liệu quý và còn nhiều tiềm năng có thể nghiên cứu ứng dụng. Chủ nhiệm đề tài kiến nghị tiếp tục được nghiên cứu sâu về đối tượng này ở cấp độ cao hơn và lớn hơn, giải quyết về các vấn đề còn tồn tại nhƣ nghiên cứu mức độ tích lũy hoạt chất của dược liệu cây bảy lá một hoa, chất lượng dược liệu này ở các đại diện vùng khí hậu thổ nhưỡng, nghiên cứu độ an toàn như độc tính bán trường diễn, độc tính trên sinh sản… Ngoài ra, mở rộng hướng nghiên cứu tác dụng trên dòng ung thư phổi tế bào không nhỏ.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16849/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Cây Bảy Lá Một Hoa, Thất Diệp Nhất Chi Hoa – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Dươi đây là tổng hợp rất nhiều tài liệu nghiên cứu, luận văn dược học rất hay và hưu ích bạn có thể tài về để tham khảo thêm về cây bảy lá một hoa còn gọi Thất diệp nhất chi hoa.

Files