Cây bồ bồ: Chè đồng, Chè nội, Chè cát, Nhân trần, Adenosma indianum, Adenosma capitatum
Cây Bồ Bồ có tên khác là Chè đồng, Chè nội, Chè cát, Nhân trần có tên khoa học: Adenosma indianum (Lour.) Merr, tên Đồng danh: Adenosma capitatum Benth. Chi tiết thông tin về Dược liệu có dưới đây.

1. Tên gọi:
- Tên Việt Nam / Vietnamese name: Bồ Bồ
- Tên khác / Other name: Chè đồng, Chè nội, Chè cát, Nhân trần
- Tên khoa học / Scientific name: Adenosma indianum (Lour.) Merr
- Đồng danh / Synonym name: Adenosma capitatum Benth.
2. Họ thực vật / Plant family: Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
3. Mô tả / Description: Cây thảo, sống một năm, cao 20-60 cm, có nhiều lông. Thân hình trụ, cứng, mọc đứng, đơn hoặc phân nhánh. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 2-6 cm, mép có răng cưa tròn, gân nổi rõ ở mặt dưới; cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông, thường có hình cầu, bao bọc bởi tổng bao nhiều lá bắc dạng lá ở bên dưới, có lông như len màu trắng; đài có 5 răng nhọn, gần đều; tràng màu xanh lơ nhẵn, có ống dài hơn đâì, môi trên nguyên, môi dưới dài bằng môi trên, chia 3 thùy gần bằng nhau, thùy giữa lõm ở đầu; nhị đính ở 1/3 phái trên của ống tràng; bầu nhẵn. Quả nang nhẵn, hình trứng, dài 3-4mm, có mũi nhọn ngắn; hạt nhỏ, nhiều.
Mùa hoa quả: tháng 4-74. Phân bố / Coverage:Có nhiều ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa và Quảng Ninh. Cây còn phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ và Malayxia.
Cây thường mọc thành đám trên các vùng đồi thấp và bờ nương rẫy ở vùng trung du phía bắc
5. Tọa độ địa lý / Geographical coordinates:
6. Diện tích vùng phân bố / Coverage acreage :
7. Bộ phận dùng / Compositions used:Thân cành mang lá, hoa đã phơi khô
8. Công dụng / Uses: Công dụng dùng làm thuốc chủ yếu (đã thu thập được hoặc đã được chứng minh): Được dùng làm thuốc chữa viêm gan, vàng da, sốt nóng, kém tiêu, bí tiểu tiện, kích thích ăn ngon và chóng lại sức ở phụ nữ sau khi đẻ. Liều dùng hàng ngày: 8 – 20 g dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc viên.
9. Thành phần hóa học / Chemical composition:
- Saponin triterpen
- Acid nhân thơm
- Coumarin
- Flavonoid
- Tinh dầu 0,7-1% màu vàng nhạt gồm l-fenchon 33,5%, l-limonen 22,6%, a- humulen 11,6%, cineol 5,9%, fechol, piperitenon oxyd và sesquiterpen oxyd.
- Terpenoid: 5L-monoterpen, 2D-sesquiterpen, triterpen
- Kali nitrat (1,67% )
- Ngoài ra bồ bồ chứa acid clorogenic, acid neochorogenic, acid cafeic, 17-metyl Δ5-8 androsten 3, 17-diol
10. Tác dụng dược lí / Pharmacological effects:
- Tác dụng diệt giun: Tinh dầu và nước cất từ bồ bồ có tác dụng diệt giun đất, giun đũa và giun móc. Giun đất sau khi tiếp xúc với thuốc sẽ quằn qoại trong vòng 10-15 phút rồi chết, còn giun đũa phải sau 2-3 giờ mới chết.
- Tác dụng lợi mật: thí nghiệm trên chuột, cao cồn, cao nước và tinh dầu chiết từ bồ bồ có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, trong đó, dạng cao cồn có tác dụng mạnh nhất. cao cồn, tinh dầu bồ bồ còn có tác dụng tăng cường công năng thanh thải độc của gan.
- Tác dụng chống viêm: trên mô hình gây phù bàn chân do tiêm nhũ dịch kaolin và trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy dưới da sợi amian, bồ bồ đều có tác dụng chống viêm rõ rệt, tham gia vào tác dụng chủ yếu này là những thành phần tan trong cồn và tan trong nước, còn tinh dầu không có tác dụng chống viêm.
- Tác dụng kháng khuẩn: cao cồn và cao nước của bồ bồ có tác dụng ức chế sự phát triển của các khuẩn Shigella dysenteriae…
- Đối với dạ dày, bồ bồ có tác dụng làm giảm rõ rệt sự phân tiết dịch vị , giảm độ acid tự do và acid toàn phần. Trên mô hình gây loét dạ dày thực nghiệm ở chuột cống trắng, bồ bồ có tác dụng giảm gây loét một cách rõ rệt.
Độc tính: Trên súc vật thí nghiệm, đã dùng liều cao gấp 20 lần liều có tác dụng, súc vật vẫn sống an toàn, chứng tỏ bồ bồ không độc.
11. Đặc điểm nông học / Agronomic characteristics:
12. Kiểm nghiệm / Acceptance test:
13. Bào chế, chế biến / Dosage, processed:
14. Sản phẩm đã lưu hành / Product stored: