Cây hoa thược dược - Dahiia variabilis Desf

Hoa Thược Dược tên khoa học là Dahlia variabilis Desf. Thuộc họ cúc (Asteraceae). Hoa Thược Dược có màu sắc đẹp, mọc ở đỉnh cành và nách lá, cuống hoa dài. Hoa thược dược đẹp nhưng rất tiếc là không có hương thơm, là một trong những loài hoa được chọn trồng phổ biến.

Dec 9, 2020 - 21:30
 0  12
Cây hoa thược dược - Dahiia variabilis Desf
Cây hoa thược dược - Dahiia variabilis Desf
Cây hoa thược dược - Dahiia variabilis Desf

Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, thược dược đứng thứ hai. Mẫu đơn được tôn xưng là "hoa vương", thược dược được coi là "hoa tướng". Danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc cũng đánh giá như vậy khi nói về tác dụng chữa bệnh của hai loài hoa này.

Thông tin về tên gọi và lịch sử :

Cây thuộc họ Cúc Astheraceae. Có nguồn gốc từ Mễ tây cơ (Mexique ).

Thuộc giống sống lâu với những nơi có khí hậu ấm áp, những vùng khí hậu bốn mùa thì người ta đào củ rễ lên vào cuối thu, rửa sạch và cất vào một nơi thoáng mát không có ánh sáng mặt trời. Rễ của thược được có hình dạng tròn, dính chùm, mỗi củ cho ra một nhánh cây. Thược được rất đa dạng, vô số màu sắc nhưng tuyệt nhiên không bao giờ có màu xanh.

Sự hiện diện của Thược dược màu đen (thật ra đó là màu đỏ rất sậm) vào năm 1842 đã gây ra bao nhiêu là danh tiếng, đến nỗi Nữ hoàng của Anh quốc, Victoria, bà đã coi như Thược dược đen là hoa của "nửa mùa tang" (hoặc còn được gọi là mùa tang của vua Albert , phu quân của bà).

Hoa thược được bắt đầu cho hoa từ đầu tháng bảy đến tận cuối mùa thu, hoa chưa tàn thì các nụ mới đã mọc đầy, không ngừng nghỉ ngơi như các loài hoa khác, vì thế người ta coi Thược dược là ý nghĩa của sự biết ơn ...

Cây hoa thược dược là một giống thân cây rỗng, cao từ 30cm tới 2m.

Có bốn loại thược dược chính thức:

  1. Thược dược xương rồng: cánh hoa cuộn tròn, dài ống và chỉa ra từng cánh nhọn, hoa to rất đẹp.
  2. Thược dược tàn ong : Đây là ngôi sao của việc tạo thành những bó hoa tuyệt đẹp, hoa dạng tròn rất đều đặn, cánh hoa tạo thành hình những lỗ tàn ong.
  3. Thược dược trang trí : dạng hoa rất thường thấy có đường kính từ 20 đến 30cm
  4. Thược dược búp tròn: Loại này có những cánh hoa uốn cong từ nhuỵ tới đài hoa, tạo ra dạng hình như một trái banh, cao từ 60cm đến 1m.

Thược dược được thích đất ẩm ướt, giàu phân bón nhưng tuyệt đối kỵ dầm chân lâu trong nước đọng, vì rể rất dễ bị hư rữa.

Có tên gọi là Dalhia, để tưởng nhớ tới nhà thực vật học Thuỵ điển Andreas Dahl (học trò của Carl von Linné), ông đã đưa củ rễ Thược dược vào Châu âu vào năm 1788 như một loại thức ăn thời bấy giờ theo phong tục của người Aztèque ( Bộ lạc rất xưa của người Mễ tây cơ ) ! Nói đến đây thì ta nên nhớ là theo phong tục của người Aztèque, họ coi Thược dược là một loại hoa kỳ bí, họ đã dùng nó chế biến ra một loại kỳ dược giúp họ giữ mối quan hệ với thế giới siêu phàm...

Tuy chỉ là "hoa tướng" nhưng thược dược lại thành danh sớm hơn mẫu đơn. Tương truyền từ 3.000 năm trước, vào thời Tam Đại, thược dược đã được trồng để thưởng ngoạn ở rất nhiều nơi trong khi người ta còn chưa biết đến hoa mẫu đơn. Khi mới phát hiện ra mẫu đơn, người ta tưởng đó chỉ là một loài thược dược, nên đã gọi nó là "mộc thược dược". Hai hoa này nhìn thoáng qua rất giống nhau nên người xưa thường gọi là hai chị em.

Về sau, người ta phát hiện mẫu đơn và thược dược tuy cùng họ nhưng là hai cây khác nhau. Thược dược là loài thân thảo, còn mẫu đơn là cây thân gỗ. Thược dược được xếp vào nhóm thuốc bổ huyết, sử dụng chủ yếu để bồi dưỡng cơ thể; còn mẫu đơn thuộc nhóm thanh nhiệt lương huyết, chủ yếu dùng khi cơ thể đã mắc bệnh.

Bạch thược dược (Paeonia Lactiflora) có hoa rất to, mọc ở ngọn thân, tựa như hoa mẫu đơn hay thược dược cảnh. Cánh hoa màu hồng nhạt hay trắng muốt, nhị vàng cam, rễ phình to thành củ. Củ này luộc chín phơi khô chính là vị thuốc bạch thược. Cây bạch thược này không phải là cây hoa thược dược (Dahlia variabilis Desf) vẫn được trồng nhiều trong dịp Tết.

Truyền thuyết:

Tương truyền, tác dụng chữa bệnh của bạch thược đã được danh y Hoa Đà phát hiện ra trong một tình huống rất ly kỳ. Để nhận biết và tránh nhầm lẫn các vị thuốc, ông đã trồng đủ thứ cây thuốc quanh nhà. Một hôm có người đem biếu ông cây hoa lạ, nói rằng có thể dùng chữa bệnh nhưng không rõ chữa được bệnh gì. Hoa Đà đem trồng ở góc sân bên cửa sổ.

Xuân tới, cây ra những bông hoa rất to, trắng muốt, thơm như hoa hồng. Ông thử hái hoa sắc uống nhưng không nhận thấy có gì khác lạ. Ông lại hái lá rồi hái cành đem thử cũng không phát hiện điều gì đặc biệt. Nghĩ rằng cây hoa này tuy đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh nên mấy năm liền, Hoa Đà không để ý đến nó nữa.

Một đêm thu, Hoa Đà đang ngồi đọc sách, bỗng nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng con gái khóc thút thít. Nhìn ra, ông thấy dưới ánh trăng mờ, có một người con gái rất đẹp đang đứng đó khóc. Ông tự hỏi, không biết con gái nhà ai, chắc có nỗi oan ức nào đây. Ông khoác áo ra ngoài nhưng nhìn trước nhìn sau không thấy bóng người nào nữa, chỗ cô gái đứng khóc chỉ còn một cây thược dược.

Hoa Đà đi vào và tự nhủ: "Cho dù nhà ngươi có linh tính thì bây giờ cũng đang là mùa thu, hoa đã tàn, lá đã rụng, còn sử dụng được vào việc gì?".

Nhưng ông vừa ngồi xuống tiếp tục đọc sách thì lại nghe tiếng khóc thút thít, nhìn ra vẫn là cô gái ban nãy. Hoa Đà bước ra, cô lại biến mất, vẫn chỉ có cây bạch thược. Sự việc cứ lặp đi lặp lại mấy lần khiến Hoa Đà vô cùng ngạc nhiên. Ông bèn đánh thức vợ đang ngủ say dậy kể lại chuyện.

Bà nói: "Tất cả các cây trong vườn đều được ông sử dụng làm thuốc cứu người, chỉ có cây bạch thược này bị bỏ quên, chắc là nó có nỗi oan ức". Hoa Đà bảo: "Tôi từng thử tất cả các bộ phận của nó thấy chả có tác dụng, vậy còn oan ức nỗi gì?".

Bà vợ nói: "Ông mới thử những thứ trên mặt đất, còn rễ của nó thì sao?". Nhưng danh y gạt đi: "Hoa lá cành còn chẳng có gì đặc biệt, vậy thì còn thử rễ làm gì?". Dứt lời, ông nằm xuống ngủ thiếp đi. Bà vợ suốt đêm không sao chợp mắt, nghĩ rằng chồng mình đã thay đổi, không còn lắng nghe ý kiến của người khác như trước kia nữa.

Vài hôm sau, bà vợ Hoa Đà bỗng nhiên bị đau bụng, băng huyết rất nhiều, uống đủ thứ thuốc không đỡ. Bà liền lén ra vườn đào rễ cây bạch thược đem sắc uống. Chỉ nửa ngày sau, bụng đã hết đau, máu cũng không còn chảy nữa. Nghe vợ kể lại, Hoa Đà rất cảm kích: "Cảm ơn bà đã thức tỉnh ta, nếu không thì ta đã để phí một cây thuốc quý".

Sau sự kiện đó, ông thử nghiệm và nhận thấy ngoài tác dụng giảm đau, cầm máu, rễ bạch thược còn có tác dụng dưỡng huyết và chữa được nhiều bệnh phụ khoa. Cây hoa lạ này ban đầu có tên bạch thược, sau đó Hoa Đà thêm chữ "dược" thành bạch thược dược.

Cùng với thời gian, Đông y phát hiện thêm nhiều công dụng nữa của cây bạch thược. Nó trở thành thuốc bổ huyết thiết yếu, phổ tác dụng rộng và tần suất sử dụng rất cao. Bạch thược chủ trị kinh nguyệt rối loạn, vã mồ hôi, mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt. Trên lâm sàng y học hiện đại, nó chữa tử cung xuất huyết, viêm thận mạn tính, tăng huyết áp, tiểu đường, viêm võng mạc, cường tuyến giáp...

Thược dược có nguồn gốc từ Mexico, được mang vào Tây Ban Nha năm 1789 và đã trang điểm cho vườn hoa của Hoàng gia trong suốt 9 năm, sau đó Tây Ban Nha mới cho phép nó được du nhập vào các nước khác ở Châu Âu. Chính ở các nước này, Thược dược đã khiến cho bao du khách người Anh kinh ngạc vì sự dồi dào về chủng loại và độ lớn của nó.

Hoa Thược dược được đặt tên theo tên của Endrew Dahl, một nhà thực vật học người Thụy Điển. Ông đã trao tặng những hoa này cho Lady Holland năm 1804 và Lady Holland cũng chính là người đã gieo trồng thành công loại hoa này tại Anh Quốc.

Có lẽ vì hoa Thược dược không có hương và những tán lá tuy có màu xanh đẹp nhưng hơi thô ráp và nhất là vì sắc hoa quá phô trương mà nó ít được các nhà thơ ca tụng.

Vị thuốc trong Y học cổ truyền, đông y thường dùng hay bị nhầm lẫn với cây hoa thược dược tìm hiểu vị thuốc 

Xích thược, bạch thược và những bài thuốc thường dùng vị thuốc

Minh châu