Cây Mẫu Đơn, Mẫu đơn bì (Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi được xuất bản năm 2004)

Theo thông tin từ cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi thông tin cây Mẫu Đơn Bì tại trang 637-638. Cây có tên thường gọi là đơn bì, phần đơn bì, hoa vương, mộc thược dược, thiên hương quốc sắc, phú quý hoa. Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr. (Paeonia arborea Donn, Paeonia moutan Sims.)

Feb 17, 2024 - 09:59
 0  9
Cây Mẫu Đơn, Mẫu đơn bì (Theo sách  Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi được xuất bản năm 2004)
Hình ảnh Hoa cây Mẫu Đơn và Cortex Moutan, thường gọi là Mẫu đơn bì
Cây Mẫu Đơn, Mẫu đơn bì (Theo sách  Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi được xuất bản năm 2004)

Còn gọi là đơn bì, phần đơn bì, hoa vương, mộc thược dược, thiên hương quốc sắc, phú quý hoa.

Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr. (Paeonia arborea Donn, Paeonia moutan Sims.)

Thuộc họ Mao lương Ranunculaceae.

Mẫu đơn bì, (Cortex Paeoniae suffruticosae hay Cortex Moutan) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây mẫu đơn.

Đơn là đỏ, bì là vỏ, da. Vị thuốc là vỏ màu đò.

Cortex Moutan, thường gọi là Mẫu đơn bì

Cortex Moutan, thường gọi là Mẫu đơn bì

Mô tả cây

Mẫu đơn là một loại cây sống lâu năm, có thể cao 1-1,5m, rễ phát triển thành củ. Lá mọc so le, thường chia thành 3 lá chét, lá chét giữa lại chia thành 3 thuỳ, mặt trên xanh, mặt dưới màu trắng nhạt vì có lòng. Cuống dài 6-10cm. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, rất to, đường kính đạt tới 15-20cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hoa mẫu đơn nguồn gốc ở Trung Quốc, sau được di thực sang châu Âu làm cảnh. Tại các nước này hoa nở vào tháng 5-7, kết quả vào tháng 7-8. Tại Việt Nam ta mới di thực được cây này trong phạm vi thí nghiệm ở vùng mát.

Trước đây vào gần ngày tết, nước ta có nhập từ Trung Quốc cả cây vào để làm cảnh trong dịp tết, nhưng giá rất đắt. Gần đây ít nhập cây, mà chi nhập vỏ cây dùng làm thuốc. Hiện nay, ta có điều kiện để di thực và giữ giống hơn ngày xưa. Từ năm 1960 ở Sapa ta đã thí nghiệm di thực và giữ giống thành công một số cây.

Tại Trung Quốc người ta thu hoạch vỏ rễ ở những cây đã trồng được 3-5 năm, vào tháng 9 đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, bổ dọc vỏ rễ, phơi khô. Hoặc trước khi bổ vỏ dùng dao nứa hay mảnh bát, mảnh thuỷ tinh cạo sạch vỏ rồi mới này lấy vỏ phơi khô. Cách trên cho vị nguyên đơn bị, cách dưới cho vị quát đơn bì (mẫu đơn cạo vỏ). Có khi người ta còn sao cho vàng đen gọi là mẫu đơn bì thân mới dùng.

Thành phần hoá học

Trong mẫu đơn bì tươi có một glucozit, khi chất glucozit này tiếp xúc với một chất men có trong vỏ cây này, sẽ cho glucoza và paeonola là một chất phenola C9H10O3. Ngoài ra còn axit benzoic, phytosterol. Chất paeonola đã được Martin, Nagai và Yagi xác định là một chất p. metoxy-o-oxyaxetophenola.

Paeonola có tinh thể hình kim, độ chảy 50. mùi thơm, vị cay, hơi tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng, tan trong ete, cồn, clorofoc, cacbon sunfua, benzen. Dung dịch paeonola trong rượu thêm clorua sắt III sẽ cho màu xanh tím đen.

Muốn chiết paconola ta lắc ete với bột rễ mẫu đơn bì dùng Na2CO3 để loại tạp chất, sau đó gạn lấy lớp ête, thêm vào đó dung dịch NaOH để hoà tan paeonola cuối cùng dùng H2SO4 để đẩy paeonola. Hoà tan paeonola trong ête, bốc hơi để kết tinh. Tinh chế bằng cẩn một vài lần.

Năm 1958, Viện y học Bắc Kinh phân tích thấy trong mẫu đơn bì Tứ Xuyên có 5,66% glucozit, 0,4% ancaloit. 12,54% saponin. Trong quát đơn bì có 3,58% glucozit.

Tác dụng dược lý

Có người cho rằng mẫu đơn bì không có tác dụng gì đặc biệt. Tác dụng điều kinh và chữa trĩ của mẫu đơn bì không phải do các thành phần hoá học nói trên của mẫu đơn bì.

Nhưng lại có tác giả cho rằng paeonola có tác dụng gây sung huyết ở vùng tử cung động vật, do đó có tác dụng điều kinh, nhưng tác dụng yếu và chậm. Thí nghiệm trên thỏ, thấy mẫu đơn bì có tác dụng chữa sốt. Có tác giả cho rằng thành phần chủ yếu tác dụng trong mẫu đơn bì là chất axit benzoic.

Thí nghiệm tính chất kháng sinh của mẫu đơn bì người ta thấy nó có tác dụng trên vi trùng thương hàn, thổ tả và lỵ.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ mẫu đơn bì có vị cay, đắng. tính hơi hàn, vào 4 kinh tâm, can, thận và tâm bào. Có tác dụng thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Dùng chữa nhiệt nhập doanh phận, phát cuồng kính giản, thổ huyết, máu cam, lao nhiệt cốt trưng, kinh bế.

Hiện nay mẫu đơn được dùng làm thuốc trấn kinh giảm đau, chữa nhức đầu, đau lưng, kinh nguyệt đau đớn, đau khớp. Còn dùng chữa kinh nguyệt không đều, những bệnh sau khi sinh nở.

Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có mẫu đơn.

Chữa mọi bệnh của phụ nữ, kinh nguyệt không đều, các bệnh sau khi đẻ:

Mẫu đơn bì thang: Mẫu đơn bì 5g, dương quy 5g, thược dược 3g, sinh địa 6g, trần bì 4g. bạch truật 4g, hương phụ 3g, sài hồ 2g, hoàng cầm 2g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Tham khảo tại: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam là cuốn sách về dược liệu nổi tiếng của nhà dược học Đỗ Tất Lợi