Cây Nho Lông, Nho tía, Nho năm góc, Nho Rừng có tác dụng gì

Tìm hiểu về quả nho rừng Lạng Sơn, Nho rừng lạng sơn là quả gì có tốt không tác dụng của Nho rừng Lạng Sơn với sức khỏe cách ngâm rượu nho rừng ngon không bị mất chất.

Oct 15, 2020 - 23:31
 0  112
Cây Nho Lông, Nho tía, Nho năm góc, Nho Rừng có tác dụng gì
CÂY NHO LÔNG - VITIS QUINQUANGULARIS

CÂY NHO LÔNG - VITIS QUINQUANGULARIS

Họ: Họ Nho (Vitaceae)

Tên khác: Nho tía, Nho năm góc

Tên khoa học: Vitis Quinquangularis Rehd. (V. pentagona Diels et Gilg)

Mô tả: Cây nhỡ leo, cành đo đỏ, phủ lông nhện, tựa bông, dễ rụng nhiều hay ít, tua cuốn đối diện với lá, rẽ đôi. Lá đơn, xoan, thường có 5 góc, cụt hay hơi hình tim ở gốc, lúc đầu như mạng nhện rồi sậm ở trên, có lông len nhiều và có màu kem hay màu quế ở dưới, dài 7-15cm, rộng 7-11cm, có 3 thuỳ, rõ hay không, có răng rất ngắn. Hoa thành chùm đối diện với lá, dài 7-8cm, rộng 3-5cm, có lông nhện. Quả chín màu đen đen, nạc, đường kính 1cm. Hạt 2-4, xoan ngược, dẹp.

Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 10-11.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ rễ - Radix et Cortex Radicis Vitidis Quinquangularis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Việt Nam, Campuchia. Còn phân bố ở Trung Quốc (nhiều tỉnh phía Nam). Ở nước ta, cây mọc hoang trên đá vùng núi ở Lạng Sơn, Ninh Bình. Thu hái vỏ rễ quanh năm, rửa sạch, phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, chua, tính bình; có tác dụng điều kinh hoạt huyết, bổ hư chỉ đới.

Công dụng: Quả mọng, có vị chua, ăn được, có thể làm rượu vang chua và chế giấm tốt.

Ở Campuchia, rễ Nho Lông được dùng để ăn trầu và dùng chữa viêm phế quản. Cũng là thuốc lợi tiểu và dùng phối hợp với rễ Dứa (Thơm) hãm hay sắc uống chữa bệnh lậu.

Ở Thiểm Tây (Trung Quốc), vỏ rễ được dùng trị kinh nguyệt không đều và bạch đới.

Liều dùng 8-12g, dạng thuốc sắc.

Theo các nghiên cứu mới và cũng là thông tin cực kỳ quan trọng. Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc nghiên cứu bước đầu xác định trong quả nho rừng chín có chứa thành phần anthocyanin và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác đáng lưu ý chất anthocyanin. (Anthocyanin không độc hại và không gây đột biến gene nên được sử dụng rộng rãi trong khẩu phần ăn của con người như là thành phần thực phẩm chức năng. Anthocyanin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, bệnh ung thư, bệnh tim phổi, chống lão hóa và bệnh xơ cứng động mạch.)

Anthocyanin là hợp chất màu hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, thuộc nhóm flavonoid, có màu đỏ, đỏ tía. Trong các chất màu thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên thì anthocyanin là họ màu phổ biến nhất tồn tại trong hầu hết các thực vật bậc cao và tìm thấy được trong một số loại rau, hoa, quả, hạt có màu từ đỏ đến tím như: quả nho, quả dâu, bắp cải tím, lá tía tô, hoa hibicut, đậu đen, quả cà tím, gạo nếp than, gạo đỏ...