Cây thuốc quý hiếm: Sâm Ngọc Linh tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Sâm Ngọc Linh được phát hiện ra từ năm 1973 tại núi Ngọc Linh huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum bởi dược sĩ Đào Kim Long. Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng, đến nay Sâm Ngọc Linh được coi là một vị thuốc quý có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể và điều trị các bệnh như đái tháo đường, ung thư, suy nhược cơ thể, bệnh lý về gan, tim mạch…

Oct 12, 2020 - 07:56
 0  35
Cây thuốc quý hiếm: Sâm Ngọc Linh tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Sâm Ngọc Linh là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng, còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc, củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh ...

SÂM NGỌC LINH TỐT CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Sâm Ngọc Linh được phát hiện ra từ năm 1973 tại núi Ngọc Linh huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum bởi dược sĩ Đào Kim Long. Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng, đến nay Sâm Ngọc Linh được coi là một vị thuốc quý có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể và điều trị các bệnh như đái tháo đường, ung thư, suy nhược cơ thể, bệnh lý về gan, tim mạch…

Sâm Ngọc Linh (tên khoa học là Panax vietnamensis) thuộc họ Cuồng Cuồng (Araliaceae), còn được gọi với những tên gọi khác như Sâm K5 (khu 5), Sâm Việt Nam, Sâm trúc... Sâm mọc nhiều ở núi Ngọc Linh với độ cao 1800m tại huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum và huyện Trà My, tỉnh Quảng  Nam cũng như núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và đỉnh Ngọc Am của tỉnh Quảng Nam.

Từ lâu, dân tộc Xê Đăng sống ở vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, đã sử dụng Sâm Ngọc Linh như một loại thuốc quý chữa bách bệnh và tăng cường sức khỏe. Trải qua nhiều đời, dân tộc Xê Đăng vẫn luôn bảo vệ, trân trọng Sâm Ngọc Linh như báu vật mà thần núi, thần rừng đã ban tặng.

Củ sâm ngọc linh

1. Sâm Ngọc Linh – thuốc quý chữa bách bệnh

Bộ phận dùng làm thuốc: Thân rễ, rễ củ, có thể dùng cả lá và rễ non.

Sâm Ngọc Linh đã được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới tìm hiểu nghiên cứu về thành phần hóa học và tính chất dược lý.

Qua bảng so sánh trên đây ta thấy Sâm Ngọc Linh có hàm lượng thu suất toàn phần cao hơn gấp 3 lần nhân Sâm Triều Tiên, hơn 2 lần nhân Sâm Trung Quốc và nhân Sâm Mỹ. Về mặt hóa học, thân và cả rễ củ Sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở nhân Sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ, Sâm Nhật đại diện chính là Gindenoside Rb1, Ginsenosid Rg1, Ginsenosid Rd và 26 saponin mới phát hiện trong Sâm Ngọc Linh, đại diện chính là Majonosid R1, Majonosid R2. Đặc biệt Majonosid R2 chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần của Sâm Ngọc Linh.

Trong lá và cọng lá đã phân lập được 19 saponin damma – ran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Ngoài thành phần chính saponin, trong Sâm Ngọc Linh đã xác định 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

Gần đây, những kết quả nghiên cứu dược lý về Sâm Ngọc Linh với thành phần Saponin vượt trội đã chứng minh tác dụng chống stress, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa, phòng chống bệnh ung thư, giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL-cho và tăng HDL- cho máu, tăng cường chức năng gan, bảo vệ và phục hồi tế bào gan.

Qua nghiên cứu trên lâm sàng ở những bệnh nhân sử dụng Sâm Ngọc Linh cho thấy những kết quả sau: Bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon, lên cân, tăng thị lực, tăng trí lực, tăng sức đề kháng, giảm suy nhược thần kinh, tăng cường sinh lý cả nam và nữ, cải thiện các chỉ số hóa sinh của cơ thể (tăng thông khí phổi, giảm Lipid máu có hại, tăng tỷ lệ A/G, tăng lượng hồng cầu…), ổn định huyết áp đặc biệt tốt cho những người huyết áp thấp. Ngoài ra Sâm Ngọc Linh còn phối hợp hiệu quả tốt với thuốc kháng sinh và thuốc chữa bệnh đái tháo đường.

Củ sâm ngọc linh tự nhiên

2. Sâm Ngọc Linh tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

Tại sao Sâm Ngọc Linh lại tốt cho bệnh nhân đái tháo đường? 

Những tác dụng dưới đây sẽ chứng minh được điều đó:

- Sâm Ngọc Linh phối hợp hiệu quả tốt với thuốc chữa bệnh đái tháo đường. Giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

- Sâm Ngọc Linh có tác dụng làm giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL-cho và tăng HDL- cho máu. Do đó làm giảm và ngăn ngừa các biến chứng rối loạn chuyển hóa Lipid, biến chứng mạch máu trên bệnh nhân đái tháo đường.

- Sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, mà các nhà khoa học đã chứng minh bệnh đái tháo đường có liên quan chặt chẽ đến hệ miễn dịch.

- Sâm Ngọc Linh có tác dụng làm tăng thị lực, cải thiện biến chứng về mắt trên bệnh nhân đái tháo đường.

- Sâm Ngọc Linh có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan, giúp chức năng chuyển hóa của gan tốt hơn, hạn chế được các tác dụng không mong muốn gây hại đến gan, thận của các thuốc viên hạ đường huyết.

3. Cách sử dụng Sâm Ngọc Linh hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường

Cách 1: Trà Sâm Ngọc Linh

- Thái mỏng Sâm Ngọc Linh thành nhiều lát, khi pha cho vài lát Sâm (khoảng 1g - 2g Sâm khô và 10 – 15g Sâm tươi) vào ấm, đổ nước sôi vào như pha trà. Hãm trong 5 phút có thể uống. Dùng đến khi nước nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt như ăn bình thường.  

- Trà Sâm Ngọc Linh xay bột: Sâm Ngọc Linh sấy khô, tán bột thật mịn hoặc có thể đun sôi nhỏ lửa để phát huy hết tối đa dược tính, công dụng của Sâm Ngọc Linh, mỗi lần dùng từ 1g - 2g.

Cách 2: Sử dụng Sâm Ngọc Linh bằng cách ngậm trong miệng

Thái Sâm Ngọc Linh tươi thành từng lát thật mỏng. Ngậm lát Sâm trong miệng cho đến khi mềm rồi nuốt. Mỗi lần ngậm 1 lát, ngày ngậm 3-4 lát.

Cách 3: Sử dụng Sâm Ngọc Linh dưới dạng thuốc sắc

Thái lát Sâm Ngọc Linh cho vào nồi, sắc nhỏ lửa khoảng 20 - 30 phút để uống. Ngày dùng 2 - 3g Sâm khô hoặc 10 – 15g Sâm tươi sắc với 300ml nước, chia làm nhiều lần dùng trong ngày (cả nước lẫn cái). 

Hạt giống sâm ngọc linh

Tiến sĩ - Lương Y: Phùng Tuấn Giang