Công dụng và tác dụng chữa bệnh của các bộ phận trên cây cau

Trong Đông y thường dùng hai vị thuốc từ quả cau lấy tên thuốc là binh lang (hạt cau) và đại phúc bì (vỏ cau). Ngoài ra các bộ phận của cây cau đều có tác dụng chữa bệnh.

May 11, 2023 - 00:04
 0  39
Công dụng và tác dụng chữa bệnh của các bộ phận trên cây cau
Cau, hay Nhân lang, là một loài cây trong họ Cau được trồng nhiều tại khu vực nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương cũng như ở phía đông châu Phi.
Temu
Temu

1. Quả cau giảm đau nhức răng ở người cao tuổi

Temu
Temu

Quả cau tươi 30 quả, lột vỏ xanh ở ngoài, bổ miếng đem ngâm với 1 lít rượu trắng, sau 1 tháng là dùng được.

Khi nhức răng hoặc răng lung lay có thể ngậm rượu cau mỗi lần 5-10 phút rồi nhổ đi. Ngày ngậm 3-4 lần, không dùng cho trẻ em.

2. Hạt cau

  • Chữa ợ chua: Hạt cau 120g, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 60g; tất cả sao vàng, tán thành bột mịn, uống lúc đói bụng; mỗi lần uống 1 thìa con cùng với chút mật ong.
  • Chữa thức ăn tích trệ, bụng đầy, trướng đau, chán ăn: Hạt cau giã vụn, lai phục tử (hạt củ cải) - mỗi thứ 10g, vỏ quít 1 miếng; sắc lấy nước, bỏ bã, thêm đường trắng vào uống thay trà trong ngày
  • Chữa lỵ cấp tính: Hạt cau già 100g, rau sam 200g, cỏ sữa 200g, củ phượng vĩ 100g, lá mơ lông 100g; rau sam, cỏ sữa, lá mơ lông giã vắt lấy nước cốt; củ phượng vĩ, hạt cau tán thành bột mịn, trộn với nước cốt trên phơi khô, tán mịn lại, luyện với hồ thành viên bằng hạt ngô; người lớn mỗi lần uống 8g với nước ấm.
  • Chữa viêm loét miệng: Hạt cau đốt thành than, nghiền bột mịn, chấm thuốc vào chỗ bị bệnh.
  • Chữa đại tiểu tiện bất lợi: Hạt cau 6-9g; sắc nước uống.
  • Chữa sốt rét: Hạt cau 8g, thường sơn 10g, thảo quả 8g. Sắc với 400ml, còn 200ml, chia 2 lần, uống trong ngày, sau ăn.

3. Vỏ cau

  • Chữa cước khí, bụng trướng, đại tiểu tiện khó: Vỏ cau 30g, hạt cau 30g, mộc hương 15g, mộc thông 60g, hạt mận 30g, tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu tằm) 60g, khiên ngưu tử (hạt bìm bìm) 60g; tất cả tán thành bột mịn; mỗi lần dùng 12g, thêm gừng tươi 3 lát, hành tươi 2 củ, sắc kỹ với nước, lọc bỏ bã, uống khi thuốc còn ấm.
  • Chữa mụn nhọt lở loét: Vỏ cau, sắc lấy nước, vệ sinh nơi tổn thương.

4. Rễ cau

Hỗ trợ chữa yếu sinh lý, liệt dương: Rễ cau màu trắng mọc lộ trên mặt đất. Ngày dùng 30g, sắc với 200ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

5. Buồng cau điếc

Hỗ trợ chữa hen suyễn: Buồng cau điếc (bị khô héo màu vàng xám), đốt tồn tính (không bị cháy như than), tán bột, ngày dùng 4-6g, ăn với cháo trắng.

6. Phấn cau

Hỗ trợ chữa lang ben: Phấn cau là một loại nấm có màu xanh lục bám vào gần gốc cây. Cách lấy là cạo nhẹ cho phấn bong ra hứng vào chén (không kể liều lượng) hoà với rượu trắng bôi vào nơi lang ben, ngày 2 lần.

7. Mốc cau

Hỗ trợ trị băng huyết, nôn ra máu: Mốc cau (là phấn rêu cau có màng mỏng, trắng xanh bám ở thân gần phía gốc cây cau) 20g, tinh tre 20g, lá chuối hột 8g (đốt tồn tính), tất cả tán nhỏ, sắc với 400ml, còn 200ml, chia 2 lần, uống trong ngày, trước ăn.

BS. Vũ Quốc Trung

Tổng hợp 

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!