GỪNG ĐEN LÁ TÍM – Distichochlamys orlowii

Gừng đen là một loại cây thuộc họ Gừng, nên có nhiều điểm tương đồng về hình dáng với cây gừng thông thường, dẫn đến sự nhầm lẫn cho nhiều người.

Apr 17, 2024 - 10:43
 0  74
GỪNG ĐEN LÁ TÍM – Distichochlamys orlowii

Thông tin chung

GỪNG ĐEN LÁ TÍM là Cây thuốc tên la tin là Distichochlamys orlowii thuộc họ Gừng Zingiberaceae bộ Gừng Zingiberales

  • Tên Việt Nam: GỪNG ĐEN LÁ TÍM
  • Tên Latin: Distichochlamys orlowii
  • Họ: Gừng Zingiberaceae
  • Bộ: Gừng Zingiberales
  • Lớp (nhóm): Cây thuốc

Phân bố

Loài mới phát hiện năm 2001 ở huyện An Khê, tỉnh Gia Lai và mới ghi nhận thêm vùng phân bố mới ở. Trà Bui – Nam Trà Mi – Quảng Nam.

Đặc điểm

Cây thảo lâu năm, thân rễ mang lá có bẹ nhỏ; bẹ lá ôm thân ở gốc, bẹ và mặt dưới lá màu tím than, mặt trên lá xanh, gân nổi rõ. Cuống lá dài khoảng 10 – 14cm, phiến hình trứng, 8 – 12 x 10 – 18cm, mép nguyên, mặt trên có lông nhung mịn. Cụm hoa ở nách lá, 8 – 10 hoa, cao khoảng 5cm. Hoa vàng tươi, to khoảng 3,5cm, có mùi rất thơm.

Đặc tính

Cây chịu bóng, sống dưới tán rừng thường xanh ở độ cao trung bình độ cao khoảng 350 – 400m so với mực nước biển. Mùa hoa tháng 3 tháng 4 hằng năm.

Công dụng

Gừng đen theo sách y học cổ, loài cây này có tính vị cay, nóng, ấm. Về công năng, gừng đen được biết đến là vị thuốc phá huyết hành khí cực kì hiệu quả. Các thầy thuốc đông y từ xưa thường dùng gừng đen để hỗ trợ chữa trị nhiều chứng bệnh như: Khí huyết ngưng trệ; đau bụng đầy trướng; bệnh máu đông thành hòn, cục (Trong đông y gọi chung là nhóm bệnh do “trần hà tích tụ”), tiêu mủ, trị thương, sinh da non,…

Tài liệu tham khảo

Trương Phước Hân – Phân viện điều tra qui hoạch rừng Trung trung bộ.

Gừng đen là tên gọi của một nhóm các loài cây đặc hữu được phát hiện ở Việt Nam, bao gồm ít nhất 4 loài thuộc chi Gừng đen đã được phát hiện, đó là:

  • Distichochlamys citrea, được gọi là gừng đen, loài này có thể trồng làm thuốc và lấy tinh dầu, phân bố ở vườn quốc gia Pù Mát (VQG Pù Mát), VQG Bạch Mã và VQG Cúc Phương. Loại này có lá màu xanh, hoa màu vàng, nụ hoa có vệt đỏ và là loài điển hình của chi Gừng đen.
  • Distichochlamys orlowii, được gọi là gừng Orlow (gừng đen Orlow), loài này phân bố ở VQG Pù Mát (Nghệ An) và một vùng nhỏ ở Gia Lai. Gừng Orlow là loại cung cấp tinh dầu.
  • Distichochlammys benenica, loài GĐ này được tìm thấy ở VQG Bến En, Thanh Hóa.
  • Distichochlammys rubrostriata, hay còn gọi là gừng đen khía đỏ, được tìm thấy ở VQG Cúc Phương, có tán lá xanh nhạt và hoa màu vàng tươi 

Tham khảo thêm nghiên cứu cây gừng đen

Nghiên cứu nhân giống in vitro cây gừng đen (Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman)

Loài Gừng đen Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman, một trong bốn loại gừng đen đặc hữu của Việt Nam, là loài cây thuốc quý cho sức khỏe con người.

Trong tự nhiên, loài này có hệ số nhân thấp, tuy nhiên hiện chưa có bất cứ công bố nào về quy trình nhân giống và đặc biệt là nhân in vitro trên đối tượng này. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng được quy trình nhân giống in vitro bằng công nghệ cấy mô tế bào thực vật để nhân giống loài cây này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu Gừng đen được khử trùng bằng Natri dichloroisocyanurate (NADCC) nồng độ 1%, trong 10 phút mang lại hiệu quả tối ưu với tỷ lệ mẫu sạch >85%, mẫu tái sinh đạt >80%.

Môi trường MS, có bổ sung 1,5 mg/l BA (Benzyl Adenine) và 0,5 mg/l Kn (Kinetin) là môi trường thích hợp nhất để tái sinh chồi, với chiều cao chồi trung bình đạt 41,07 mm.

Trong khi đó, môi trường MS có bổ sung 1,5 mg/l BA, 0,5 mg/l Kn, và 0,5 mg/l NAA (Naphthaleneacetate) là tối ưu nhất cho khả năng tăng sinh cụm chồi, đạt 2,87 chồi/ mẫu và chiều cao trung bình chồi đạt 36,47 mm.

Hơn thế nữa, môi trường MS, có bổ sung 1 mg/l NAA cho thấy khả năng phát sinh rễ sớm (11 ngày sau nuôi cấy) và số rễ cao nhất (8,40 rễ/mẫu). Các cây con Gừng đen hoàn chỉnh được huấn luyện trong giá thể Đất + Tro trấu + Mùn cưa (theo tỷ lệ 1:1:1) đạt tỷ lệ sống sót cao (98,33%) và đạt chiều cao trung bình 81,68 mm.

Đây là nghiên cứu đầu tiên về nhân giống Gừng đen (Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman) bằng phương pháp in vitro ở Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển loại cây dược liệu quý hiếm này.

Đọc thêm tại file đính kèm dưới đây

Files