Hạt thìa là, cây thìa là còn gọi là rau thì là công dụng tác dụng theo lương y Việt Nam

Thìa là còn gọi là rau thì là. Tên khoa học Anethum graveolens L. (Peucedanum graveolens Benth et Hook.). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae.).

Apr 25, 2022 - 20:42
 0  30
Hạt thìa là, cây thìa là còn gọi là rau thì là công dụng tác dụng theo lương y Việt Nam
Trong quả thìa là có từ 3-4% tinh dầu. Tinh dầu không màu hay hơi vàng nhạt.
Hạt thìa là, cây thìa là còn gọi là rau thì là công dụng tác dụng theo lương y Việt Nam
Hạt thìa là, cây thìa là còn gọi là rau thì là công dụng tác dụng theo lương y Việt Nam

Theo Đông y

Thì là chứa nhiều Vitamin C và chất xơ. Gần đây người ta còn cho rằng thì là có chứa một hoạt chất oxy hóa cực mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Tuy nhiên nghiên cứu trên mới chỉ giới hạn trên động vật, chưa được thử nghiệm trên con người.

Theo Đông y, thì là có tính nóng, giúp quân bình và điều hoà khí âm dương, điều hoà thể trọng, giảm đau, giúp tiêu hóa và giúp sản phụ có nhiều sữa.[cần dẫn nguồn]

Ở Việt Nam nhất là ở các vùng phía Bắc, thì là được xem là gia vị không thể thiếu khi nấu các món canh cá nhất là các loài cá da trơn và có mùi tanh đậm.

Tinh dầu thì là được chưng cất chủ yếu từ hạt, được bán rộng rãi và được ưa chuộng dùng để xông hương, tạo ẩm, đặc biệt là pha vào nước để tắm, gội vì được cho rằng sẽ làm da và tóc mượt mà hơn...

Công dụng và liều dùng của thìa là

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, quả thìa là (nhân dân vẫn gọi là hạt thìa là) được dùng làm thuốc kích thích trung tiện, lợi sữa, chữa đau bụng ở trẻ em; dùng dưới hình thức nước cất quả thìa là. Mỗi ngày uống 50 – 100g để giúp tiêu hóa. Hoặc dưới dạng thuốc pha 4 -8g trong 1 lít nước. Nếu dùng tinh dầu thì mỗi ngày 250mg đến 1g, nhỏ vào đường hay nước đường để uống.

Trong công nghiệp hương liệu, quả thìa là được dùng phối hợp với một số quả khác như mùi để làm thơm chè.

Còn theo Lương y Minh Chánh quả thìa là có 7 công dụng sau:

  1. Chữa khó tiêu, chướng bụng, nôn mửa, nấc: Dùng 10g quả sắc uống.
  2. Hỗ trợ chữa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch dẫn tới nhức đầu khó ngủ: Quả thìa là 5g giã nhỏ; sắc uống ngày 2 lần; uống liên tục nhiều ngày hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu.
  3. Chữa viêm thận, sỏi bàng quang, sỏi thận: Giã hạt thìa là 5g hãm như trà; uống 5-6 lần trong ngày.
  4. Trị ít sữa: Quả thìa là 10g sắc uống hàng ngày.
  5. Chữa bệnh đường hô hấp: Trong trường hợp cảm lạnh, cúm, hoặc viêm cuống phổi. Dùng khoảng 60g quả chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia 3 lần uống trong ngày.
  6. Chữa rối loạn kinh nguyệt: Thìa là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai. Dùng 60g dịch chiết lá thìa là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.
  7. Chữa hơi thở hôi: Nhai quả thìa là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.

Chú ý những người không nên dùng quả thìa là

  • Phụ nữ mang thai: Quả thìa là có thể gây sảy thai. Vì vậy tránh dùng quả thìa là như là một loại thuốc trong quá trình mang thai.
  • Những người dị ứng với các cây thuộc họ cà rốt: Thìa là có thể gây ra các triệu chứng dị ứng ở những người quá mẫn cảm với các loại cây thuộc họ cà rốt. Một vài trong số này bao gồm cần tây, rau mùi.
  • Người bệnh đái tháo đường: Chiết xuất thìa là có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy đối với người bệnh đái tháo đường không nên sử dụng chiết xuất thìa là với lượng lớn hơn lượng thường có trong thực phẩm.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật: Chiết xuất thìa là có thể làm giảm lượng đường trong máu. Có một vấn đề là việc sử dụng chiết xuất thìa là có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy những người chuẩn bị phẫu thuật nên ngừng sử dụng chiết xuất từ quả thìa là ít nhất 2 tuần ngay trước lịch phẫu thuật.

Theo dongtayy.com