(1) Đối tượng đầu tư dự án dược liệu quý phải là nhà đầu tư kinh doanh
Sửa đổi khoản 3 Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định về đối tượng tham gia dự án đầu tư kinh doanh dược liệu quý tại miền núi như sau:
Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở sản xuất, kinh doanh) triển khai hoặc tham gia vào dự án dược liệu quý hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo đó, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, trước hết tập trung ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn triển khai dự án (ưu tiên các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ), có cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu của các dự án trên.
(So với Thông tư 10/2022/TT-BYT đã không còn quy định hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào dự án dược liệu quý tại các vùng khó khăn, miền núi).
(2) Không quy định diện tích ưu tiên dự án trồng dược liệu quý công nghệ cao
Sửa đổi Điều 7 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định diện tích triển khai dự án dược liệu quý như sau:
Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha, không nhất thiết liền thửa bao gồm: các vùng nuôi trồng dược liệu, khu vực nhà xưởng, cơ sở bảo quản, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước trong phạm vi, quy mô dự án. Ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có ứng dụng công nghệ cao.
Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao tối thiểu là 50 ha, không nhất thiết liền thửa bao gồm: khu vực bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, cây đầu dòng, giống gốc, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất giống gốc, sản xuất giống thương phẩm, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước trong phạm vi, quy mô dự án.
(So với Thông tư 10/2022/TT-BYT chỉ quy định diện tích ưu tiên cho dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có ứng dụng công nghệ cao là 30 ha và các thửa đất thực hiện dự án hiện nay không nhất thiết phải liền kề).
(3) Dược liệu quý, hiếm được bản địa trồng có thể làm hàng hóa
Sửa đổi Điều 8 Thông tư 10/2022/TT-BYT đối tượng cây dược liệu quý được lựa chọn cây dược liệu để triển khai thực hiện dự án dược liệu quý đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
Thuộc danh mục 100 cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tại Quyết định 3657/QĐ-BYT năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030.
Cây dược liệu bản địa đã được trồng thành hàng hóa tại địa phương có giá trị y tế và hiệu quả kinh tế cao và thuộc danh mục dược liệu quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Thông tư 10/2022/TT-BYT ban hành danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát.
(Hiện hành không còn quy định điều kiện phù hợp sinh trưởng của dược liệu và bảo tồn dược liệu quý tại địa phương).
(4) Trách nhiệm của cơ quan quản lý dự án kinh doanh dược liệu quý
- Ký hợp đồng với đơn vị chủ trì liên kết triển khai thực hiện dự án theo Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở thuyết minh dự án đã được Hội thẩm định dự án thông qua.
- Thực hiện quyết toán, thanh toán, giải ngân vốn ngân sách nhà nước theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định và hợp đồng ký kết với đơn vị chủ trì liên kết.
- Thực hiện công khai thông tin về dự án dược liệu quý theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BYTThông tư 10/2022/TT-BYT.
- Kiểm tra, giám sát kết quả, triển khai, thực hiện dự án.
Xem thêm Thông tư 12/2023/TT-BYT có hiệu lực ngày 06/6/2023 sửa đổi, bổ sung Thông tư 10/2022/TT-BYT. tải về dưới đây