Khám Phá Tam Thất: Vị Thuốc Đông Y Quý Giá Chữa Lành Xuất Huyết và Giảm Đau

Tam Thất, còn được gọi là Điền Thất và khoa học là Radix Notoginseng, là một vị thuốc Đông y cổ truyền nổi tiếng với khả năng chỉ huyết và tán ứ huyết. Loại dược liệu này được sử dụng rộng rãi trong điều trị các tình trạng xuất huyết, từ thổ huyết đến xuất huyết nội tạng, và là một lựa chọn hiệu quả cho việc giảm đau và sưng do chấn thương. Bài viết này sẽ khám phá các hoạt chất, công dụng và liều dùng của Tam Thất, cũng như những lưu ý khi sử dụng để tối ưu hóa lợi ích của nó trong chăm sóc sức khỏe.

May 13, 2024 - 10:29
 0  3
Khám Phá Tam Thất: Vị Thuốc Đông Y Quý Giá Chữa Lành Xuất Huyết và Giảm Đau
Vị thuốc Tam Thất (Radix Notoginseng) 三七
Khám Phá Tam Thất: Vị Thuốc Đông Y Quý Giá Chữa Lành Xuất Huyết và Giảm Đau

Vị thuốc: Tam Thất

Tên khác: Điền thất

Tên Latin: Radix Notoginseng

Tên Pinyin: Sanqi

Tên tiếng Hoa: 三七

Xuất xứ: Bản Thảo Cương Mục

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn

Quy kinh: Vào kinh can, vị

Hoạt chất: Arasaponin A, Arasaponin B, chất dầu, đường và nhựa

Dược năng: Tán ứ huyết, chỉ huyết, giảm sưng, giảm đau

Liều Dùng: 3 - 10g

Chủ trị:

- Trị thổ huyết, băng huyết, lỵ ra huyết, ứ huyết do tổn thương (dùng tươi).

- Xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết ngoài dùng bột Tam thất hoặc phối hợp với Hoa nhuỵ thạch và Huyết dư tán.

- Xuất huyết và sưng do chấn thương ngoài dùng Tam thất dạng bột dùng ngoài.

- Tam thất chỉ huyết, tán ứ sinh tân, có đặc điểm chỉ huyết mà không gây ứ huyết. Đối với các loại xuất huyết, vô luận là có bị ứ đọng hay không đều có thể sử dụng.

Kiêng kỵ:

- Phụ nữ có thai dùng với sự chỉ định của thầy thuốc

- Bệnh nhân có các triệu chứng nôn mửa, biếng ăn, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi dùng với sự chỉ định của thầy thuốc


Hình ảnh mô tả cây tam thất và củ tam thất

Cây thuốc Tam thất –Panax notoginseng , Araliaceae

Tên khác: Kim bất hoán, Sanchi ginseng

Tên khoa học: Panax notoginseng (Burkill) F. H. Chen., Araliaceae (họ Ngũ gia bì).

Mô tả cây: Cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cao từ từ 30-50cm, mọc hàng năm. Lá mọc vòng 3-4 lá kép chân vịt, mỗi lá kép mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa. Hoa tự là tán đơn, mọc ở ngọn thân. Hoa nhỏ màu lục. Quả mọng hình thận, khi chín có màu đỏ, trong có 2 hạt hình cầu, màu trắng. Rễ nạc phình thành củ, vỏ láng và màu vàng xanh nhạt đến vàng nâu, dài khoảng 2-4 cm, đường kính khoảng 1-2 cm, vị đắng.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Rễ củ (Radix notoginseng) thu hái vào cuối thu, đầu đông sau năm thứ 3. Rễ củ có hình dạng thay đổi, hình trụ hay hình chùy. Mặt ngoài màu vàng xám nhạt, có khi được đánh bóng, trên mặt có những vết nhăn dọc rất nhỏ. Trên một đầu có những bướu nhỏ là vết tích của rễ con, phần dưới có khi phân nhánh. Trên đỉnh còn vết tích của thân cây. Chất cứng rắn, khó bẻ, khó cắt. Khi đập vỡ, phần gỗ và phần vỏ dễ tách rời nhau. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu xám nhạt, có những chấm nhỏ màu nâu (ống tiết), phần gồ ờ trong màu xám nhạt, mạch gỗ xếp hình tia tỏa tròn. Mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị đắng sau hơi ngọt.

Nụ hoa (Flos notoginseng) và lá (Folium notoginseng) cũng được dùng.

Thành phần hóa học: Rễ củ Tam thất có thành phần chính là saponin (thuộc nhóm dammaran đặc trưng bởi các ginsengosid và notoginsenosid) và polysaccharid. Ngoài ra còn có các flavonoid, phytosterol, polyacetylen, tinh dầu.

Nụ hoa có saponin (nhóm dammaran có cấu trúc 20(S)‐protopanaxadiol và 20(S)‐protopanaxatriol), flavonoid, tinh dầu.

Công dụng và cách dùng: Tam thất có tác dụng cầm máu; được dùng để chữa thổ huyết, chảy máu cam, ứ huyết sưng đau… còn dùng để tăng lực giống như Nhân sâm, đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi sanh; dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc bột, hoặc hầm với gà.

Hoa được dùng dưới dạng trà thuốc với công dụng hạ nhiệt, mát gan, viêm họng, khan tiếng.