Nhận biết và phân loại củ tam thất bắc, tam thất nam
Cây tam thất, củ tam thất là loại cây thuốc nổi tiếng trong y học cổ truyền với rất nhiều khả năng chữa trị bệnh hiệu quả. Cùng Cây thuốc vị thuốc đi tìm hiểu xem những tác dụng dược lý của từng loại tam thất như Tam Thất Bắc, Tam Thất Nam..
Đặc điểm của củ tam thất và phân bố
Củ tam thất là loài cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 30 - 50cm. Lá tam thất có dạng hình mác, dài, có lông cứng và răng cưa, thường mọc thành cụm 4, 5 lá với nhau. Cây tam thất được trồng phổ biến ở các nước trong châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc, … Phía Bắc của Việt Nam là nơi trồng tam thất với số lượng lớn nhất cả nước.
Củ tam thất có tác dụng cao trong việc phòng và chữa bệnh như: Bảo vệ hệ tim mạch, tăng sức đề kháng, điều hòa khí huyết, ngăn chặn ung thư phát triển, chữa chứng thiếu máu… và còn nhiều tác dụng nữa mà chúng ta chưa khám phá hết được.
Phân loại củ tam thất
- Phân loại theo dược tính:
Củ tam thất bắc: Được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, có xuất xứ từ Trung Quốc, nó có vỏ sần sùi, thân củ dài và có hình dạng không cố định. Củ càng lâu năm thì càng to hơn và có màu vàng đậm. Củ có vị đắng, ngâm lâu ngày sẽ trở nên ngọt, có tính nóng nên bổ máu và cầm máu rất tốt. Đây là loại củ được sử dụng chính trong chữa bệnh.
Củ tam thất bắc khô: Tim hiểu cây tam thất bắc: Cây Tam thất - Panax pseudoginseng Wall
Củ tam thất nam: Được nuôi trồng ở nước ta bên cạnh với loại tam thất bắc có xuất xứ Trung Quốc. Củ tam thất nam hình dạng giống với khoai tây, kích thước nhỏ, trên củ hay xuất hiện các vết lõm. Củ có màu trắng ngà rất đặc trưng trái ngược với màu vàng của củ tam thất bắc. Tuy vậy về dược tính thì củ có vị cay nóng giống như gừng, ít có công dụng trong chữa bệnh nên giá thành khá rẻ.
Củ tam thất nam khô: Cây tam thất nam: Cây dược liệu cây Tam thất gừng - Stahlianthus thorelii Gagnep
- Phân loại theo cách bảo quản:
Củ tam thất tươi: Là loại củ được thu hoạch tự nhiên và được bảo quản để sử dụng làm thuốc trực tiếp mà không qua nhiều công đoạn sấy khô. Củ tam thất tươi sẽ giữ lại đầy đủ các đặc tính và chất bổ dưỡng, từ đó tăng hiệu quả chữa bệnh.
Củ tam thất khô: Là củ đã được thu hoạch và mang đi phơi khô để có thể bảo quản trong thời gian dài khi không sử dụng. Củ tam thất khô tuy không giữ được đầy đủ các chất như củ tam thất tươi. Thế nhưng nó vẫn có hiệu quả chữa bệnh và sử dụng được lâu hơn.
Bột và củ tam thất khô