Những cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới ghi cây rau sam dùng chữa được các bệnh thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, trị sốt cao, giun kim, kích thích tiết mật.

Rau sam tên khoa học là Portulaca oleracea, là loại cây mọng nước và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Cây rau sam có tác dụng gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Jan 2, 2024 - 20:20
 0  54
Những cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới ghi cây rau sam dùng chữa được các bệnh thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, trị sốt cao, giun kim, kích thích tiết mật.
Rau sam là loại cây thân cỏ, thuộc họ Rau sam, tên khoa học là Portulaca oleracae L. Trong dân gian, một số cách gọi khác cho loại cây này như mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái.

Tên gọi khác: Mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái,…

Tên khoa học: Portulaca oleracea L.

Họ: Rau sam (danh pháp khoa học: Portulacaceae) 

Tên nước ngoài:

Garden purslane, Purple-flowered Purslane, Vegetable, Portulaca (Anh), Porcellane (Pháp)

Rau sam là loại rau dân dã quen thuộc với người Việt. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, rau sam còn có đặc tính dược lý đa dạng giúp điều trị các chứng bệnh thường gặp như nhiễm giun kim, giun đũa, đầy trướng bụng, bệnh trĩ, nổi mề đay, mẩn ngứa, côn trùng cắn,…

Mô tả dược liệu cây rau sam

Cây thảo sống 1 năm, mọc bò, thân tròn mọng nước dài 15-25 cm, nhẵn, không lông, màu đỏ tím đậm hay màu đỏ tím nhạt. Thân phình to ở mấu, thân chính phân nhiều nhánh. Lá đơn, nguyên, mọc cách hoặc đối, ở đầu cành tập trung nhiều lá xung quanh hoa và quả. Phiến lá mọng nước, hình trứng ngược, gốc dạng chót buồm, ngọn tà hay hơi lõm, dài 1,5-2 cm, rộng 0,8- 1,2 cm; mặt trên nhẵn, màu xanh pha đỏ tím, đậm hơn ở mép; mặt dưới màu xanh nhạt hơi bạc. Gân lá lông chim, gân chính nổi rõ. Cuống lá hình lòng máng, rất ngắn 1-2 mm; lá kèm dạng hàng lông ngắn dài khoảng 1 mm ở nách lá, không rõ. Cụm hoa riêng lẻ hoặc tập trung 3-4 hoa ở ngọn cành. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, không có cuống hoa và cánh hoa; lá bắc hình tam giác dạng vẩy dài 0,1-0,2 cm, rộng 0,1- 0,15 cm, màu đỏ tím tồn tại lâu dài; 2 lá bắc con dạng lá đài màu xanh, dính nhau ở 1/6 phía dưới, không đều, hình tam giác dài 0,2-0,3 cm, rộng 0,1-0,2 cm, úp vào nhau tạo 2 cạnh sắc ở góc lưng, mở ra khi hoa nở và úp lại tồn tại trên quả. Đài hoa: 5 lá đài dạng cánh màu vàng, đều, rời, hình trứng ngược xẻ sâu ở ngọn, kích thước 0,3-0,4 cm, rộng 0,2-0,3 cm, tiền khai 5 điểm. Bộ nhị: 8-10 nhị rời, không đều, xếp 2 vòng trên đỉnh bầu, vòng ngoài trước lá đài; chỉ nhị dạng sợi, màu vàng, dài 0,2-0,3 cm; bao phấn 2 ô xếp song song, dài 0,5-0,7 mm, nứt dọc, hướng trong, đính gốc; hạt phấn rời, hình tròn, màu vàng nhạt, đường kính 77,5 µm. Bộ nhụy: 4 lá noãn, bầu dưới 1 ô hình bầu dục, dài 0,3-0,4 cm, rộng 0,1-0,2 cm, màu xanh nhạt, nhiều noãn (40-42 noãn), đính noãn trung tâm; 1 vòi nhụy hình trụ dài 0,2-0,3 cm màu vàng; 4 đầu nhụy dài 0,1-0,15 cm, có gai nạc màu vàng. Quả nang, hình bầu dục hơi nhọn 2 đầu, cao 0,3-0,4cm, rộng 0,1-0,2 cm màu xanh pha hồng tím, 2 lá bắc con tồn tại trên đỉnh quả; mở bằng đường nứt ngang (quả hộp) ở khoảng 1/2 đến 1/3 tính từ gốc quả. Hạt rất nhiều, màu đen, hình con ốc có 1 đầu hơi nhô ra, đường kính khoảng 1 mm, vỏ sần sùi, tễ màu vàng xám.

Đặc điểm bột dược liệu:

Bột toàn thân rau sam có màu xanh đen, thể chất tơi thô, không mùi, không vị gồm các thành phần sau:
Mảnh mạch mạng, mạch vạch. Tinh thể calci oxalat cầu gai kích thước khác nhau, cạnh sắc nhọn. Mô mềm tế bào đa giác hoặc chữ nhật, kích thước gần đều. Tế bào mang lỗ khí kiểu song bào. Hạt phấn hoa hình cầu, đường kính 75-80 µm, màu vàng. Mảnh chỉ nhị tế bào thuôn dài vách uốn lượn. Hạt còn nguyên vẹn và mảnh vỏ hạt tế bào vách uốn luợn có nhiều gai tù, màu đỏ.

Phân bố, sinh học và sinh thái:

Chi Portulaca có khoảng 40 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có khoảng 4 loài mọc ở khắp nơi, thường mọc ở vườn, bãi sông, vườn trồng hoa, bãi hoang. Cây ưa sáng ưa ẩm, song cũng có thể chịu hạn.
Mùa hoa: tháng 2-3, mùa quả: tháng 4-6. Vòng đời: kéo dài 3-4 tháng

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất (Herba Portulacae oleraceae), thu hái vào mùa hạ, mùa thu, dùng tươi.

Thành phần hóa học:

Phần trên mặt đất chứa nước, protein, chất béo, carbonhydrat, Ca, Fe, P, vitamin A, B, C; calci oxalat, tích lũy nitrat, sắc tố (betacyanidin acetyl hóa), glucosid, saponin, chất nhựa.

Tác dụng dược lý

Theo Đông Y:

  • Tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…

  • Chủ trị: Tiêu hóa kém, nóng trong người, mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm giun sán, lỵ, đầy bụng, ăn không tiêu,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn thương hàn và trực khuẩn lỵ. Ngoài ra cồn chiết xuất từ dược liệu còn có tác dụng ức chế trực khuẩn E. coli.

  • Hàm lượng acid béo Omega 3 trong rau sam có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ mạch máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

  • Các nguyên tố vi lượng như kẽm, mangan, magie và đồng trong dược liệu có tác dụng chống khối u.

  • Thành phần hoạt hóa thần kinh DOPA, dopamine trong loại rau này có tác dụng tăng cường trí nhớ và cải thiện mức độ tập trung.

  • Rau sam còn có tác dụng thải trừ độc tố bisphenol A giúp nâng cao thể trạng và tăng cường chức năng miễn dịch.

Công dụng

Rau sam thường được dùng chữa lỵ trực khuẩn, lở ngứa, giun kim. Dùng lợi tiểu, dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm kết mạc cấp do vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu và vi khuẩn khác.

Các bài thuốc chữa bệnh từ rau sam

Bài viết của BS Phó Thuần Hương trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho hay, trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét.

Để làm thuốc, bạn nên chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô. Sau đây là một số bài thuốc có rau sam để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

  1. Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.
  2. Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.
  3. Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.
  4. Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.
  5. Ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.
  6. Kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.
  7. Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).
  8. Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.
  9. Hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.
  10. Tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.
  11. Môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.
  12. Đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
  13. Bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.
  14. Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.
  15. Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.
  16. Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.
  17. Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.
  18. Ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.
  19. Trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.
  20. Côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt...). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
  21. Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).
  22. K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.
  23. K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  24. K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.
  25. Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+ tỏi)... Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầy còm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức đầu. Hạt chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu của Võ Văn Chi, rau sam còn có tác dụng an thần gây ngủ, làm tăng đông máu. Nấu rau sam với lươn chữa gầy còm, thiếu máu, da khô, sốt rét kinh niên, tê đau xương khớp, đau lưng.

Cây rau sam Rau sam là loại rau dân dã quen thuộc với người Việt. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, rau sam còn có đặc tính dược lý đa dạng giúp điều trị các chứng bệnh thường gặp như nhiễm giun kim, giun đũa, đầy trướng bụng, bệnh trĩ, nổi mề đay, mẩn ngứa, côn trùng cắn,…

Cây rau sam có tác dụng gì?

Tác dụng chống viêm

Loài cây này thường mọc dại ven đường, kênh rạch, ao hồ nên ít được chú ý. Trên thực tế, loài cây này có nhiều tác dụng với sức khoẻ. Rau sam chống viêm nhờ vào tác dụng của chất nhầy, omega-3 và các khoáng chất trong loại rau này. Do đó, nó có tác dụng giảm đau và cảm giác khó chịu khác, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa.

Tác dụng chống oxy hóa

Trong rau sam giàu vitamin C, E, flavonoid, alkaloid, beta-carotene và glutathione giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự lão hóa.

Nuôi dưỡng da

Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng omega 3 cao… Chính điều này đã giúp nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp.

Chống nhiễm trùng

Rau sam có tác dụng diệt các loại vi khuẩn gây lỵ, thương hàn. Ngoài ra còn có một số bệnh nấm, và đặc tính kháng khuẩn rất hiệu quả.

Tác dụng trên tim mạch

Omega-3 giúp cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả, điều hòa lưu thông máu và dự phòng rối loạn nhịp tim.

Hàm lượng kali và omega-3 trong rau sam tương đối cao. Điều này giúp điều chỉnh cholesterol trong máu, giúp huyết áp được ổn định.

Hỗ trợ tiêu hóa

Trong rau sam chứa nhiều chất nhầy nên có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, tiết niệu, tránh được các bệnh lý thường gặp. Ngoài ra điều trị táo bón vì hàm lượng chất xơ cao và dự phòng ký sinh trùng đường ruột.

Rau sam còn được xem như phương thuốc thiên nhiên giúp cơ thể loại bỏ chất dịch thừa trong cơ thể, bằng cách này có thể giúp bạn giảm cân.

Tác dụng chống loét

Chất nhầy trong rau sam giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa viêm hoặc loét dạ dày.

Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất. Dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.

Tác dụng hạ đường huyết

Rau sam giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên, bằng cách này giúp ngăn ngừa các rối loạn như đái tháo đường, béo phì, đề kháng insulin…

Những điều cần lưu ý khi sử dụng rau sam

  • Không nấu quá chín, đung sôi quá lâu.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
  • Người bệnh có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ khi sử dụng loại rau này.
  • Người có tiền sử sạn thận nên thận trọng dùng loại dược liệu này.