Sâm đại hành tác dụng và cách sử dụng để chữa bệnh

Sâm đại hành là cây cỏ, cao 30-40 cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gốc và đầu thuôn nhọn, nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc trên một cống chung dài. Quả nang, nhiều hạt.

Oct 12, 2020 - 09:10
 0  130
Sâm đại hành tác dụng và cách sử dụng để chữa bệnh
Sâm đại hành hay còn gọi phong nhạn, tỏi đỏ, tỏi lào, hành lào là một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ. Loài này được Urb. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1918.

Tên khác: Sâm đại hành còn có tên là: tỏi Lào, hành đỏ, tỏi đỏ, hành lào (Hòa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, co nhọt (Lào).

Cái tên sâm đại hành là do củ của vị thuốc rất giống với củ hành, người dân thường dùng củ để làm thuốc bồi bổ cơ thể nên được gọi là sâm.

Tên khoa học: Eleutherine subaphylla Gagnep. = Eleutherine bulbosa (Mill) Urban, thuộc họ Lay ơn (Iridaceae). Sâm đại hành được trồng làm thuốc ở nhiều địa phương nước ta.

Mô tả: Cây cỏ, cao 30-40 cm, sống lâu năm, cây lụi vào mùa khô. Thân hành màu đỏ tía, lá hình mác dài, có bẹ, đầu và gốc thuôn nhọn, có nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc trên một cống chung dài. Quả nang, nhiều hạt.

Củ sâm đại hành

Khu vực phân bố: Sâm đại hành thường mọc hoang ở các sườn đồi, bìa rừng hoặc dưới tán rừng. Cây còn được trồng để lấy củ làm thuốc ở nhiều nơi như: Hòa Bình, Hà Tây, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh … Ở Hà Nội và một số địa phương cũng có nhà trồng, trồng sâm đại hành (tỏi đỏ) rất đơn giản, chỉ việc vùi cây xuống dất như trồng hành, tồng tỏi.

Bộ phận dùng: Thân hành ( Bulbus Eleutherinis subaphyllae). Thu hái cây khi cây lụi, thái thành lát, phơi hoạc sấy nhẹ tới khô.

Cách chế biến và thu hái: Khi thu hoạch, người dân đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng lâu dài. Có thể tán bột sử dụng.

Vị thuốc có màu đỏ, dùng ngâm rượu mùi vị rất thơm ngon.

Thành phần hóa học: Năm 1973 Các nhà khoa học Viêt Nam là:  Lê Văn Hồng và  Nguyễn Văn Đoàn đã nghiên cứu và tìm ra 4 hoạt chất quý trong sâm đại hành đó là: Eleutherin, izoeleutherin, eleutherola và một chất chưa xác định được đặt tên là Ex. Cả ba hoạt chất được tìm thấy trong cây sâm đại hành đều có tác dụng kháng sinh đối với chủng: Staphyllococ-cus aureus

Công dụng: Chữa thiếu máu, vàng da, mệt mỏi, xanh xao, băng huyết. Chữa viêm phế quản, ho gà, ho ra máu, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan. Là thuốc tiêu độc, chữa lở ngứa, mụn nhọt, viêm họng.

Đối tượng sử dụng: Trẻ em bị ho hen, viêm phế quản, Trẻ em bị chốc đầu, Bệnh nhân viêm họng cấp và mãn tính, Bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa, vẩy nến, á sừng, Người bị nhọt đầu đinh, viêm da mủ

Cách dùng, liều dùng: Sâm đại hành có thể dùng làm thuốc ở dạng tươi hay khô với liều lượng như sau:

Loại khô dùng từ: 10 đến 12gram

Loại tươi dùng từ: 20 đến 30gram

Dùng dưới dạng sắc nước uống hay ngâm rượu.

Sâm đại hành dùng tốt cho trẻ nhỏ để trị chốc đầu, mụn nhọt, viêm phế quản dưới dạng nước sắc

Cách sử dụng sâm đại hành sắc nước uống

Sâm đại hành khô :10-12gram (Trẻ em, này dùng 5-6gram) 
Sắc với 400ml nước, sắc còn 150ml nước, chia hai lần uống trong ngày trước các bữa chính 15 phút.

Cách ngâm rượu sâm đại hành

Sâm đại hành khô :……….. 1Kg
Rượu trắng:………………….. 6 lít
Ngâm trong thời gian 15 ngày là có thể sử dụng được.

Ngày uống hai lần trước các bữa chính, mỗi lần uống 1 chén nhỏ 30ml, uống liên tục trong 1 tháng.Màu rượu ngâm sâm đại hành có màu đỏ tươi, do sắc của củ sâm, mùi vị thơm ngon và rất dễ dùng, những ngày cuối năm 2015 mà được dùng rượu sâm đại hành thì trong bữa ăn gia đình, chắc chắn không khí tết sẽ càng thêm ấm cúng.

Bài thuốc đông y:

 1.  Thuốc bổ phế trừ ho, tiêu đờm, người yếu mệt, khả năng lao động giảm sút: Sâm đại hành 20g, Tang bạch bì 20g,  Mạch môn 20g, Bối mẫu 20g, Sa sâm 24g, Cát cánh 20g,  Bạch linh 20g, Chích thảo 20g, Xa tiền 20g, Trần bì (sao) 20g, gừng khô 20g, Bán hạ 20g. Thái nhỏ các vị rooig bỏ vào bình sành, đổ vào 3,5l rượu trắng. Ngâm 20 ngày và bắt đầu dùng đượcTrộn thêm 400ml mật ong khi dùng. Ngày uống 50ml chia 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

 2.  Chũa mụn nhọt: Sâm đại hành 20g, Bạch chỉ 10g, Ké đầu ngựa 12g, Đơn đỏ 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, kết hợp với đắp lá Táo chua hoặc rễ Rau giền gai giã nát.

3.  Thuốc an thần gây ngủ: Sâm đại hành phơi khô và sao qua, mỗi ngày hãm 20g uống dùng làm thuốc an thần.