Thảo dược ngâm rượu và công dụng chữa bệnh

Rượu ngâm thảo dược là một trong số những bài thuốc được nhân dân ta sử dụng từ lâu và có nhiều công dụng cho sức khỏe.

Nov 5, 2020 - 10:25
Nov 5, 2020 - 10:51
 0  26
Thảo dược ngâm rượu và công dụng chữa bệnh

Tuy nhiên, khi chọn thảo dược để ngâm với rượu cần phải rất tỉ mỉ để tránh những mặt trái mà nó gây ra cho sức khỏe con người. Khi sử dụng đặc biệt phải chú ý đến liều lượng, cách thức sử dụng cũng như phải đúng người, đúng bệnh, không nên sử dụng một cách tùy tiện.

Xin giới thiệu một số bài rượu thuốc để bạn đọc tham khảo sử dụng.

Rượu ngũ gia bì: Chữa các chứng phong thấp tê bại, khỏe gân xương bổ tinh tủy.

Cách chế: ngũ gia bì hương bỏ hết xương lõi rửa sạch xắt nhỏ 100g, gia thêm đương quy, ngưu tất mỗi vị 40g, tất cả vào túi vải ngâm với 1 lít rượu ngon khoảng 3 tuần dùng, ngày 3 ly nhỏ.

Rượu đương quy: Tác dụng hòa huyết bền gân khỏe xương. Chữa mọi chứng điều hòa kinh nguyệt, huyết hư, hư lao, nội thương phiền khát.

Cách chế: đương quy loại tốt mềm thơm thái lát khoảng 100g, hoàng kỳ 40g ngâm với 1 lít hoặc hơn 2-3 tuần sử dụng.

Rượu ngưu tất: Tác dụng mạnh gân cốt, khỏi tê bại, bổ hư tổn, trừ sốt rét, thủy thũng. Cách chế: ngưu tất cắt nhỏ cho vào túi vải ngâm rượu dùng dần.

Rượu xương bồ: Tác dụng chữa 36 chứng phong, 12 chứng tê, chứng yếu xương, thông huyết mạch, uống lâu thông minh.

Cách chế: thạch xương bồ 100g giã giập ngâm với 1 lít rượu 2-3 tuần uống được.

Rượu câu kỷ: Tác dụng bổ hư yếu, thêm tinh khí, cường dương khỏe lưng chân. Chữa phong hàn khỏi chảy nước mắt sống.

Cách chế: cẩu kỷ 150g giã giập, thục địa 40g thái lát cho vào túi vải, cho 1 lít rượu  nấu qua ngâm 1-2 tuần dùng được.

Rượu hoài sơn: Tác dụng khỏe tỳ vị, thêm tinh tủy. Chữa mọi thứ phong choáng váng.

Cách chế: hoài sơn thái lát mỏng 100g; sơn thù, ngũ vị tử, nhân sâm mỗi vị 20g ngâm nấu với 1 lít rượu dùng dần.

Rượu cúc hoa: Chữa các chứng đầu phong, tỏa tai sáng mắt, khỏi tê trừ bách bệnh.

Cách chế: cúc hoa trắng 100g, thục địa, đương quy, cẩu kỷ mỗi vị 20g ngâm với 1,5 lít rượu ngon dùng dần.

Rượu hồi: Chữa thận khí hư, đau lưng, đau  bụng dưới.

Cách chế: tiểu hồi hương100g loại già thơm ngâm với 1 lít rượu nấu qua ngâm uống.

Rượu ý dĩ: Chữa phong thấp khỏe tỳ vị, mạnh gân xương thêm tinh tủy.

Cách chế: dùng hạt ý dĩ loại tốt 200g đựng vào túi vải nấu qua ngâm với 1 lít rượu hoặc hơn cất uống dần.

Rượu bách bộ: Tác dụng chữa tất cả chứng ho hay mới bị.

Cách chế: bách bộ lấy củ già to bằng ngón tay sao khô cắt khúc 100g ngâm với 1 lít rượu tốt dùng dần.

Rượu ngâm với cây tầm gửi: Dùng cây tầm gửi mọc hoang, ngâm cùng với rượu nguyên chất. Số lượng tùy vào số tầm gửi có được, có thể ngâm 1kg tầm gửi bằng 5 lít rượu nguyên chất. Thời gian ngâm ít nhất là 1 năm. Tác dụng của loại rượu này có thể chữa được nhiều bệnh như: Giải độc gan, điều hòa huyết áp

Rượu ngâm với cây mật gấu: Liều lượng ngâm dùng: 50 gram rễ cây mật gấu, bột dưỡng da từ các loại thảo dược (nguyên chất), 400-500ml rượu trắng (rượu gạo nấu, không được dùng rượu công nghiệp), ngâm từ 5-10 ngày là dùng được, có thể ngâm càng lâu càng tốt.

Rượu tang thầm, đại táo, đan sâm: tang thầm 20g, đại táo 40g, khởi tử 30g, đan sâm 40g. Cho các vị trên vào bình và thêm 1.500ml rượu trắng để ngâm, sau 10 ngày là dùng được.

Tác dụng: bổ tâm dưỡng huyết. Trong đó, đan sâm bổ khí dưỡng huyết; đại táo bổ tâm; tang thầm bổ tâm phế lợi ngũ tạng, an thần, dưỡng huyết. Rượu có màu vàng đậm, tươi hồng của khởi tử; vị ngọt thanh của đại táo cùng đan sâm tạo được hương vị thơm, ngọt êm, dễ uống.

Cách sử dụng: uống ngày 2-3 ly nhỏ phòng trị bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, rượu thuốc cũng như các sản phẩm thuốc khác nếu sử dụng đúng liều, đúng lúc đều mang lại hiệu quả. Ngược lại nếu sử dụng quá liều đều không tốt.

Theo Y dược học cổ truyền: Rượu có tác dụng xoa dịu chấn thương ngoại khoa sưng nề đau nhức, đau vùng ngực bụng do phong hàn lãnh thống, các trường hợp co cứng cơ (kinh giật, chuột rút, đau quặn cấp...). Tác hại của rượu, bia dưới góc nhìn Y học cổ truyền

Lương y Minh Phúc (Theo dongtayy.com)